Bản tin Điện tử Họ Dương Việt Nam http://hoduongvietnam.com.vn Thu, 21 Nov 2024 23:35:56 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.8 Lễ kỷ niệm 10 năm xây dựng Từ đường và khánh thành lăng mộ cụ tổ Dương Đức xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng http://hoduongvietnam.com.vn/le-ky-niem-10-nam-xay-dung-tu-duong-va-khanh-thanh-lang-mo-cu-to-duong-duc-xa-quang-trung-huyen-an-lao-hai-phong-p44272 http://hoduongvietnam.com.vn/le-ky-niem-10-nam-xay-dung-tu-duong-va-khanh-thanh-lang-mo-cu-to-duong-duc-xa-quang-trung-huyen-an-lao-hai-phong-p44272#respond Thu, 21 Nov 2024 23:35:56 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=44272 Đọc tiếp "Lễ kỷ niệm 10 năm xây dựng Từ đường và khánh thành lăng mộ cụ tổ Dương Đức xã Quang Trung, huyện An Lão, Hải Phòng"

]]>
Sáng ngày 17 tháng 11 năm 2024 Họ Dương xã Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng  tổ chức Lễ khánh thành trùng tu lăng mộ cụ tổ Dương Đại Lang tự Phúc Đa và tổ chức kỷ niêm 10 năm xây dựng từ đường.

Nhà thờ Họ Dương Đức xã Quang Trung, huyện An Lão

Ngôi mộ cụ tổ Dương Đại Lang (Tự Phúc Đa) đã hoàn thành

Ông Dương Đức Tùng HĐHD Hải Phòng thắp hương tại lăng mộ

Đến dự Lễ khánh thành và kỷ niêm 10 năm xây dựng từ đường, đại diện chính quyền địa  phương có ông Đỗ Quang Trọng ủy viên thường vụ huyện ủy Phó Chủ tịch UBND xã Quang Trung, ông Vũ Xuân Khang Bí thư chi bộ, ông Dương Đức Hoàng trưởng thôn, ông Nguyễn Văn Xiềm trưởng ban công tác mặt trân thôn Câu Hạ xã Quang Trung  cùng đại diện 9 dòng họ trong thôn.

Bà con Họ Đươngự lễ khánh thành, kỷ niệm 10 năm xây dựng từ đường

Về phía HĐHD TP Hải Phòng có ông Dương Đức Tùng Uỷ viên HĐHD Việt Nam, Chủ tịch HĐHD Hải Phòng, ông Dương Hải Đăng Phó chủ tịch -Chủ tich câu lạc bộ doanh nghiệp, doanh nhân Họ Dương Hải Phòng, cùng các ông, bà Chủ tịch Câu lạc bộ phụ nữ, Văn phòng HĐHD Hải Phòng,  các ông, bà Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐHD các quận, huyện thuộc HĐHD Hải Phòng và đông đảo  con, cháu nội ngoại, xa gần trong Dòng tộc Họ Dương xã Quang Trung cùng về dự đông đủ.

Ông Dương Đức Thoại Ủy viên HĐHD huyện An Lão – Chủ tịch Hội đồng gia tộc Họ Dương xã Quang Trung đã báo cáo  quá trình trùng tu lăng mộ cụ  tổ Dương Đại Lang (Tự Phúc Đa). Ngôi lăng mộ cụ tổ đã có cách đây trên 600 năm cụ quê vùng Thanh Hoá, thuộc đất Lam Sơn. Cụ  là Dương Đại Lang (Tự Phúc Đa), cùng 3 con Nhất, Nhị, Tam Lang, gậy trúc, áo nâu theo Lê Lợi dựng cờ Khởi nghĩa, giặc Minh tan tác một người con tử trận. Đất nước thái bình, Vua Lê ra chiếu hồi hương, cụ đến vùng đất nơi đây tên gọi Làng Sòi nay là làng Câu Hạ, xã Quang Trung huyện An Lão lập nghiệp vào khoảng thế kỷ thứ XIV (1428-1429). Qua nhiều năm ngôi mộ đã xuống cấp trầm trọng, ngày 14/7/2024 Chi Họ Dương xã Quang Trung, huyện, An Lão, TP Hải Phòng tổ chức khởi công trùng tu  xây dựng ngôi lăng mộ cụ, công trình đã hoàn thành ngày 02/11/2024. Thực hiện tôn chỉ của Họ Dương Việt Nam“Hướng về cội nguồn – Tri ân tổ tiên – Đền ơn đáp nghĩa”, con cháu và nhiều gia đình trong Chi họ, các nhà hảo tâm, cùng chính quyền địa phương, đã chung tay đóng góp kinh phí 194 triệu trùng tu lăng mộ và tu sửa từ đường trên 100 triệu đồng từ nguồn kinh phí bà con đóng góp và các nhà hảo tâm trong họ công đức.

Đoàn Họ Dương Hải Phòng thắp hương  tại từ đường Dương Đức

Trong buổi lễ khánh thành ông Dương Đức Tùng – Ủy viên HĐHD Việt Nam –  Chủ tịch HĐHD Hải Phòng đã đánh giá cao tinh thần đoàn kết, trong thời gian ngắn bà con đã hoàn thành công trình mang ý nghĩa tri ân tổ tiên, ông động viên bà con Họ Dương tích cực tham gia các phong trào của dòng họ nói riêng và của địa phương nói chung.

Các đại diện HĐHD các quận, huyện thắp hương

Ông Đỗ Quang Trọng ủy viên thường vụ huyện ủy huyện An Lão – Phó Chủ tịch UBND xã Quang Trung đánh giá cao  hoạt động của Họ Dương Đức trên địa bàn xã. Qua hoạt động dòng họ đã góp phần nâng cao văn hóa của bà con, đặc biệt là hoạt động khuyến học, khuyến tài và mừng thọ, hỗ trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng của sống của bà con, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bà con dòng Họp Dương Đức làm lễ dâng hương

Nhìn lại quá trình xây dựng Từ đường và tu bổ lăng mộ, chúng ta thật tự hào, với sức mạnh đoàn kết của con cháu trong Dòng tộc, đã khắc phục khó khăn chung sức, chung lòng với một tâm nguyện hướng về nguồn cội, trước anh linh tiên tổ, hậu duệ Chi Họ Dương Đức thôn Câu Hạ, xã QuangTrung  nguyện tiếp bước các thế hệ đi trước mang tài năng, tâm sức xây dựng gia đình, dòng họ, đất nước ngày càng phát triển, duy trì nền nếp gia phong, vun đúc cho phúc đức Dòng tộc cao dày mãi mãi.

Dương Văn Đức

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/le-ky-niem-10-nam-xay-dung-tu-duong-va-khanh-thanh-lang-mo-cu-to-duong-duc-xa-quang-trung-huyen-an-lao-hai-phong-p44272/feed 0
Cô giáo Dương Thị Quỳnh Trang: Tấm gương sáng trong ngành giáo dục mầm non http://hoduongvietnam.com.vn/co-giao-duong-thi-quynh-trang-tam-guong-sang-trong-nganh-giao-duc-mam-non-2-p44266 http://hoduongvietnam.com.vn/co-giao-duong-thi-quynh-trang-tam-guong-sang-trong-nganh-giao-duc-mam-non-2-p44266#respond Thu, 21 Nov 2024 12:54:35 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=44266 Đọc tiếp "Cô giáo Dương Thị Quỳnh Trang: Tấm gương sáng trong ngành giáo dục mầm non"

]]>
Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, là ngần ấy năm cô Dương Thị Quỳnh Trang – sinh năm 1985, giáo viên Trường Mầm Non xã A Tứ Hiệp (thôn Văn Điển, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) luôn yêu nghề, mến trẻ, gương mẫu, hết lòng tận tụy với công việc. Cô là tấm gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Cô giáo Dương Thị Quỳnh Trang

Ước mơ của cô Trang thật giản dị đó là trở thành cô giáo để nuôi dạy những mầm non tương lai của đất nước và ước mơ đó đã trở thành hiện thực. Sau khi tốt nghiệp Trung Cấp Sư phạm Nhà trẻ Mẫu giáo Hà Nội, cô đã bước chân vào nghề dạy trẻ. Trong suốt thời gian đó, để nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân, cô Trang tiếp tục học lên chuyên ngành Giáo dục Mầm non tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 2007, cô được nhận vào giảng dạy tại trường Mầm Non A xã Tứ Hiệp và công tác cho đến hiện tại.

Trong những năm gắn bó với nghề cô Dương Thị Quỳnh Trang luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một cô giáo mầm non về đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo. Theo cô, ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng cần có ở một giáo viên mầm non đó là đạo đức, lòng yêu nghề, yêu trẻ, nhẫn nại với trẻ, trách nhiệm với công việc. Chính vì vậy, để hình thành nên những thói quen, nhân cách tốt cho trẻ, cô Trang luôn giữ hình ảnh một người giáo viên với lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, giàu lòng nhân ái. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay, cô luôn năng động, sáng tạo, linh hoạt, có kỹ năng sư phạm tốt và không ngừng học hỏi, luôn đổi mới, trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân. Suốt 17 năm làm nghề nuôi dạy trẻ, cô được trải qua nhiều lớp học, được trải nghiệm với các bé ở độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, ở lứa tuổi nào cô cũng ứng xử với đồng nghiệp, phụ huynh đặc biệt là với trẻ luôn chuẩn mực và là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Với sự mẫu mực đó mà lớp học do cô chủ nhiệm nhiều năm liền được nhà trường chọn làm lớp điểm và luôn đạt lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Không chỉ vậy, cô giáo Dương Thị Quỳnh Trang còn được Ban giám hiệu Trường Mầm non A Tứ Hiệp chọn là nòng cốt nhiều năm dạy trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi về thực hiện phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp.

Cô giáo Dương Thị Quỳnh Trang với các bé trong hoạt động trải nghiệm với học sinh trong ngày Quốc tế phụ nữ 8.3

Không chỉ làm tốt công tác nuôi dạy trẻ, cô Trang còn là một cô giáo mầm non có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, uy tín với bạn bè, đồng nghiệp, cô luôn hoàn thành tốt các công việc nhà trường, cấp trên giao phó, có nhiều sáng kiến, giải pháp trong công tác giảng dạy cũng như chủ nhiệm lớp. Đội ngũ giáo viên nhà trường đã học tập được nhiều từ cách làm việc chuyên nghiệp, cẩn thận và chu đáo của cô. Nhận nhiệm vụ phụ trách văn hóa, văn nghệ của nhà trường nhiều năm liền, cô Trang luôn gương mẫu đi đầu và nhiệt tình hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc cũng như các phong trào thi đua, các cuộc vận động do trường và ngành phát động như: Hội thi giáo viên dạy giỏi, hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo các cấp, hội thi cô giáo tài năng duyên dáng… Thành tích mà cô đạt được là niềm vinh hạnh đối với bản thân và góp phần tạo nên những thành tích chung của nhà trường.

Một số hình ảnh hoạt động của cô giáo Dương Thị Quỳnh Trang tại trường:

Cô Dương Thị Quỳnh Trang cùng Ban Giám Hiệu và các con đội Aerobic lớp A2

Lớp Mẫu giáo lớn A2 – năm học 2023 – 2024 do cô Quỳnh Trang chủ nhiệm

Trong cuộc sống hàng ngày cô Dương Thị Quỳnh Trang là người giản dị, luôn gần gũi với phụ huynh và các đồng nghiệp. Cô còn là một nàng dâu hiếu thảo, một người vợ đảm đang và là một người mẹ hết lòng vì con cái. Với hàng xóm, láng giềng cô luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, tích cực cùng người dân trong tiểu khu xây dựng khu dân cư văn hóa. Gia đình cô luôn sống hòa thuận, yêu thương, chan hòa với mọi người.

Là một đảng viên, với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ấy của cô, cô càng gương mẫu trong mọi công việc, có tinh thần cầu tiến bộ, hoàn thành tốt các hoạt động chuyên môn và các hoạt động tập thể. Luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động, phong trào do nhà trường, địa phương phát động.

Những thành công mà cô Dương Thị Quỳnh Trang đạt được đã đánh dấu bước trưởng thành trong sự nghiệp, đó là nền tảng, là động lực để cô phấn đấu và làm tốt hơn nữa sứ mệnh trồng người. Với những việc làm thiết thực và những thành tích đạt được như trên cô đã được Trường Mầm Non xã A Tứ Hiệp ghi nhận là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp học tập và noi theo. Cô Trang xứng đáng là tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến “Cô giáo mẫu mực” một tấm gương sáng, hết lòng vì sự nghiệp trồng người cho thế hệ mai sau của Trường Mầm Non xã A Tứ Hiệp.

Dương Thủy

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/co-giao-duong-thi-quynh-trang-tam-guong-sang-trong-nganh-giao-duc-mam-non-2-p44266/feed 0
Nhà giáo nhân dân, GS Dương Trọng Bái: Dạy chữ là dạy người http://hoduongvietnam.com.vn/nha-giao-nhan-dan-gs-duong-trong-bai-day-chu-la-day-nguoi-2-p44262 http://hoduongvietnam.com.vn/nha-giao-nhan-dan-gs-duong-trong-bai-day-chu-la-day-nguoi-2-p44262#respond Tue, 19 Nov 2024 23:29:53 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=44262 Đọc tiếp "Nhà giáo nhân dân, GS Dương Trọng Bái: Dạy chữ là dạy người"

]]>
Việt Nam các nhà khoa học đã đánh giá, sau GS Ngụy Như Kon Tum (1913 – 1991) hẳn phải kể đến thầy giáo Dương Trọng Bái là một trong những người đầu tiên dạy môn vật lý ở bậc đại học.

Hầu hết các nhà vật lý học nổi tiếng nhất của đất nước trong nửa cuối thế kỷ 20 đều là học trò của thầy Dương Trọng Bái

Hơn nửa thế kỷ trước, năm 1957, Viện Nguyên tử Đupna (Liên Xô) chào đón ba người Việt Nam sang thực tập khoa học. Đó là Dương Trọng Bái, Nguyễn Hoàng Phương và Nguyễn Đính Tứ

Sau này, họ đều trở thành những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên: Nguyễn Hoàng Phương (1927 – 2004) – Giáo sư Vật lý cơ lượng tử – Chủ nhiệm Khoa Vật lý Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội), từ năm 1970 ông chuyển sang nghiên cứu Đông phương học và đạt nhiều thành công; Nguyễn Đình Tứ (1932 – 1996), GS  Vật lý – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bộ trưởng Đại học và THCN (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo), Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Khoa giáo Trung ương.

Trái tim của nhà khoa học tài năng, người cuối cùng trong bộ ba ấy, GS.NGND.AHLĐ DươngTrọng Bái đã ngừng đập vào hồi 10h ngày 16/3/2011, tại Bệnh viện Hữu nghị, hưởng thọ 88 tuổi. Lễ viếng và lễ truy điệu ông đã được tổ chức trọng thể vào ngày 18/3 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

 

GS.NGND.AHLĐ Dương Trọng Bái khi làm Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội nhiệm kỳ 1976-1980.

Danh gia vọng tộc

GS.NGND.AHLĐ Dương Trọng Bái sinh ngày 29/8/1924 tại Hà Nội trong một gia đình trí thức yêu nước quê gốc là xóm Hà, làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xóm Hà, chốn “địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh dòng họ Dương khoa bảng yêu nước. Nghĩa trang họ Dương nằm giữa cánh đồng làng, nước thời gian không xóa nhòa được đôi câu đối trên hai cột trụ cổng vào, do cử nhân Dương Bá Trạc (bác ruột GS Dương Trọng Bái) viết đã một thế kỷ: “Tìm huyệt sẵn để chôn nhất định có sinh thời có hóa. Đậy quan rồi mới biết nghìn năm mai cốt chẳng mai danh”.

Cụ Dương Quảng Hàm, thân sinh GS Dương Trọng Bái, nhà giáo dục nổi danh những năm trước Cách mạng Tháng Tám cùng thời với các cụ Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ… Sau khi đỗ thủ khoa Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, cụ Dương Quảng Hàm được về dạy tại Trường Trung học Bảo hộ, tức là Trường Bưởi danh tiếng.

Trong thời gian dạy ở đây, cụ Dương Quảng Hàm đã viết nên những cuốn sách kinh điển đặt nền móng cho môn lịch sử văn học và cũng là người khởi xướng chương trình quốc học cho nền giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20: Tập bài thi bằng sơ học yếu lược (soạn cùng Dương Tự Quán), Quốc văn trích diễm, Việt văn giáo khoa thư. Đặc biệt hai tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu và Việt Nam văn học trích yếu của cụ một thời là sách khai tâm, sách gối đầu giường của nhiều thế hệ học sinh và cho đến nay vẫn là hành trang không thể thiếu đối với các nhà nghiên cứu văn học.

Sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, cụ Dương Quảng Hàm được Chính phủ cách mạng cử làm Hiệu trưởng Trường Chu Văn An (tức Trường Bưởi đã được đổi tên), đồng thời là Thanh tra Trung học vụ của Bộ Quốc gia Giáo dục.

Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), cụ Dương Quảng Hàm, cùng với người con là Lê Thi, đã ở lại chiến đấu cùng với chiến sĩ cảm tử quân Liên khu I. Cụ đã ngã xuống giữa ba mươi sáu phố phường Hà Nội với lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Chính phủ đã truy tặng cụ bằng Tổ quốc ghi công.

Anh cả của cụ Dương Quảng Hàm là Dương Bá Trạc, đỗ cử nhân năm 17 tuổi, một trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, bị đày đi Côn Đảo năm 1909; anh trai thứ ba là Dương Tự Nguyên sang Nhật theo phong trào Đông Du; em trai út là Dương Tự Quán là nhà biên khảo, thân sinh ra nhà thơ, liệt sĩ, Anh hùng LLVTND Dương Thị Xuân Quý…

Cụ Dương Quảng Hàm có tám người con, bốn nam, bốn nữ, đều thành danh sáng nghiệp. Người con cả là bác sĩ, Thạc sĩ Dương Bá Bành; con trai thứ là AHLĐ. GS. NGND Dương Trọng Bái, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội; con gái có Dương Thị Thoa, tức Lê Thi, cô gái Hà Nội có vinh dự kéo lá cờ đỏ sao vàng trên quảng trường Ba Đình trong Lễ Độc lập 2/9/1945, sau là Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin; bác sĩ Dương Thị Cương được phong danh hiệu Giáo sư, bác sĩ, Viện trưởng Viện Phụ sản Trung ương, từng đoạt giải Kovalevkaia…

GS.NGND.AHLĐ Dương Trọng Bái và gia đình (năm 1937).

Người thầy tiên phong mở đường

Ngay từ thuở thiếu thời, cậu Dương Trọng Bái với tư chất thông minh nên đã thi đỗ vào trường Anbe – Xarô vốn chỉ dành cho con Tây và con các gia đình quan lại người Việt làm việc “mẫn cán” đối với Chính phủ Bảo hộ.

Đang học cử nhân khoa học thì Cách mạng Tháng Tám nổ ra, Dương Trọng Bái hăng hái tham gia vào phong trào Thanh niên Cứu quốc thành Hoàng Diệu (tên gọi Hà Nội lúc đó) với ý chí và nhiệt tình say mê của tuổi trẻ.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, sơ tán khỏi Hà Nội, Dương Trọng Bái tiếp tục nối nghiệp dòng họ 6 đời liên tục làm nghề dạy học, tiếp tục nối nghiệp người cha, người thầy kính yêu đã ngã xuống trong giờ nổ súng đầu tiên bảo vệ nền độc lập Tổ quốc, để tham gia gieo hạt mầm văn hóa trên cánh đồng trí thức cho nhân dân Việt Nam với 95% mù chữ.

Đầu tiên ông dạy ở Trường Trung học kháng chiến Đào Giã (Phú Thọ). Khi Chính phủ ta được sự giúp đỡ của Chính phủ Trung Quốc thành lập Khu học xá đặt tại Tâm Hư – Nam Ninh – Trung Quốc, năm 1952 Bộ Giáo dục cử ông sang dạy Trường Khoa học cơ bản và Sư phạm cao cấp cho tới khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội.

Ở Việt Nam các nhà khoa học đã đánh giá, sau GS Ngụy Như Kon Tum (1913 – 1991) hẳn phải kể đến thầy giáo Dương Trọng Bái là một trong những người đầu tiên dạy môn vật lý ở bậc đại học. Hầu hết các nhà vật lý học nổi tiếng nhất của đất nước trong nửa cuối thế kỷ 20 đều là học trò của thầy Dương Trọng Bái. Nhiều sinh viên đã trở thành nhà khoa học uy tín hoặc cán bộ lãnh đạo như: GS Nguyễn Hoàng Phương, GS Nguyễn Đình Tứ, GS Võ Quý, GS Hà Học Trạc, GS Hoàng Chúng…

Những năm kháng chiến gian khổ, các thầy Lê Văn Thiêm, Nguyễn Thạc Cán, Đào Văn Tiến, Lê Khả Kế, Đặng Văn Cáp, Nguyễn Trọng Phấn… và sinh viên đều hết sức kính trọng người thầy giáo trẻ Dương Trọng Bái không quản ngại khó khăn hết lòng vì học trò và say mê tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy.

Khi miền Bắc bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, nhà giáo Dương Trọng Bái tiếp tục đứng trên bục giảng dạy và phụ trách bộ môn Vật lý rồi Chủ nhiệm khoa Vật lý (1960). TS Nguyễn Như Ất, cựu sinh viên khoa Vạn vật học (nay là khoa Sinh) tâm sự rằng: “Đang khao khát biết thế nào là học đại học mà được các thầy như thầy Bái thì hứng thú vô cùng. Những bài giảng của thầy cho đến bây giờ vẫn lưu đậm trong tâm trí tôi”.

Đến tháng 8 năm 1966 Trường ĐHSP Việt Bắc (nay là Trường ĐHSP Thái Nguyên), Trường Đại học đầu tiên của nhà nước ta đào tạo cán bộ giáo viên phục vụ các tỉnh miền núi phía Bắc được thành lập, thầy Dương Trọng Bái lại được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng cử lên làm một trong những người sáng lập đồng thời giữ cương vị Phó Hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng nhà trường (1971) với nhiệm vụ đoàn kết các cán bộ người Kinh và người dân tộc thiểu số lãnh đạo trường vượt qua khó khăn trong chiến tranh, xây dựng Trường ĐHSP Việt Bắc phát triển vững mạnh.

Anh hùng Lao động của ngành Giáo dục

Ngày non sông thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà, thầy Dương Trọng Bái được Bộ tin tưởng giao trọng trách Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội để tiếp nối và phát huy truyền thống “máy cái” của ngành giáo dục, nơi đào tạo giáo viên hàng đầu cả nước.

Ghi nhận những công lao, đóng góp của thầy, năm 1980 Hội đồng Khoa học Quốc gia đã phong nhà giáo Dương Trọng Bái chức danh GS đợt đầu tiên của đất nước thống nhất. Cùng năm đó, trước yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục cũng như tình hình đất nước nói chung, GS Dương Trọng Bái lên Bộ đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban đầu tiên Ban Nghiên cứu cải cách sư phạm với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về ngành sư phạm và giáo viên.

Đây là một lĩnh vực rất mới của nền khoa học giáo dục Việt Nam. Vừa làm nhiệm vụ chuyên môn và nghiên cứu khoa học, GS Dương Trọng Bái đã chủ động nghiên cứu và xây dựng thành công bảng đơn vị đo lường hợp pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1964), vừa kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng bộ môn Vật lý của Bộ Giáo dục liên tục trong nhiều năm, rồi thẩm định sách giáo khoa Vật lý, một trong những tác giả Từ điển Vật lý và từ điển Bách khoa Việt Nam cùng nhiều chức vụ quan trọng khác.

Ông còn chủ trì việc thi học sinh giỏi quốc gia môn vật lý, tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển đi thi quốc tế, 8 lần dẫn đầu đoàn đi thi, góp phần vào thành tích của đoàn học sinh Việt Nam trên trường quốc tế.

Ở bất cứ cương vị công tác nào, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Việt Bắc, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, hay Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo), GS Dương Trọng Bái đều được sự tín nhiệm, quý mến và lòng kính trọng của cấp trên, đồng nghiệp cũng như mọi thế hệ học trò đồng thời hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, sáng tạo. Sự hấp dẫn của nhà sư phạm lỗi lạc vừa ở tài năng, hào hoa uyên bác, đầy nhiệt huyết, hết lòng thương yêu sinh viên nhưng trước hết đó là ở nhân cách: một người nhân hậu, chân thực, hồn hậu.

Người thầy tâm huyết về giáo dục ấy đã được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, đặc biệt ngày 24/8/2000, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 349 KT/CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho GS Dương Trọng Bái.

Đây là mốc son chói lọi trong sự nghiệp lao động của người trí thức ưu tú, niềm tự hào của ngành giáo dục Việt Nam. Ông đã làm rạng rỡ thêm lời gia huấn của dòng họ Dương – làng Phú Thị: “Dạy học không chỉ là dạy chữ, dù cho đó là chữ của Thánh hiền, mà trước hết là dạy cái đạo làm người, dạy nên những con người”.

Theo CAND

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/nha-giao-nhan-dan-gs-duong-trong-bai-day-chu-la-day-nguoi-2-p44262/feed 0
Hội đồng Họ Dương huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre Họp mặt tổng kết và thành lập Ban liên lạc Hội đồng Họ Dương liên xã http://hoduongvietnam.com.vn/hoi-dong-ho-duong-huyen-giong-trom-tinh-ben-tre-hop-mat-tong-ket-va-thanh-lap-ban-lien-lac-hoi-dong-ho-duong-lien-xa-p44253 http://hoduongvietnam.com.vn/hoi-dong-ho-duong-huyen-giong-trom-tinh-ben-tre-hop-mat-tong-ket-va-thanh-lap-ban-lien-lac-hoi-dong-ho-duong-lien-xa-p44253#respond Mon, 18 Nov 2024 22:50:47 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=44253 Đọc tiếp "Hội đồng Họ Dương huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre Họp mặt tổng kết và thành lập Ban liên lạc Hội đồng Họ Dương liên xã"

]]>
Ngày 17/11/2024 tại Văn phòng Hội đồng Họ Dương (HĐHD) huyện Giồng Trôm, xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. HĐHD huyện Giồng Trôm tổ chức họp mặt tổng kết hoạt động năm 2024 kết hợp thành lập Ban liên lạc Họ Dương liên xã Lương Hoà – Lương Quới – Mỹ Thạnh.

Đến tham dự buổi họp mặt Tổng kết có ông Dương Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Nẫm – Uỷ viên HĐHD huyện Giồng Trôm, ông Dương Minh Hoàn, Ủy viên HĐHD Việt Nam – Chủ tịch HĐHD tỉnh Bến Tre, ông Dương Trung Tính – Phó Chủ tịch HĐHD tỉnh, bà Dương Thị Khấu – Chủ tịch HĐHD huyện Giồng Trôm cùng các thành viên Ban Thường trực HĐHD huyện Giồng Trôm, các thành viên Ban liên lạc Họ Dương liên xã Lương Hoà – Lương Quới – Mỹ Thạnh.

Các Đại biểu dự họp mặt tổng kết

      Thay mặt cho Thường trực HĐHD huyện Giồng Trôm, Bà Dương Thị Khấu đã báo cáo cơ bản tình hình hoạt động Dòng tộc trên địa bàn toàn huyện. Theo đó; HĐHD huyện Giồng Trôm được tổ chức ra mắt vào tháng 9 năm 2022. Về công tác xây dựng Dòng tộc sau hai năm hoạt động đã kết nối được 1.539 người Họ Dương và dâu Họ Dương và tổ chức thành lập được 04 Ban liên lạc Họ Dương liên xã chiếm 10/22 đơn vị hành chánh cấp xã, thị trấn trực thuộc huyện Giồng Trôm. Trong năm 2024 HĐHD huyện Giồng Trôm đã hoàn thành hồ sơ gửi ra  HĐHD Việt Nam mừng thọ cho cho 02 cụ Họ Dương 100 tuổi, 01 cụ 95 tuổi, 02 cụ 90 tuổi và 04 cụ 80 tuổi. Tháng 8 năm 2024 thông qua sự giới thiệu của Thường trực HĐHD tỉnh Bến Tre và huyện Giồng Trôm, hộ gia đình ông Dương Huỳnh Chí là hộ gia đình nghèo ở xã Phước Long được Công ty cổ phần tập đoàn Quốc tế King Farm trao tặng Bò kèm 01 bộ sản phẩm tăng trưởng chăn nuôi nhãn hàng Goldking nhằm giúp gia đình  góp phần xoá nghèo vươn lên trong cuộc sống. Vào thời điểm huyện Giồng Trôm bị nhiễm mặn trầm trọng, thông qua Đoàn thiện nguyện của thầy Dương Văn Thừa (Thích Đức Tịnh) ở thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ cho HĐHD huyện Giồng Trôm được 03 máy lọc nước siêu sạch để phục vụ cho bà con Họ Dương trong huyện.

Bà Dương Thị Khấu – Chủ tịch HĐHD huyện Giồng Trôm báo cáo hoạt động Dòng tộc của huyện năm 2024

Nhân buổi họp mặt tổng kết, nhằm đẩy mạnh công việc kết nối xây dựng Dòng tộc ở một số xã có số lượng người Họ Dương sinh sống nhiều, thay mặt cho Ban tổ chức bà Dương Thị Khấu công bố Quyết định chuẩn y thành lập Ban liên lạc Họ Dương liên xã Lương Hoà – Lương Quới – Mỹ Thạnh có 07 thành viên do ông Dương Quốc Hưng làm Trưởng ban và mời ông Dương Minh Hoàn, ông Dương Trung Tính – Thường trực HĐHD tỉnh Bến Tre lên trao quyết định và gắn tộc huy cho các thành viên trong Ban liên lạc.

Thay mặt chính quyền địa phương, ông Dương Trường Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Phong Nẫm đánh giá cao về các hoạt động của HĐHD huyện Giồng Trôm. Theo ông; trong những năm qua HĐHD huyện Giồng Trôm đã góp phần tích cực trong công tác an sinh xã hội ở địa phương. Với tư cách là người Họ Dương hiện còn đang công tác đương nhiệm ông chúc mừng việc thành lập Ban liên lạc Họ Dương liên xã Lương Hoà -Lương Quới – Mỹ Thạnh, trong vai trò của mình ông sẽ cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho HĐHD huyện Giồng Trôm và Ban liên lạc Họ Dương liên xã hoạt động ngày càng  phát triển.

Ông Dương Trường Sơn – Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Phong Nẫm huyện Giồng Trôm phát biểu buổi họp mặt tổng kết

Phát biểu buổi họp mặt tổng kết, Ông Dương Minh Hoàn – Chủ tịch HĐHD tỉnh Bến Tre nêu lên một số nội dung cơ bản về các nhiệm vụ, tôn chỉ hoạt động và các chương trình của HĐHD Việt Nam đến với quý Đại biểu, ông đề nghị HĐHD huyện Giồng Trôm sang năm 2025 cố gắng phát huy thực hiền hoàn tất việc thành lập các Ban liên lạc Họ Dương liên xã còn lại của huyện, ông không quên nhắc nhở HĐHD huyện Giồng Trôm luôn quan tâm hỗ trợ tích cực hướng dẫn chu đáo cho Ban liên lạc Họ Dương liên xã Lương Hoà – Lương Quới – Mỹ Thạnh trong hoạt động Dòng tộc đặc biệt chú ý viêc kết nối xây dựng Dòng tộc cho phủ đều rộng rãi trong các xã, bên cạnh đó hỗ trợ tư vấn trong cách thực hiện các chương trình của HĐHD Việt Nam cho bà con, học sinh, sinh viên Họ Dương của các xã. Về phần mình thay mặt cho Thường trực HĐHD tỉnh Bến Tre ông chúc mừng việc thành lập Ban liên lạc Họ Dương liên xã và hứa sẽ tạo mọi điều kiện tốt cho HĐHD huyện Giồng Trôm và Ban liên lạc Họ Dương liên xã Lương Hoà – Lương Quới – Mỹ Thạnh hoạt động được thật nhiều thành công trong thời gian tới.

Ông Dương Minh Hoàn – Chủ tịch HĐHD tỉnh Bến Tre phát biểu buổi họp mặt tổng kết 

Thường trực HĐHD tỉnh Bến Tre và huyện Giồng Trôm trao quyết định và gắn Tộc huy cho các thành viên Ban liên lạc Họ Dương liên xã

Buổi họp mặt tổng kết và trao Quyết định Ban liên lạc  kết thúc trong không khí hân hoan ấm tình Dòng tộc đã kết nối thêm các thành viên tích cực, hứa hẹn cho công tác xây dựng Dòng tộc của HĐHD huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre trong thời gian tới ngày càng phát triển.

Dương Minh Hoàn

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/hoi-dong-ho-duong-huyen-giong-trom-tinh-ben-tre-hop-mat-tong-ket-va-thanh-lap-ban-lien-lac-hoi-dong-ho-duong-lien-xa-p44253/feed 0
Câu lạc bộ Thanh niên Họ Dương Cần Thơ thực hiện chương trình suất ăn nghĩa tình http://hoduongvietnam.com.vn/cau-lac-bo-thanh-nien-ho-duong-can-tho-thuc-hien-chuong-trinh-suat-an-nghia-tinh-p44243 http://hoduongvietnam.com.vn/cau-lac-bo-thanh-nien-ho-duong-can-tho-thuc-hien-chuong-trinh-suat-an-nghia-tinh-p44243#respond Sun, 17 Nov 2024 23:19:22 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=44243 Đọc tiếp "Câu lạc bộ Thanh niên Họ Dương Cần Thơ thực hiện chương trình suất ăn nghĩa tình"

]]>
Ngày 13 – 14/11/2024 CLB Thanh niên Họ Dương Cần Thơ phối hợp cùng Đội Công tác Xã hội Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ tổ chức Chương trình Suất ăn nghĩa tình năm 2024 địa điểm tại Tịnh xá Ngọc Ngôn, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, qua đó đã nấu 1000 suất ăn chay dành tặng những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

 Các  bạn thanh niên  sơ chế nguyên vật liệu làm đồ ăn chay

Các  bạn thanh niên sơ chế nguyên vật liệu làm đồ ăn chay

Qua 3 buổi  hoạt động đã có 20 bạn thanh niên thuộc CLB Thanh niên Họ Dương Cần Thơ và 20 thành viên Đội Công tác Xã hội Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ cùng tham gia các khâu chuẩn bị, sơ chế, nấu thành  các suất ăn chay đầy đủ dinh dưỡng. Các suất ăn này sau khi được đóng hộp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các bạn trong nhóm  chuyển đến Trung tâm công tác xã hội thành phố Cần Thơ, Bệnh viện tâm thần thành phố để hỗ trợ các em nhỏ cơ nhỡ và các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại đây.

Các  bạn thanh niên thực hiện  khâu thành phẩm đóng hộp

Các  bạn thanh niên thực hiện  khâu thành phẩm đóng hộp

Bên cạnh đó, CLB Thanh niên Họ Dương Cần Thơ còn  phân công các thành viên của CLB trích 80 suất từ 1000 suất ăn trên để thực hiện hoạt động đi xe máy vào buổi tối và phát cho người lao động nghèo, người cơ nhỡ trên địa bàn các tuyến đường chính của thành phố Cần Thơ.

 Thanh niên Họ Dương Cần Thơ  phát thức ăn cho người nghèo tại phường Xuân Khánh

Thanh niên Họ Dương Cần Thơ  phát thức ăn cho người nghèo tại phường Cái Khế

Sau gần 4 năm thực hiện (từ năm 2021 – 2024) hoạt động nấu ăn dành tặng cho trẻ em cơ nhỡ, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Cần Thơ do CLB Thanh niên Họ Dương Cần Thơ cùng các tổ chức xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ thực hiện đã để lại nhiều cảm xúc khó quên và mang lại những hưởng ứng tích cực trong cộng đồng. Đều đặn hàng năm CLB sẽ thực hiện 3 đợt, mỗi đợt thực hiện nấu từ 1000 – 1200 suất tùy điều kiện tài chính huy động được của CLB. Qua hoạt động, CLB Thanh niên Họ Dương Cần Thơ trân trọng cảm ơn quý mạnh thường quân, các đơn vị bạn và Tịnh xá Ngọc Ngôn đã hỗ trợ nhân lực, tài chính cho các hoạt động hướng về lợi ích cộng đồng của CLB trong thời gian qua và mong các đơn vị sẽ tiếp tục đồng hành cùng CLB trong những hoạt động sắp tới nhằm lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

DƯƠNG CÔNG NGHỊ

 

 

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/cau-lac-bo-thanh-nien-ho-duong-can-tho-thuc-hien-chuong-trinh-suat-an-nghia-tinh-p44243/feed 0
Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc ( sơ khảo) http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-21-p44234 http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-21-p44234#respond Fri, 15 Nov 2024 23:24:00 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=44234 Phần tiếp theo

Còn nữa

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-21-p44234/feed 0
Xúc động lễ phong tặng anh hùng đặc biệt trong bệnh viện http://hoduongvietnam.com.vn/xuc-dong-le-phong-tang-anh-hung-dac-biet-trong-benh-vien-p44230 http://hoduongvietnam.com.vn/xuc-dong-le-phong-tang-anh-hung-dac-biet-trong-benh-vien-p44230#respond Thu, 14 Nov 2024 22:56:03 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=44230 Đọc tiếp "Xúc động lễ phong tặng anh hùng đặc biệt trong bệnh viện"

]]>
Ông Dương Bá Quy, người 17 lần được phong Dũng sĩ diệt Mỹ, được tỉnh Quảng Trị gấp rút làm lễ phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân ngay tại bệnh viện, khi ông đang điều trị bệnh.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Dương Bá Quy (ngồi) nhận danh hiệu trong một buổi lễ đặc biệt – Ảnh: HOÀNG TÁO

Ngày 17-10, tại hội trường Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị diễn ra lễ trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đầy đặc biệt và xúc động cho ông Dương Bá Quy (81 tuổi, nguyên xã đội trưởng xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, Quảng Trị).

Trước việc ông Quy tuổi cao, lâm bệnh nặng, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức một lễ phong tặng đặc biệt ngay khi ông Quy nhận quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ tịch nước Tô Lâm.

Do tuổi cao, ông Quy bị đột quỵ, tai biến nhiều năm nay và hiện đang điều trị tại bệnh viện. Buổi lễ diễn ra theo nguyện vọng của gia đình, đồng đội và nhân dân xã Gio Mỹ, quê hương ông Quy.

Bên dưới hội trường là vợ, con cháu, người thân, đồng đội và nhiều bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Hỗ trợ tích cực buổi lễ là các y bác sĩ với ống nghe cầm trên tay, bình oxy sẵn sàng để chăm sóc sức khỏe cho ông Quy.

Bà Nguyễn Thị Thủy – 75 tuổi, vợ ông Quy – cho biết gia đình chờ đợi Nhà nước vinh danh chồng, cha ông nhiều năm nay.

“Khi nhận tin ông được phong tặng, con cháu tập trung rơi nước mắt, vừa cười vừa khóc. Buổi lễ hôm nay thật quá xúc động, quá phấn khởi, vui mừng. Tôi mãn nguyện rồi, vì sức khỏe ông không còn bao lâu nữa”, bà Thủy nói.

Năm 13 tuổi, ông Quy tham gia du kích trong khu phi quân sự tại huyện Gio Linh.

Trong cuộc khánh chiến chống Mỹ  cứu nước, ông chỉ huy đơn vị phối hợp chiến đấu 67 trận, cùng các lực lượng tiêu diệt nhiều địch, phá hủy xe tăng, bắn rơi máy bay và nhiều phương tiện chiến tranh khác.

Đặc biệt, tháng 6-1968, sau một trận đánh, nhiều đồng đội đã hy sinh bên kia sông Cánh Hòm. Lúc này một mình ông trong đêm tối, dưới mưa bom bão đạn, dù đã kiệt sức nhưng vẫn gắng mang thi thể của 31 đồng đội vượt sông Cánh Hòm về nơi chôn cất an toàn.

Đây được xem là hành động đặc biệt xuất sắc của anh hùng Dương Bá Quy.

Với những đóng góp to lớn của mình, ông được tặng nhiều phần thưởng cao quý gồm 1 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất; 8 Huân chương Chiến công các loại nhất, nhì, ba; 1 Huân chương Quyết thắng hạng nhì; 6 Bằng chiến sỹ thi đua 17 lần được phong Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ Quyết thắng và nhiều giấy khen khác.

Ông Võ Văn Hưng – chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị – nhắn nhủ: “Tấm gương anh dũng trong chiến đấu của ông Quy cho đến nay vẫn là biểu tượng sáng ngời cho các thế hệ cán bộ, quân và dân tỉnh nhà học tập, noi theo”.

Sau 20 phút, buổi lễ kết thúc, bên dưới nhiều người sụt sùi nước mắt. Anh hùng Dương Bá Quy được các y bác sĩ ân cần đưa về phòng bệnh tiếp tục điều trị.

TheoTuoi tre.vn

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/xuc-dong-le-phong-tang-anh-hung-dac-biet-trong-benh-vien-p44230/feed 0
Cô giáo người Tày gần 20 năm gắn bó với học trò vùng cao http://hoduongvietnam.com.vn/co-giao-nguoi-tay-gan-20-nam-gan-bo-voi-hoc-tro-vung-cao-p44222 http://hoduongvietnam.com.vn/co-giao-nguoi-tay-gan-20-nam-gan-bo-voi-hoc-tro-vung-cao-p44222#respond Wed, 13 Nov 2024 22:24:29 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=44222 Đọc tiếp "Cô giáo người Tày gần 20 năm gắn bó với học trò vùng cao"

]]>
Gần 20 năm qua, bằng tâm huyết với sự nghiệp trồng người, cô giáo Dương Thị Bền (sinh năm 1982) dân tộc Tày, hiện là giáo viên môn Lịch sử – Địa lí, Trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang luôn nỗ lực, say mê nghiên cứu giảng dạy và có nhiều sáng kiến giữ gìn bản sắc văn hóa trong các hoạt động của nhà trường.

Cô giáo Dương Thị Bền được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen tại Hội nghị Biểu dương tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất năm 2023

Nhiều quả ngọt trong sự nghiệp trồng người

Sinh ra và lớn lên ở thôn Gà, xã Vân Sơn – là một trong các xã đặc biệt khó khăn của huyện Sơn Động với gần 100% dân số là người DTTS; bố mẹ làm nông nghiệp, nhà  đông con, nên cuộc sống rất khó khăn. Ngay từ nhỏ, cô bé Bền đã mang trong mình ước mơ sau này sẽ trở thành cô giáo mang con chữ cho trẻ em vùng cao, vùng sâu khó khăn, xây dựng quê hương.

Còn nhớ con đường đi học từ thôn ra trung tâm xã ngày ấy đường đất đá lởm chởm, dốc cao trơn trượt, nhưng không kể mưa nắng, ngày ngày cô bé Bền vẫn miệt mài đến trường. Dù gia đình nghèo khó, nhưng với quyết tâm của mình, cùng sự động viên của gia đình, Bền đã vào học Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Sơn Động. Rồi năm 2001 đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự Bắc Giang. Ước mơ trở thành cô giáo từ thuở ấu thơ nay đã trở thành hiện thực.

Sau khi tốt nghiệp, cô giáo trẻ được phân công giảng dạy tại Trường THCS An Lạc, thuộc một xã đặc biệt khó khăn của huyện Sơn Động, với đa số các em học sinh là người DTTS. Đến năm 2011, cô Bền được phân công công tác tại Trường THCS Vân Sơn. Ngày ngày, ngoài việc giảng dạy trên lớp, cô Bền lại tận tình đến vận động phụ huynh cho con đến lớp, vươn lên thoát nghèo bằng con đường theo đuổi con chữ.

“Đa số các em học sinh là người DTTS. Các em thường nhút nhát, thiếu tự tin, có nhiều em nói tiếng phổ thông chưa rõ. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các con… Hơn nữa môn Lịch sử lại được coi là môn phụ, đi ôn mất thời gian, nên phụ huynh cũng không ủng hộ nhiều”, cô Bền chia sẻ.

Hiểu được điều đó, cô Bền đã động viên, giải thích cho các em học sinh tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử đối với sự phát triển của địa phương, lồng ghép các hình ảnh, Clip thực tế sinh động giúp các e dễ hiểu thêm yêu thích môn Lịch sử. Với cô, người giáo viên miền núi không chỉ trang bị tri thức, kỹ năng, khơi dậy hứng thú của học sinh, mà quan trọng là truyền cảm hứng, đánh thức ước mơ, khát vọng tương lai của các em.

Nhờ sự cố gắng của cô và trò, nên số lượng học sinh giỏi cấp huyện của trường đạt giải ngày càng tăng. Năm học 2020 – 2021, học sinh giỏi môn Lịch sử đạt 8 giải (1 giải Nhì, 1 giải Ba, 6 giải Khuyến khích); năm học 2021 – 2022 học sinh giỏi môn Lịch sử – Địa lí đạt 9 giải (1 giải Nhất, 3 giải Ba, 5 giải khuyến khích); năm học 2022 – 2023, 8 học sinh đều là người DTTS và đều đoạt giải (1 giải Nhất, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích).

Trong đội tuyển có em Vi Thị Yến Nhi, dân tộc Tày, gia đình thuộc hộ nghèo. Bản thân em bị bỏng xăng nặng từ khi còn học tiểu học. Giờ em không còn được lành lặn như những bạn bè khác. Em luôn tự ti trong học tập và giao tiếp với bạn bè.

“Có những lúc em đã rất tự ti, nản chí, nhưng nhờ được cô tận tình đến nhà động viên, tận tình chỉ bảo trong quá trình ôn, nên em đã đạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử – Địa lí 7 năm học 2022 – 2023. Em biết ơn cô Bền nhiều lắm”, em Nhi trải lòng khi nhắc về cô giáo của mình.

Không những vậy, cô Bền còn say mê nghiên cứu khoa học với 4 sáng kiến, đề tài được cấp huyện công nhận, đưa vào áp dụng mang lại hiệu quả cao. Điển hình là sáng kiến “Tìm hiểu, giới thiệu, biên soạn chữ viết và dân ca của dân tộc Dao đỏ, vận dụng vào dạy chương trình Ngữ văn địa phương cho học sinh ở Trường THCS Vân Sơn”; “Giúp học sinh học tốt môn Lịch sử lớp 9 thông qua lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh”.

Cô giáo Dương Thị Bền miệt mài truyền dạy tiếng dân tộc Tày cho học sinh

Góp công thành lập Câu lạc bộ Tiếng Tày

Là người con của dân tộc Tày, cô Bền luôn ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Trong quá trình dạy trên lớp cô nhận thấy đa số các em học sinh không biết tiếng Tày nên cô đã có ý tưởng thành lập lớp tiếng Tày để giúp các em được giao lưu, học tiếng Tày, bảo tồn tiếng nói, chữ viết.

Bắt tay vào việc, cô giáo Bền đã tìm gặp, xin ý kiến của các bác Người có uy tín, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Then, cũng như tìm hiểu thêm các tài liệu trên sách, mạng… để trau đồi thêm các kiến thức, thông tin cho mình. Cuối năm 2022, cô đã xin ý kiến nhà trường thành lập Câu lạc bộ học tiếng dân tộc Tày với 15 học sinh. Mỗi tuần học 1 buổi vào chiều thứ Bảy. Các em được nghe cô dạy cách đọc, cách viết, giới thiệu về lịch sử, văn hóa dân tộc Tày, thực hành đọc và viết theo… Đến nay, có trên 30 học sinh tham gia Câu lạc bộ, trong đó có cả một số em là người dân tộc Kinh và các dân tộc khác.

Chia sẻ về mong muốn mở rộng và nâng cao hiệu quả của mô hình này trong nhà trường, cô giáo người Tày Dương Thị Bền nói: “Tôi rất mong thời gian tới các cấp chính quyền có chủ trương thống nhất đưa chương trình dạy tiếng dân tộc vào các trường học, có một bộ tài liệu chuẩn về tiếng dân tộc Tày của địa phương, mở lớp tập huấn, đào tạo cho đội ngũ giáo viên có phương pháp, kinh nghiệm để truyền dạy tiếng Tày hiệu quả…”.

Với những thành tích trong công tác, cô giáo Dương Thị Bền nhiều năm được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Tại Hội nghị Biểu dương tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang lần thứ Nhất năm 2023, cô vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Theodantocvaphattrien

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/co-giao-nguoi-tay-gan-20-nam-gan-bo-voi-hoc-tro-vung-cao-p44222/feed 0
Cô giáo Dương Thị Hải -Tấm gương nhà giáo tiêu biểu http://hoduongvietnam.com.vn/co-giao-duong-thi-hai-tam-guong-nha-giao-tieu-bieu-p44212 http://hoduongvietnam.com.vn/co-giao-duong-thi-hai-tam-guong-nha-giao-tieu-bieu-p44212#respond Tue, 12 Nov 2024 21:33:28 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=44212 Đọc tiếp "Cô giáo Dương Thị Hải -Tấm gương nhà giáo tiêu biểu"

]]>
Trong cuộc đời làm nhà giáo tôi đã được tiếp xúc với rất nhiều thầy cô giáo, nhưng người đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Đó chính là cô giáo: Dương Thị Hải, giáo viên Trường Mầm non Tân Tiến thành phố Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

Cô Dương Thị Hải bên các học trò thân yêu

Ấn tượng đầu tiên làm tôi nhớ mãi đó là lần đầu tiên tôi làm Phó bí thư đoàn thanh niên. Trong công việc mới mẻ tôi gặp rất nhiều khó khăn nhưng cô là người đầu tiên nói với tôi rằng “Em cứ mạnh dạn nhận nhiệm vụ đi có gì khó khăn chị sẽ giúp đỡ” từ đó cô đã tạo cho tôi niềm tin khi bắt tay vào công việc mới. Tôi đến nhà cô để bàn bạc công việc thì cô đón tiếp tôi thật vui vẻ, nhiệt tình như chị em ruột thịt. Hơn 50 tuổi đời, 38 năm công tác trong ngành giáo dục, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” cô đã cống hiến hết sức lực của mình truyền dạy cho nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, đóng góp công sức trí tuệ xây dựng quê hương Tân Tiến ngày một phát triển. Chuẩn bị bước sang tuổi nghỉ hưu nhưng nhìn gương mặt cô vẫn còn rất trẻ, một phần cũng do tính cách của cô luôn vui vẻ lạc quan, một phần cô có một sức khỏe tốt cho nên từ khi tôi về trường cùng dạy học với cô đã gần 20 năm nhưng chưa khi nào cô nghỉ dạy vì ốm. Tuy thời gian để phục vụ cho sự nghiệp trồng người không còn bao lâu nữa vì chỉ còn khoảng 2 năm nữa cô sẽ có quyết định nghỉ hưu, nhưng ở cô chưa xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi đối với công việc, dù trời nắng hay mưa cô vẫn đến trường đúng giờ, với cô dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm vui, lẽ sống của mình.

Cô luôn phấn đấu vượt lên chính mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều năm liền cô đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, Giấy khen của chủ tịch UBND xã. Năm học 2021 – 2022 cô vinh dự được chủ tịch UBND thành phố tặng giấy khen, đây là sự nổ lực phấn đấu rất lớn bởi vì để đáp ứng được nhu cầu của việc dạy học hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải năng nổ, nhạy bén trong mọi lãnh vực, cô luôn quan niệm rằng phải không ngừng học để theo kịp xu hướng đổi mới.

Cô Dương Thị Hải chăm sóc các học trò thân yêu

Với vai trò là cô giáo, cô luôn luôn học hỏi ở đồng nghiệp qua những tiết dạy chuyên đề, toàn diện, hội giảng để tìm những phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu, giúp học sinh hiểu bài, say mê môn học, cô luôn tự hỏi sau giờ dạy của mình có bao nhiêu học sinh tiếp thu được kến thức mới. Trong suốt 20 năm làm công tác tổ trưởng chuyên môn với tinh thần tự học và sáng tạo trong công việc cô luôn chỉ đạo và quản lí tốt công tác chuyên môn của tổ, cùng với nhà trường nâng cao chất lượng đại trà góp phần xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Bên cạnh công tác giảng dạy hằng ngày cô luôn giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn. Với vai trò là đảng viên trong chi bộ của trường: Trong 16 năm tuổi Đảng cô là người đã giúp đỡ, dìu dắt được 10 đoàn viên quần chúng ưu tú vào Đảng. Cô là 1 đảng viên mẫu mực, tận tụy luôn có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc khi Đảng giao phó, năm 2020 cô là một trong những đảng viên xuất sắc tiêu biểu của Chi bộ Trường Mầm non Tân Tiến.

Với đồng nghiệp cô là người sống giản dị, hòa đồng thẳng thắn, rất tình cảm trong giao tiếp ứng xử và giải quyết công việc, cô đối xử với mọi người rất chân tình, dễ gần gũi, là người không ngại khó khăn, với công tác đoàn thể cô tham gia rất nhiệt tình sẵn sàng ủng hộ hết mình và còn động viện đồng nghiệp tham gia như công tác nữ công ở địa phương từ tổ đoàn kết đến thôn và xã cô đều tham gia nhiệt tình. Hiện nay cô là chi hội trưởng hội phụ nữ thôn Văn Sơn. Với gia đình ngoài công việc giảng dạy, cô là người vợ, người mẹ luôn chăm lo cho gia đình. Các con đi học và lấy chồng xa nhà, bố mẹ già yếu nhưng cô đã sắp xếp thời gian cho gia đình và thời gian cho công việc một cách hợp lí không làm ảnh hưởng công việc riêng của mình và công việc chung của nhà trường. Chính vì vậy học sinh yêu cô ở tấm lòng tận tụy, đồng nghiệp quý cô ở sự trách nhiệm, tận tình vì việc gì giao cho cô thì yên tâm cô sẽ hoàn thành tốt. Sau gần 20 năm được công tác cùng cô, tôi đã học ở cô rất nhiều điều quý báu, nhất là tình yêu thương học sinh và tấm lòng tận tụy, lo lắng cho sự nghiệp trồng người. Mai đây nếu cô có về hưu, tôi sẽ luôn nhớ đến cô, người đã để lại cho tôi nhiều kỉ niệm khó quên./.

Theo tpbacgiang.edu.vn

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/co-giao-duong-thi-hai-tam-guong-nha-giao-tieu-bieu-p44212/feed 0
Ông Dương Văn Hồng tấm gương tiêu biểu phát triển nghề đúc đồng http://hoduongvietnam.com.vn/ong-duong-van-hong-tam-guong-tieu-bieu-phat-trien-nghe-duc-dong-p44204 http://hoduongvietnam.com.vn/ong-duong-van-hong-tam-guong-tieu-bieu-phat-trien-nghe-duc-dong-p44204#respond Tue, 12 Nov 2024 02:02:17 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=44204 Đọc tiếp "Ông Dương Văn Hồng tấm gương tiêu biểu phát triển nghề đúc đồng"

]]>
Cuộc gọi của bạn thay đổi số phận người thợ hơn 40 năm làm nghề đúc đồng

Trải qua nhiều biến cố, từng có lúc bỏ sang làm nghề khác nhưng rồi trái tim nhiệt huyết vẫn thôi thúc người con đất Lộng Thượng phải giữ nghề đúc đồng truyền thống bằng mọi giá.

Cuộc gọi bất ngờ

Ông Dương Văn Hồng (SN 1956, thôn Lộng Thượng, xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên) nhớ tuổi thơ của mình đã gắn liền với đồng, với đất. Hình ảnh người cha già miệt mài với nghề đã ăn sâu vào tiềm thức của ông.

Ông Dương Văn Hồng say sưa giới thiệu sản phẩm. Ảnh: Tú Linh 

Thấy cậu con trai 12 tuổi cặm cụi nặn đất, người cha chắc chắn con mình sẽ là “nhân tài” theo được nghề đúc đồng. Từ đó, ông Hồng được cha đào tạo từ khâu nhào nặn đến vẽ bản mẫu, làm khuôn.

Cũng có không ít lần sai sót, làm hỏng sản phẩm nhưng ông Hồng chưa từng bỏ cuộc. Đến năm 20 tuổi, ông Hồng đã thành thạo nghề.

Năm 1995, ông Hồng chính thức ra mở xưởng riêng. Ông thuê vài người thợ, một mình “ôm” hết các khâu để làm ra một sản phẩm hoàn thiện.

Từ năm 1998 đến 2005 là khoảng thời gian khó khăn nhất của ông khi hầu hết sản phẩm làm ra không bán được. Ông nảy ra ý định kiến nghị với xã đưa sản phẩm lên các triển lãm ở thủ đô để giới thiệu.

Có thời gian, vì nản, ông bỏ sang làm nghề khác. Nhưng sau vài năm ông lại không thể “dứt áo” vì nhớ tới người cha già vất vả bao năm.

Ông Hồng không bao giờ quên cuộc gọi của một người bạn ở Chương Mỹ (Hà Nội). Cuộc gọi đó đã làm thay đổi tất cả.

“Năm đó, một người bạn ở Hà Nội gọi điện đặt mua đỉnh đồng. Khi mang về, nhiều người đến nhà ông ấy nhìn thấy, khen ngợi và nhờ mua hộ. Sản phẩm của tôi được nhiều người trong làng của bạn biết tới.

Người bạn sau đó gọi cho tôi đặt một đơn hàng ‘khủng’ cho nhiều người trong làng. Chính đơn hàng ấy là động lực khiến tôi nhận ra sản phẩm của mình được nhiều người thích, chỉ là chưa được truyền bá mà thôi”.

Ông Hồng quyết định một mình đi tiếp thị sản phẩm ở phố Hàng Đồng, Hà Nội. Chính sự kiên trì ấy đã giúp ông mang lại vận may cho gia đình.

Các sản phẩm ban đầu được bán hết khiến ông vui mừng. Ông huy động cả nhà làm tiếp các mặt hàng khác. Cứ như thế, số hàng bán ra ngày càng lớn, nhiều người biết đến sản phẩm đúc đồng làng Lộng Thượng.

Năm 2008 -2010, nghề đúc đồng không còn gói gọn trong gia đình ông Hồng nữa mà được cả làng mở rộng, nhiều xưởng ra đời. Từ đó, nghề đúc đồng truyền thống ở Lộng Thượng sang một trang mới.

Ông Hồng cho biết, các khâu để làm ra một sản phẩm hoàn thiện là tạo mẫu, làm khuôn, đúc và thành phẩm. “Không có khâu nào là quan trọng nhất nhưng khâu tạo mẫu chính là tinh hoa của sản phẩm”.

Cơ sở nhà ông Hồng có nhiều sản phẩm bắt mắt. Ảnh: Tú Linh

Trước đây, mọi công đoạn đều làm bằng tay nên vất vả. Về sau, máy móc được áp dụng, công việc nhàn hơn. Ông Hồng là một trong những người đầu tiên dùng máy ép khuôn thay cho khuôn đất vào năm 2015.

Được phong nghệ nhân đúc đồng 6 năm trước, ông tự hào với danh hiệu và tiếp tục phát huy nghề của cha ông để lại.

Phát triển nghề, phát triển du lịch 

Từng đau đáu vì lo mất nghề truyền thống, giờ đây ông Hồng có thể an tâm vì con trai út (SN 2003) rất yêu nghề và cũng muốn gắn bó với nghề.

Ông truyền nghề cho bố, bố truyền nghề cho con, con truyền nghề lại cho cháu, cứ như thế, 4 thế hệ nhà ông Hồng đã nuôi nghề đúc đồng với tất cả nhiệt huyết và tình yêu.

“Có lúc con trai tôi cũng kêu làm nghề vất vả nhưng tôi động viên cháu cố gắng giữ nghề của làng, của gia đình. Đó không chỉ là nghề mang lại ấm no mà còn là nét văn hóa truyền thống cần giữ gìn”.

Cảm kích lời bố, cậu con trai giờ đây rất thành thạo với nghề, thay bố quán xuyến mọi việc trong xưởng. Ngoài chỉ bảo con trai, ông Hồng còn chia sẻ, dạy miễn phí cho những thanh niên trong làng.

“Càng nhiều người biết làm và làm đẹp thì nghề càng phát triển, làng nghề càng lớn mạnh. Người dân trong làng có nghề để kiếm sống, sản phẩm được quảng bá là niềm vui lớn không gì so sánh được”.

Ông Hồng kể chuyện xưa. Ảnh: Tú Linh 

Ông Hồng bày tỏ mong muốn nghề đúc đồng của địa phương được quảng bá đến các địa phương khác, thậm chí là nước ngoài. “Nhiều người nước ngoài đi ngang qua đều ghé ngắm các sản phẩm của gia đình tôi làm.

Là chủ tịch hội làng nghề của xã, tôi thực sự thấy may mắn vì góp được phần công sức quảng bá du lịch địa phương. Tôi vui vì làng Lộng Thượng đã tạo được tiếng vang trong cả nước”, ông chia sẻ.

Đại diện lãnh đạo xã Đại Đồng (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) cho biết, gia đình ông Hồng là tấm gương tiêu biểu phát triển nghề đúc đồng của xã. Là chủ tịch hội làng nghề xã Đại Đồng, ông Hồng đi tiên phong trong việc áp dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, cho ra nhiều sản phẩm tinh tế, giúp làng nghề được nhiều người biết đến

Theo Vietnamnet.vn

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/ong-duong-van-hong-tam-guong-tieu-bieu-phat-trien-nghe-duc-dong-p44204/feed 0