Nghiên cứu Lịch sử HDVN – Bản tin Điện tử Họ Dương Việt Nam http://hoduongvietnam.com.vn Thu, 25 Apr 2024 23:52:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.8 Giỗ Tổ nhớ ‘Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng’ của cụ Dương Bá Trạc http://hoduongvietnam.com.vn/gio-to-nho-cam-tuong-cua-ta-ve-hoi-den-hung-cua-cu-duong-ba-trac-p41903 http://hoduongvietnam.com.vn/gio-to-nho-cam-tuong-cua-ta-ve-hoi-den-hung-cua-cu-duong-ba-trac-p41903#respond Wed, 17 Apr 2024 23:18:26 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41903 Đọc tiếp "Giỗ Tổ nhớ ‘Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng’ của cụ Dương Bá Trạc"

]]>
Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Trong quá trình hoạt động, Dương Bá Trạc viết nhiều cho các báo: Thực nghiệp dân báo, Đông Tây báo, Tri tân, Trung Bắc tân văn, Nam phong tạp chí và Văn học tạp chí.

Những tác phẩm thơ, văn tiêu biểu của Dương Bá Trạc để lại là: Trai lành gái tốt, Tiếng gọi đàn, Nét mực tình, Chữ Nho học lấy, Gia lễ giản yếu…

Bài viết “Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng” của Dương Bá Trạc được đăng trên tờ Văn học tạp chí, ngày 5/5/1934 với thông điệp “đã gọi là con nhà Nam Việt ai cũng nên nhận biết cái ngày ấy là một ngày kỉ niệm chung của cả quốc dân ta”.

Chân dung cụ Dương Bá Trạc, lấy từ cuốn Dương Bá Trạc – Tiểu sử và thơ văn, NXB Đông Tây, Hà Nội 1945.

“Hùng Vương là Tổ nước ta

Nhớ ngày giỗ Tổ tháng Ba mùng Mười”

Quốc dân ta ai đã tự biết mình là một người con nhà Nam Việt, ai đã từng đọc qua quốc sử hoặc đã được nghe những chuyện cổ tích ở trong nhà cha chú ông bà thuật lại, tất ai cũng công nhận đức Hùng Vương là một vị vua tổ của cả mười mấy triệu con rồng cháu tiên chúng ta.

Ta thử nghĩ quốc dân ta tự đâu mà có nghề nghiệp làm ăn, lợi dụng được địa chất thiên thời, chiến thắng được độc trùng mãnh thú, mà sản nghiệp dần dần phát đạt, thành được một nước nông sản nhiều, nguyên liệu tốt như bây giờ? Có phải là tự vua tổ ta không? Lại tự đâu mà có triều đình, có đô thị, có trật tự trên dưới, có lễ phép kỉ cương, mà chế độ trong xã hội dần dần chỉnh tề thành được một nước văn hiến như bây giờ, có phải là tự vua tổ ta không?

Nếu không có cái ngày hội Đền Hùng này thì chuyện cũ mấy ngàn năm có khi ta cũng chẳng tưởng nhớ đến bao giờ, mà lâu dần đến quên hẳn cái bụng rễ cây nguồn nước.

Cớ cái ngày hội đền Hùng này thì mỗi năm ta lại có một ngày chiêm bái ở nơi từ đường tổ mộ, xúm xít nhau con con cháu cháu ở dưới cái hình ảnh thiêng liêng, dấu sót hơi thừa, hình như phảng phất đâu trên đỉnh non xanh, giữa dòng nước biếc; nhân thế mà ta ghi nhớ được cái công ơn đề tạo của tổ tiên ta đời trước, lại nhân thế mà ta xúc động đến cái tình cùng nòi giống với nhau.

Ta biết cái công ơn của tổ tiên ta để tạo ra đất nước này, khác nào như đã làm một cái nhà, tổ tiên ta đã đắp nền nện móng đấy; lại khác nào như giồng một cái cây, tổ tiên ta đã đào hố gieo hạt đấy. Cái bổn phận ta bây giờ là phải phạt mộc, xây tường, dàn rui, bỏ nóc cho cái nhà ấy hoàn hảo trơn tru, phải bón phân, tưới nước, sửa lá tiếp cành cho cái cây ấy đâm bông kết quả.

Cái công việc tiến hóa của dân một nước là cái công việc đời nọ liên tiếp với đời kia, cái công việc của đời trước đã qua, mà cái công việc của đời sau chưa tới. Ta phải làm trọn cái chí nghiệp của người trước để lại cho ta, mà mở đường lối cho người sau nối gót theo ta, làm thế nào cho nòi giống được vẻ vang, nước nhà được hưng vượng. Đó chẳng là một điều kỉ niệm chung của cả quốc dân ta trong cái ngày hội đền Hùng này ư?

Ta biết một nước tức là một nhà, người cùng một nước tức là người trong một họ. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng. Chẳng những là kẻ khôn không nên lừa gạt kẻ ngu, kẻ mạnh không nên hà hiếp kẻ yếu, mà quyền lợi phải bênh vực cho nhau, hoạn nạn phải cứu giúp cho nhau, nay lẽ phải nên khuyên nhủ cùng nhau, việc công ích công lợi nên tổ chức cùng nhau, máu mủ ruột già, dây thân ái nên cột cho thật bền thật chắc. Đó chẳng lại là một điều kỉ niệm chung của cả quốc dân ta trong cái ngày hội đền Hùng này ư?

Ở bên các nước Âu, Mĩ, nước nào cũng đặt ra có những ngày nghỉ lễ là những ngày kỉ niệm chung của cả quốc dân. Tức như ở nước Pháp có ngày kỉ niệm cộng hòa thành lập, ngày kỉ niệm bà Jean d’Are, gần đây lại đặt thêm có ngày kỉ niệm chiến thắng nước Đức. Ấy, những ngày ấy đều là những ngày kỉ niệm chung của cả quốc dân Pháp vậy.

Người ta sở dĩ đặt ra có những ngày kỉ niệm như thế là thủ nghĩa rằng: Những ngày có quan hệ đến cái cuộc thịnh suy vinh nhục của cả một quốc dân, đặt làm ngày lễ trong nước, cứ năm năm đến những ngày đó thì khắp trong nước không người nào là không nhắc nhở đến, băn khoăn đến cái ngày đó là ngày gì mà ai cũng đinh ninh ghi nhớ cái ngày này là ngày vinh dự chung của cả quốc dân ta, cái ngày này là ngày sỉ nhục chung của cả quốc dân ta, cái này này là ngày ông ấy, ông nọ, bà ấy, bà nọ, những bậc anh hùng hào kiệt nước ta đời xưa đã lập nên được cái công nghiệp gì khiến cho nước ta đương nguy mà được yên, đương suy mà được thịnh.

Như thế thì cái lòng quốc dân đối với nước có cái cảm tình chan chứa thiết tha, nước vinh biết lấy làm vinh, nước nhục biết lấy làm nhục, biết sùng bái cái công nghiệp cứu quốc của các đấng anh hùng hào kiệt đời trước mà cảm kích phấn phát, sốt sắng theo đòi; biết mình là một phần tử trong nước, là nước của mình, không ai nỡ làm điều gì ô mệt đến cái danh dự, tổn hại đến cái quyền lợi của nước mình; biết phàm đã cùng là người trong một nước thì lợi cùng lợi, hại cùng hại, dở cùng dở, hay cùng hay, phải cùng nhau đồng tâm hiệp lực mà làm cho nước được thịnh vượng, được vẻ vang, mà không có cái bụng tương đố, tương nghi, tương tàn, tương tặc. Ấy, người ta đặt ra có những ngày kỉ niệm chung của cả quốc dân là vì một cái mục đích như thế.

Đại gia đình họ Dương của cụ Dương Bá Trạc ở Mễ Sở. (Cụ Dương Bá Trạc đứng ngoài cùng bên trái. Người đứng kế bên là cụ Dương Trọng Phổ – thân sinh cụ Dương Bá Trạc). Ảnh: tư liệu của gia đình GS Dương Quảng Hàm.

Người mình, cái quan niệm đối với nước là rất bạc nhược, nên từ xưa đến nay, trong lịch sử cũng thiếu gì những ngày đáng nên kỉ niệm như thế, mà thử hỏi những ngày tết, ngày hội của ta có ngày nào đặt ra mà hợp vào với cái mục đích ấy. Thật không có. Có chăng là cái ngày hội đền Hùng đây!

Vậy thì cái ngày hội đền Hùng đây chẳng phải là một ngày riêng cho những du nhân hào khách đi xem đám cầu vui, cũng chẳng phải là một ngày riêng cho những tín nữ thiện nam đi dâng hương cầu phúc; phàm đã gọi là con nhà Nam Việt ai cũng nên nhận biết cái ngày ấy là một ngày kỉ niệm chung của cả quốc dân ta.

Theo nongnghiep.vn

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/gio-to-nho-cam-tuong-cua-ta-ve-hoi-den-hung-cua-cu-duong-ba-trac-p41903/feed 0
Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong Lịch sử dân tộc ( sơ khảo) http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-8-p41767 http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-8-p41767#respond Fri, 05 Apr 2024 23:40:47 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41767 Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong Lịch sử dân tộc ( sơ khảo)

Phần tiếp theo

Còn nữa …

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-8-p41767/feed 0
Dương Minh Quan – Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Sóc Trăng đầu tiên và con đường mang tên ông http://hoduongvietnam.com.vn/duong-minh-quan-bi-thu-tinh-uy-lam-thoi-soc-trang-dau-tien-va-con-duong-mang-ten-ong-2-p41709 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-minh-quan-bi-thu-tinh-uy-lam-thoi-soc-trang-dau-tien-va-con-duong-mang-ten-ong-2-p41709#respond Mon, 01 Apr 2024 23:20:11 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41709 Đọc tiếp "Dương Minh Quan – Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Sóc Trăng đầu tiên và con đường mang tên ông"

]]>
Đồng chí Dương Minh Quan là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Sóc Trăng đầu tiên và là người cộng sản kiên trung bất khuất. Đồng chí cùng với người em ruột tên Dương Minh Đệ hoạt động trong phong trào cách mạng ở tỉnh Sóc Trăng, bị địch bắt và đày ra Côn Đảo. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng chí Dương Minh Đệ được rước về đất liền Sóc Trăng cùng với đoàn tù chính trị Côn Đảo, còn đồng chí Dương Minh Quan đã vĩnh viễn nằm xuống nơi “Địa ngục trần gian”. Để tưởng nhớ và tri ân người con ưu tú của quê hương Sóc Trăng, năm 2006 đường Vành đai Cổng Đỏ ở Phường 3, thị xã Sóc Trăng được đổi tên thành đường Dương Minh Quan cho đến nay.

Dương Minh Quan sinh năm 1917 trong một gia đình khá giả tại làng Khánh Hưng, quận Châu Thành, (nay thuộc Phường 1, thành phố Sóc Trăng), tỉnh Sóc Trăng. Gia đình đồng chí Dương Minh Quan có tất cả 5 anh chị em, ông là con thứ ba trong gia đình nên thường được gọi là Ba Quan, người em kế tên Dương Minh Đệ. Đồng chí Dương Minh Quan và đồng chí Tô Bửu Giám (Năm Giám) – nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, là anh em cô cậu ruột.

Ngay từ nhỏ hai anh em Dương Minh Quan và Dương Minh Đệ chơi rất thân với nhau và được cha mẹ cho đi học chung một lớp ở Trường Nam Tiểu học (còn gọi là Trường Con trai) tỉnh lỵ Sóc Trăng lúc bấy giờ.

Năm 15 tuổi, Dương Minh Quan tốt nghiệp tiểu học với tấm bằng loại ưu. Tuy nhiên do kinh tế gia đình gặp khó khăn, Dương Minh Quan phải tạm xếp bút nghiên và tìm học một nghề để sinh sống, đó là nghề chụp hình và họa hình. Trong thời gian học nghề tại tiệm vẽ Bình Kim ở tỉnh lỵ Sóc Trăng, Dương Minh Quan được tiếp xúc với nhiều người thuộc tầng lớp trí thức và đặc biệt là được thầy Sáu Giỏi, chủ tiệm vẽ, tuyên truyền, giáo dục về cách mạng. Với nghề vẽ hình và chụp hình, ông có điều kiện đi nhiều nơi để tìm hiểu tình hình và hun đúc thêm bầu nhiệt huyết cách mạng.

Đường Dương Minh Quan hiện nay nằm trên địa bàn Khóm 8, Phường 3, thành phố Sóc Trăng
Hai anh em Dương Minh Quan và Dương Minh Đệ tham gia tích các phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ tại tỉnh lỵ Sóc Trăng, trong nhóm các anh: Phan Minh Gương, Hoài, Đức. Các phong trào đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức, lập bảng dân nguyện gởi cho phái đoàn Quốc hội Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương; biểu tình, mit tinh, rải truyền đơn, treo cờ Đảng… Năm 1937 đồng chí Nguyễn Thế Ngọc, cán bộ Liên Tỉnh ủy Cần Thơ được điều đến Sóc Trăng hoạt động. Sau một thời gian chăm bồi, giáo dục, đồng chí kết nạp các đồng chí Dương Minh Quan, Phan Minh Gương và Phan Văn Tấn vào Đảng và thành lập Chi bộ Tỉnh lỵ Sóc Trăng, do đồng chí Nguyễn Thế Ngọc làm Bí thư. Đây là chi bộ đầu tiên của tỉnh lỵ Sóc Trăng. Sau một thời gian ngắn, đồng chí Nguyễn Thế Ngọc chuyển công tác tỉnh khác, đồng chí Dương Minh Quan được chỉ định làm Bí thư.

Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Dương Minh Quan, Chi bộ Tỉnh lỵ Sóc Trăng thành lập các tổ chức công khai hợp pháp, dưới hình thức hội ái hữu, như: Thợ bạc, thợ may, thợ hớt tóc, thợ mộc, thợ sửa chữa ô tô… để tập hợp quần chúng và hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: Tổ chức diễn thuyết ở nơi đông người, phân phối và đọc báo chí, tài liệu của Đảng, tương trợ giúp đỡ những người nghèo khổ… Đi đôi với các hoạt động công khai, hợp pháp, đồng chí Dương Minh Quan còn quan tâm xây dựng lực lượng bí mật, chỉ đạo kết hợp công tác công khai và công tác bí mật trong các phong trào cách mạng.

Cuối năm 1938, dưới sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy Cần Thơ, một cuộc họp quan trọng được tổ chức bí mật tại căn nhà lá nhỏ ở Sân banh cũ (nay ở khu vực Miếu Bà Hỏa, góc đường Nguyễn Đình Chiểu – Phan Đình Phùng, thành phố Sóc Trăng), để thành lập Tỉnh ủy lâm thời Sóc Trăng, đồng chí Dương Minh Quan được chỉ định làm Bí thư. Đây là Tỉnh ủy lâm thời đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng. Với trách nhiệm nặng nề mà Đảng giao cho, đồng chí Dương Minh Quan đã cùng các đồng chí trong Tỉnh ủy đẩy mạnh các hoạt động cách mạng, tuyên truyền chủ trương của Đảng bằng nhiều hình thức như: Phát tán truyền đơn, biểu ngữ, hội họp, diễn thuyết, kêu gọi quần chúng đấu tranh chống tăng thuế và bắt lính, đòi thực hiện các quyền tự do dân chủ trong nhân dân. Qua đó đã nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng và đưa những chủ trương, đường lối của Đảng đến các tầng lớp nhân dân.

Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Thực dân Pháp ở Đông Dương thẳng tay đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng. Mật thám Pháp bủa lưới khắp nơi, rình rập theo dõi mọi hoạt động của cách mạng. Các tổ chức công khai phải rút vào hoạt động bí mật để tránh thiệt hại, tổn thất. Tuy nhiên, do có chỉ điểm nên một số cơ sở đảng bí mật của tỉnh bị lộ, nhiều đồng chí đảng viên bị địch bắt.

Ngày 10/7/1940, trong lúc tiếp nhận truyền đơn của Xứ ủy Nam Kỳ để phân phát cho các cơ sở bí mật, do bị chỉ điểm nên đồng chí Dương Minh Quan bị bắt. Địch giải đồng chí Dương Minh Quan về Khám lớn Sóc Trăng và tra tấn bằng những trận đòn phủ đầu hết sức dã man nhưng vẫn không lung lai được ý chí của người cộng sản, chúng đưa đồng chí ra Tòa án Sóc Trăng xét xử. Tại phiên tòa, đồng chí Dương Minh Quan hiên ngang, đĩnh đạc, bác bỏ những lời buộc tội của viên chưởng lý, lên án bọn xâm lược Pháp và bè lũ tay sai. Phiên tòa xét xử đồng chí Dương Minh Quan đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân đến tham dự. Riêng bọn địch vô cùng bực tức, cuối cùng chúng giải lên Khám lớn Tân An rồi Khám lớn Sài Gòn để tiếp tục điều tra. Tại những nơi này, địch dùng những hình thức khai thác tinh vi hơn, những đòn tra tấn dã man hơn, nhưng vẫn không khai thác được gì. Biết Dương Minh Quan giữ trọng trách trong Đảng, địch thay đổi chiến thuật, chuyển sang dụ dỗ chiêu hồi nhưng đều bị thất bại. Dù không có bằng chứng đầy đủ để buộc tội, nhưng lo sợ trước khí thế cách mạng của quần chúng, một lần nữa địch đưa đồng chí Dương Minh Quan ra tòa, kết án khổ sai chung thân và đày ra Côn Đảo.

Đặt chân lên Côn Đảo sau mấy ngày đói, mệt vì vật lộn với sóng biển, đồng chí Dương Minh Quan cũng như các anh em tù chính trị khác được bọn cai ngục đón tiếp bằng một trận đòn roi, được chúng gọi là “lễ tiếp đón” dằn mặt. Do bị giam cầm mấy ngày đêm liền, lại bị đánh đập, có người chân đi không vững, xỉu tại chỗ.

Ở nhà lao Côn Đảo, dưới những trận đòn roi và mọi cực hình tra tấn dã man của kẻ thù, đồng chí Dương Minh Quan luôn tỏ rõ là một chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Được các đồng chí trong tù hướng dẫn, đồng chí Dương Minh Quan bắt tay vào nhiệm vụ mới, đó là tổ chức những nhóm học tập lý luận chính trị, tư tưởng và văn hóa; thành lập chi bộ nhà tù… Đồng chí Dương Minh Quan cùng các đồng chí của mình đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng. Nhưng kẻ thù dã man đâu chỉ dừng lại ở việc tra khảo đánh đập, chúng còn bắt tù chính trị bị kết án chung thân đi lao động khổ sai vào những công việc nguy hiểm để giết dần các đồng chí. Đồng chí Dương Minh Quan là tù chung thân bị tập hợp vào đội đập đá. Do công việc quá nặng nhọc, cộng với chế độ lao tù quá hà khắc, bị đánh đập thường xuyên nên sức khỏe đồng chí Dương Minh Quan ngày càng suy kiệt. Đồng chí bị tiêu chảy nặng, dù được đồng đội thương yêu chăm sóc, nhưng do không có  thuốc chữa trị, bệnh ngày càng nặng hơn, cuối cùng đồng chí Dương Minh Quan đã trút hơi thở cuối cùng trên tay các đồng chí của mình ở “địa ngục trần gian” Côn Đảo.

Đồng chí Dương Minh Quan, người chiến sĩ cộng sản kiên, bất khuất, người Bí thư Tỉnh ủy lâm thời đầu tiên ở tỉnh Sóc Trăng đã hy sinh trọn cuộc đời cho lý tưởng cách mạng. Đồng chí là niềm tự hào của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Tên của đồng chí được đặt cho một con đường ở thị xã Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng), theo Quyết định số 48/2006/QĐ-CTUBND ngày 22/12/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng đô thị  trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Đường Dương Minh Quan hiện nay nằm trên địa bàn Khóm 8, Phường 3, dài 1.165m, bắt đầu từ đường Trần Hưng Đạo và kết thúc là đường Văn Ngọc Chính, đường lưu thông hai chiều. Đường này có từ những năm 1990 nhưng chỉ là con đường nhỏ bằng đất cát, năm 2001 đường được mở rộng 3m và có kết cấu bằng bê tông xi măng và đến năm 2014 được nâng cấp mở rộng 6m như hiện nay.

Theo Bao Soc Trang

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-minh-quan-bi-thu-tinh-uy-lam-thoi-soc-trang-dau-tien-va-con-duong-mang-ten-ong-2-p41709/feed 0
Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử sử dân tộc ( Sơ khảo) http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-su-dan-toc-so-khao-p41686 http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-su-dan-toc-so-khao-p41686#respond Sat, 30 Mar 2024 14:55:22 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41686  

Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử sử dân tộc ( Sơ khảo)

Phần tiếp theo

Còn nữa

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-su-dan-toc-so-khao-p41686/feed 0
Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc ( sơ khảo) http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-7-p41607 http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-7-p41607#respond Fri, 22 Mar 2024 20:52:09 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41607 Phần tiếp theo

 

Còn nữa

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-7-p41607/feed 0
Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc ( Sơ khảo) http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-6-p41516 http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-6-p41516#respond Sat, 16 Mar 2024 00:28:15 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41516

Phần tiếp theo

Còn nữa

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-6-p41516/feed 0
Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc ( Sơ khảo) http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-4-p41277 http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-4-p41277#respond Fri, 23 Feb 2024 23:18:17 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41277 Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc ( Sơ khảo) tiếp theo…

Còn nữa …

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-4-p41277/feed 0
Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc ( Sơ khảo) http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-3-p40590 http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-3-p40590#respond Sat, 13 Jan 2024 08:28:18 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=40590 Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc ( Sơ khảo)

phần tiếp theo

Còn nữa

 

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-3-p40590/feed 0
Chuyện về người Chính trị viên đầu tiên của Quân đội ta với Bắc Kạn http://hoduongvietnam.com.vn/chuyen-ve-nguoi-chinh-tri-vien-dau-tien-cua-quan-doi-ta-voi-bac-kan-p40321 http://hoduongvietnam.com.vn/chuyen-ve-nguoi-chinh-tri-vien-dau-tien-cua-quan-doi-ta-voi-bac-kan-p40321#respond Fri, 22 Dec 2023 13:23:55 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=40321 Đọc tiếp "Chuyện về người Chính trị viên đầu tiên của Quân đội ta với Bắc Kạn"

]]>
Ông Dương Mạc Thạch, bí danh Xích Thắng (1915-1979) quê ở bản Thôm Phát, Gia Bằng (nay là xã Minh Tâm), Nguyên Bình, Cao Bằng là Chính trị viên đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Hướng tới kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2023), xin chia sẻ một số tư liệu về thời kỳ hoạt động cách mạng của ông Dương Mạc Thạch ở tỉnh Bắc Kạn.

Chân dung ông Dương Mạc Thạch.

Ông là một cán bộ am hiểu địa bàn, nắm chắc phong trào cách mạng, người có uy tín ở địa phương, đặc biệt là trong đồng bào dân tộc. Vì vậy, trong suốt thời gian dài kể từ sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (1941) đến trước Cách mạng Tháng Tám, ông Dương Mạc Thạch được tổ chức phân công, bám trụ hoạt động ở vùng Nguyên Bình và vùng giáp ranh với Bắc Kạn. Tại những vùng này, ông đã kiên trì xây dựng và phát triển cơ sở, vận động được nhiều đồng bào Tày, Nùng, Mông, Dao vào Hội Cứu quốc; tổ chức Mặt trận Việt Minh ở các xã, tổng; cùng với đồng chí Võ Nguyên Giáp “Nam tiến” xuống vùng Bắc Kạn phát triển phong trào, tổ chức các đội tự vệ.

Thời kỳ này, đồng chí Dương Mạc Thạch là Tỉnh ủy viên Cao – Bắc – Lạng và là một đối tượng săn lùng gắt gao của địch. Tháng 02/1944, trên đường Nam tiến xuống Bắc Kạn, đến núi Phja Bjoóc gặp địch khủng bố gắt gao, đồng chí Dương Mạc Thạch buộc phải ở lại hoạt động tại các xã phía Bắc Ngân Sơn. Tại đây, đã hai lần ông thoát chết trong gang tấc, do bọn phản động chỉ điểm và bị địch phục kích.

Một trong những lần đó được ghi trong hồi ký “Con đường Nam tiến” của ông Nông Văn Quang, đại ý: Năm 1944, đồng chí Đồng Văn Hàm (tức đồng chí Bằng) cùng đồng chí Dương Mạc Thạch đi công tác ở Quan Làng, xã Bằng Đức, Ngân Sơn, đến đây bị lính bao vây. Trong giây phút nguy kịch, hai đồng chí và người nhà cơ sở phải lao ra giữa đường đạn. Cả hai người đều đã lọt tới bờ suối an toàn. Đồng chí Bằng vượt qua suối, nhưng vừa lên khỏi nương ngô thì bị trúng đạn hy sinh.

Đầu năm 1945, khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (TTGPQ) đã phát triển thành nhiều đại đội, Dương Mạc Thạch trực tiếp chỉ huy một đại đội hoạt động dọc đường 3B, vừa vũ trang tuyên truyền, vừa chặn đánh quân Nhật trong một số trận như ở Nà Phặc, Hà Hiệu, Đèo Giàng, hỗ trợ du kích phá kho thóc ở Bạch Thông, Na Rì.

Tại Hội nghị cán bộ ở Thuần Mang (Ngân Sơn) tháng 5/1945, đã kiểm điểm tình hình chung và tình hình tại Bắc Kạn, tiến hành thảo luận Chỉ thị ngày 16/4/1945 của Tổng bộ Việt Minh về việc thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng và Ủy ban nhân dân cách mạng, công tác củng cố các đoàn thể Cứu quốc, xây dựng lực lượng vũ trang… Tỉnh ủy lâm thời Bắc Kạn được kiện toàn gồm 5 đồng chí và phân công mỗi người phụ trách một châu; trong đó ông Dương Mạc Thạch, phụ trách châu Hoa Thám (huyện Bạch Thông). Dưới sự lãnh đạo Tỉnh ủy lâm thời Bắc Kạn và Ban Chỉ huy Việt Nam TTGPQ, phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phát triển nhanh chóng, hòa vào cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới Tổng Khởi nghĩa.

Trong Cách mạng Tháng Tám, ông cùng đơn vị tham gia giải phóng thị xã Bắc Kạn. Ngày 23/8/1945, toàn bộ quân Nhật rút khỏi thị xã, Bắc Kạn sạch bóng quân xâm lược. Cách mạng toàn thắng. Ngày 25/8/1945, cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại thị xã, đại diện Tỉnh bộ Việt Minh tuyên bố xóa bỏ toàn bộ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng và giới thiệu thành phần UBND lâm thời tỉnh.

Ông Nông Văn Lạc ghi lại trong Hồi ký “Ánh sáng đây rồi”[1] về sự kiện này: “Cuộc mít tinh hàng vạn người ở thị xã gồm đại biểu năm châu và tất cả các xã châu Bạch Thông kéo vào như thác đổ, mà có tổ chức, có đội ngũ chỉnh tề. Đồng chí trưởng ban tổ chức mít tinh mời đại diện UBND lâm thời là đồng chí Xích Thắng và đại diện quân đội lên phát biểu. Đồng chí Xích Thắng nói, từ năm 1942, châu Ngân Sơn và một số xã ở Bạch Thông, Chợ Rã, Chợ Đồn, đã sôi nổi làm cách mạng dù địch khủng bố ác liệt, dồn dân, đốt làng, bắt bớ, bắn giết. Từ ngày Tây bại, Nhật đến, Nhân dân vẫn một lòng đi theo đoàn thể. Ngay ở trong thị xã, dù dưới sự kiểm soát của địch, Nhân dân vẫn hướng theo đoàn thể. Chúng ta cùng nhau chào mừng thắng lợi, chấm dứt cuộc đời nô lệ. Từ hôm nay, toàn tỉnh Bắc Kạn được hoàn toàn giải phóng, mọi người dân được làm chủ đất nước và có trách nhiệm bảo vệ đất nước của mình”.

Tháng 10-1945, Tỉnh ủy Bắc Kạn họp phiên đầu tiên phân công bộ máy lãnh đạo cấp tỉnh, ông Nông Văn Quang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, ông Nông Văn Lạc làm Chủ nhiệm Việt Minh, ông Dương Mạc Thạch làm Chủ tịch UBND lâm thời tỉnh. Thời gian này, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng, cùng với các cộng sự của mình triển khai tiến hành cuộc chiến tranh Nhân dân chống thực dân Pháp khi chúng nhảy dù xuống Bắc Kạn và dẹp tan các nhóm phản động.

Trong hồi ký “Chiến đấu trong vòng vây”,[2] Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nhắc về ông trong thời gian ở Bắc Kạn: “Hạ tuần tháng Tám (1947), tôi đi Bắc Kạn và Cao Bằng. Tại thị xã Bắc Kạn, tôi gặp lại nhiều người thân. Chủ tịch tỉnh, anh Thạch vốn là Chính trị viên đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Anh Doanh Hằng, Thường vụ Tỉnh ủy, đã tham gia Ban Cán sự đảng tỉnh Bắc Kạn từ trước Tổng khởi nghĩa. Chị Thanh, cán bộ phụ nữ, cũng là một nữ chiến sĩ giải phóng quân đã cùng hoạt động trong một tiểu đội bí mật với tôi từ năm 1942. Từ Bắc Kạn đi lên luôn luôn nhìn thấy dãy núi Cứu Quốc cao ngất trời. Chưa hết mùa hè. Tiết trời Việt Bắc còn oi ả. Nhưng qua khỏi Nà Phặc, khí hậu cao nguyên mỗi lúc càng trong trẻo, tươi mát”. Đến tháng 12-1947, Khu điều động ông về Bộ Tư lệnh Khu làm Đặc phái viên các tỉnh miền Bắc…

Ông Dương Mạc Thạch (người đầu tiên trái sang) và gia đình, ảnh chụp năm 1965.

Với Bắc Kạn, ông để lại nhiều tình cảm tốt đẹp trong lòng Nhân dân, nhất là đồng bào người Dao trên núi Phja Bjoóc. Năm 1947-1948, nhà văn Nam Cao lên làm báo Cứu quốc ở vùng núi Phja Bjoóc (thuộc xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể) kể trong tác phẩm “Nhật ký ở rừng”: “Nếu Tư (Tô Hoài) đi là tôi với Khang (họa sĩ Trần Đình Thọ) gặp khó khăn ngay. Bởi vì ở Vằng Kheo người ta không biết tiếng Kinh. Tiếng “Thổ” cũng biết ít thôi. Chúng tôi cũng chẳng biết được bao nhiêu. Họ nói hơi dài, ngoài mấy tiếng thường dùng, là mình ngẩn mặt ra. Mình nói, họ cũng lắc đầu: Nắm chắc! (không biết!). Nhưng hỏi đến Cụ Hồ thì ai cũng “chắc” (biết). “Chắc” cả đồng chí Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), “chắc” cả đồng chí Mạc Thạch”.

Cuộc đời hoạt động của người Chính trị viên đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Dương Mạc Thạch-Xích Thắng (và cả người em ruột của ông là Dương Mạc Hiếu, Bí thư Chi bộ Chí Kiên) là những tấm gương sáng về lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với đất nước và Nhân dân. Con người, nhân cách và những cống hiến to lớn của ông Dương Mạc Thạch luôn in đậm trong lòng người dân tỉnh Bắc Kạn./.

Theo Báo Bắc Kạn

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/chuyen-ve-nguoi-chinh-tri-vien-dau-tien-cua-quan-doi-ta-voi-bac-kan-p40321/feed 0
Giới thiệu sách Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc ( sơ khảo) http://hoduongvietnam.com.vn/gioi-thieu-sach-cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-p39925 http://hoduongvietnam.com.vn/gioi-thieu-sach-cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-p39925#respond Sun, 26 Nov 2023 23:52:04 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=39925 Giới thiệu cuốn sách Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc  (sơ khảo) tiếp theo .

(còn nữa)

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/gioi-thieu-sach-cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-so-khao-p39925/feed 0