Góc chuyên gia – Bản tin Điện tử Họ Dương Việt Nam http://hoduongvietnam.com.vn Sun, 05 Jan 2025 23:39:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.8 Tâm thế mới cho doanh nhân Việt http://hoduongvietnam.com.vn/tam-the-moi-cho-doanh-nhan-viet-p39357 http://hoduongvietnam.com.vn/tam-the-moi-cho-doanh-nhan-viet-p39357#respond Fri, 13 Oct 2023 15:45:33 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=39357 Đọc tiếp "Tâm thế mới cho doanh nhân Việt"

]]>
Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức doanh nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. TS Dương Thị Kim Liên, Viện trưởng Viện Hỗ trợ Đổi mới sáng tạo doanh nghiệp chia sẻ với Doanh Nhân về việc lấy văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân

 Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức doanh nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

TS Dương Thị Kim Liên, Viện trưởng Viện Hỗ trợ Đổi mới sáng tạo doanh nghiệp chia sẻ với Doanh Nhân về việc lấy văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân làm cốt cách, nền tảng cho sự phát triển bền vững.

 

TS Dương Thị Kim Liên

Bà Liên cho biết: Nếu VCCI xây dựng văn hoá doanh nghiệp và đạo đức doanh nhân thành phong trào, tôi tin thế giới sẽ nhìn doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở một “tâm thế” khác.

– Ngay sau ngày độc lập, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11 năm 1946, Bác Hồ chỉ rõ: “Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Vậy theo bà, đến thời điểm hiện nay, chúng ta triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi ra sao để văn hoá thực sự “soi đường” cho kinh doanh?

Văn hoá doanh nghiệp và đạo đức doanh nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiêu chí này vẫn còn hơi yếu. Ví dụ, khi chúng ta vào thăm một nhà máy của Nhật Bản, Hàn Quốc thì sẽ có thấy sự khác biệt, không chỉ ở vấn đề nhà xưởng sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Hình ảnh đầu tiên là thái độ của từng nhân viên, từ người bảo vệ đến lãnh đạo cấp cao của công ty, mỗi người đều có văn hoá doanh nghiệp của từng vị trí mà họ đảm nhiệm. Họ ý thức và tuân thủ việc đó rất tốt.

Từ ý thức này đã tạo nên danh tiếng không chỉ cho doanh nghiệp đó, mà còn là uy tín quốc gia. Do đó, theo tôi các doanh nhân Việt Nam cần đi theo hướng định hình văn hoá doanh nghiệp như vậy. Chúng ta sẽ dần chuẩn hoá và nói cho thế giới biết: “Chúng tôi là người Việt Nam. Chúng tôi tự hào về điều đó”.

– Như bà đã khẳng định, chúng ta phải để thế giới biết tới bản sắc văn hoá riêng của doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam?

Đúng vậy! Đạo đức là điều đặc biệt quan trọng và điều đó cần được trau dồi bằng giáo dục. Chúng ta có thể nhận thấy trong một gia đình, khi sự chăm sóc và giáo dục của bố mẹ khác nhau thì con cái trưởng thành sẽ khác nhau. Tương tự, với mỗi một doanh nghiệp chỉ cần người lãnh đạo và đội ngũ quản lý cấp trung ý thức được việc đó và áp dụng những chuẩn mực đạo đức cũng như văn hoá kinh doanh vào trong doanh nghiệp, thì những thái độ về văn hoá sẽ được thay đổi đổi dần dần.

Việc thay đổi này sẽ không thể diễn ra ngay trong một ngày, nhưng mỗi ngày chỉ cần 5 phút, thậm chí 1 phút người quản lý nhắc nhở công nhân tuân thủ nguyên tắc lao động, thì sau 1 tháng hay 2 tháng sẽ vào quy chuẩn. Tất nhiên, việc này cần có thưởng, phạt rõ ràng, gắn trách nhiệm cụ thể. Đặc biệt, không chỉ chú trọng đến việc làm tốt, như Hồ Chủ tịch đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Lời dạy này chúng ta đã nghe từ rất lâu, nhưng đã có một quãng thời gian bỏ qua mất việc đó và không thấy nhắc lại. Đây là những điều cơ bản, căn bản nhất của một doanh nghiệp, doanh nhân cần phải có trong thời đại hiện nay. VCCI “khởi động” bộ quy tắc Đạo đức doanh nhân rất ý nghĩa và quan trọng.

Thực tế, tại các nước phát triển họ luôn đề cao chuẩn mực đạo đức của người làm nghề mà không cần ai phải “giám sát” và “nhắc nhở”, họ tự tuân thủ các quy tắc đó đến cuối đời. Trong khi, Việt Nam có những chuẩn mực văn hoá, đạo đức từ rất lâu mà thời gian vừa qua lại để “sao nhãng”.

– Thời gian qua, có một số doanh nhân, doanh nghiệp đã đi “chệch đường”. Bà bình luận như thế nào về vấn đề này?

Đây là vấn đề ý thức pháp luật, vì khi đã vi phạm trong kinh doanh thì liên quan đến pháp luật. Sự hiểu biết của những người này không phải là không có, mà họ đang “lách” luật để thu lợi trước mắt quá lớn, quá nhanh. Và họ đã đặt lợi ích cá nhân lên trên văn hoá và đạo đức.

Đạo đức doanh nhân là một trong những tiêu chí đặc biệt cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng. Bởi khi tham gia vào một môi trường mang tầm thế giới trong bối cảnh các nước đã đi trước chúng ta, họ đã có những chuẩn mực về kinh doanh cũng như các quy trình làm việc. Đạo đức doanh nhân rất cần được chuẩn hoá và vì vậy rất cần vai trò “dẫn hướng” của VCCI. Nếu VCCI xây dựng thành phong trào, tôi tin thế giới sẽ nhìn doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ở một “tâm thế” khác.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam cũng không thiếu những doanh nhân có đạo đức, tài năng trong và cống hiến hết mình cho công việc kinh doanh. Những tấm gương như vậy theo tôi cần phải được nhân rộng.

Trân trọng cảm ơn bà!

Theo: Diễn đàn Doanh nghiệp

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/tam-the-moi-cho-doanh-nhan-viet-p39357/feed 0