Văn hóa nghệ thuật – Bản tin Điện tử Họ Dương Việt Nam http://hoduongvietnam.com.vn Mon, 06 Jan 2025 14:14:37 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.8 Tọa đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sỹ Dương Bích Liên http://hoduongvietnam.com.vn/toa-dam-nhan-ky-niem-100-nam-ngay-sinh-hoa-sy-duong-bich-lien-p42905 http://hoduongvietnam.com.vn/toa-dam-nhan-ky-niem-100-nam-ngay-sinh-hoa-sy-duong-bich-lien-p42905#respond Wed, 17 Jul 2024 21:42:53 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=42905 Đọc tiếp "Tọa đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sỹ Dương Bích Liên"

]]>
Art Talk chủ đề “Họa sỹ Dương Bích Liên – Ánh chớp thầm lặng” nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của danh họa Dương Bích Liên (17/7/1924 – 17/7/2024).

Tọa đàm nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh họa sỹ Dương Bích Liên

Họa sỹ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm.

Ngày 13/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra buổi Art Talk chủ đề “Họa sỹ Dương Bích Liên – Ánh chớp thầm lặng” nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của danh họa Dương Bích Liên (17/7/1924 – 17/7/2024).

Tọa đàm có sự tham dự của diễn giả khách mời là họa sỹ Đặng Thị Khuê, Ủy viên Thường vụ – thường trực khóa I Hội Mỹ thuật Việt Nam; họa sỹ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng đông đảo khách mời yêu nghệ thuật.

Trò chuyện về thân thế, sự nghiệp của danh họa Dương Bích Liên, họa sỹ Đặng Thị Khuê cho biết: Họa sỹ Dương Bích Liên sinh ra tại Hà Nội, nhưng quê ông ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức nho học, nổi tiếng có nhiều người thành đạt, lập nghiệp theo con đường nhân sỹ, giáo chức, thày thuốc, một dòng tộc có nhiều cống hiến lớn lao cho đất nước. Ông nội và bác ruột của ông là những sỹ phu yêu nước từng tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục và bị Pháp đày ra Côn Đảo. Người bác ruột khác của ông là giáo sư Dương Quảng Hàm, một nho sỹ yêu nước, một nhà sư phạm mẫu mực, nhà nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, tác giả của nhiều công trình học thuật nổi tiếng, đã hy sinh khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ 1946. Người anh ruột và em trai ông cũng là những liệt sỹ thời kháng Pháp…

Năm 16 tuổi, Dương Bích Liên đã là sinh viên khóa cuối cùng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1940 – 1945). Dấn thân với lý tưởng cách mạng và nghệ thuật, họa sỹ Dương Bích Liên rời gia đình lên chiến khu tham gia trong những đoàn kịch, đoàn văn công, đoàn văn hóa kháng chiến, làm báo… Những năm tham gia kháng chiến đã để lại cho ông nhiều kỷ niệm và những kỷ niệm đó đã làm nên những tác phẩm để đời cho hậu thế.

Họa sỹ Dương Bích Liên đã sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó, tác phẩm “Thiếu nhi đi khai hoang” của ông đã giành giải Nhì tại triển lãm hội họa kháng chiến năm 1948. Năm 1952, ông được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và sau này ông sáng tác tác phẩm “Hồ Chủ tịch qua suối”, tác phẩm giành giải Nhất ở triển lãm toàn quốc 1980, hiện đã được công nhận là Bảo vật quốc gia, được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ. Ông là một trong bộ bốn “Nghiêm, Liên, Sáng, Phái” (Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái) – “tứ trụ” của nền nghệ thuật hiện đại Việt Nam.

Tọa đàm nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh họa sỹ Dương Bích Liên

Đại diện gia đình họa sĩ Đặng Thụy Khuê trao tặng bức ảnh chân dung cho đại diện gia đình họa sĩ Dương Bích Liên.

Theo họa sỹ Đặng Thị Khuê, tranh của họa sỹ Dương Bích Liên dù là chất liệu gì, thể loại nào cũng đều mang vẻ đẹp huyền ảo, lung linh, lãng đãng cổ kính vừa gợi cảm vừa bí ẩn. Tái tạo vẻ đẹp tự nhiên qua nhãn thức của riêng mình, ông gửi gắm cả tâm tình trong mối ưu tư da diết… vì thế những khoảng trống trong tranh Dương Bích Liên lại chứa nhiều ý nghĩa nhất khiến người xem bị ám ảnh. Thế giới nghệ thuật của họa sỹ chứa đầy tương phản: vừa lánh đời lại vừa cuồng nhiệt, vừa bình dị lại vừa uyên thâm, vừa bâng quơ, vừa cao thượng, hào sảng… Tồn tại trong im lặng, lấy sáng tạo làm lẽ sống, ông đã một mình với tất cả. Và sự có mặt của ông là sự có mặt của một “nhân cách độc lập đầy kiêu hãnh”, ông mất ngày 12/12/1988 thọ 64 tuổi.

“Họa sỹ Dương Bích Liên là một tượng đài của nghệ thuật tạo hình Việt Nam, là ánh chớp thầm lặng trên bầu trời nghệ thuật. Tên tuổi và sự nghiệp ông đã được ghi nhận bởi danh hiệu cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và tác phẩm sơn mài “Hồ Chủ tịch qua suối” của ông được công nhận là Bảo vật quốc gia”, họa sỹ Đặng Thị Khuê chia sẻ.

Họa sỹ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam bày tỏ, buổi gặp gỡ, tọa đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của danh họa Dương Bích Liên giúp chúng ta hiểu hơn, gần hơn với con người, cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Theo họa sỹ Lương Xuân Đoàn, họa sỹ Dương Bích Liên là một nhà tri thức uyên bác, ông đọc nhiều, học nhiều, nhưng sống yên lặng bên cạnh cuộc sống ồn ào của đô thị. Đời sống nghệ thuật của ông là dòng chảy lặng lẽ đầy tính nghệ thuật.

“Mỹ thuật hiện đại Việt Nam may mắn có được bộ “tứ trụ” cuối cùng kết thúc “thế hệ vàng” của mỹ thuật Đông Dương, đây là gạch nối hết sức đa dạng cho xu thế càng ngày càng đa dạng của mỹ thuật đương đại Việt Nam”, họa sỹ Lương Xuân Đoàn nhấn mạnh.

Tọa đàm cũng lắng nghe những câu chuyện xúc động về họa sỹ Dương Bích Liên qua chia sẻ của người thân, của những người đã từng gặp, của chính nhân vật trong tác phẩm của ông…/.

chinhsachcuocsong.vn

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/toa-dam-nhan-ky-niem-100-nam-ngay-sinh-hoa-sy-duong-bich-lien-p42905/feed 0
NSƯT Dương Thùy Anh: Album “Lắng” là sự ngẫu hứng tuyệt vời http://hoduongvietnam.com.vn/nsut-duong-thuy-anh-album-lang-la-su-ngau-hung-tuyet-voi-p42331 http://hoduongvietnam.com.vn/nsut-duong-thuy-anh-album-lang-la-su-ngau-hung-tuyet-voi-p42331#respond Tue, 28 May 2024 22:59:00 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=42331 Đọc tiếp "NSƯT Dương Thùy Anh: Album “Lắng” là sự ngẫu hứng tuyệt vời"

]]>
 Nhạc sỹ Võ Thiện Thanh đã khéo léo đưa vào album “Lắng” những thang âm rất lạ của nhạc phương Tây.

Nghệ sỹ ưu tú Dương Thùy Anh là giảng viên đàn nhị, khoa nhạc cụ truyền thống thuộc trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cũng là thành viên chính của nhóm nhạc “Cỏ Lạ”. 40 năm đam mê trên con đường âm nhạc, tháng 12 vừa qua NSƯT Dương Thùy Anh bất ngờ kết hợp với nhạc sĩ Võ Thiện Thanh để ra mắt album đàn nhị dựa trên thể loại âm nhạc “thời đại mới” New age & World music – một thể loại âm nhạc mở rộng có tính toàn cầu, trong một không gian âm nhạc bao gồm các chất liệu nhạc cụ hiện đại cho tới những nhạc cụ đậm chất truyền thống Việt Nam, mang tới cho người nghe sự cảm nhận đa dạng hơn, thêm vào bộ sưu tập âm nhạc yêu thích của mình. NSƯT Dương Thùy Anh chia sẻ, album với tên gọi “Lắng” là món quà âm nhạc như một lời nhắn gửi: Lắng để nghe, để cảm nhận và lắng cũng để đọng lại vẻ đẹp ngay chính nơi tâm hồn của mỗi người nghe.

NSƯT Dương Thùy Anh ( bên trái)  tại phòng thu của VOV

BTV Bảo Trang: Thưa Nghệ sỹ ưu tú Dương Thùy Anh, thật bất ngờ khi chị ra album mới – sản phẩm âm nhạc thứ hai mang tên “Lắng”, với một câu chuyện rất kỳ lạ!

NSƯT Dương Thùy Anh: Ý tưởng làm album lần này cũng xuất phát bởi sự đam mê với âm nhạc của tôi. Tôi đã gắn bó với cây đàn nhị 40 năm và ấp ủ làm album này từ rất lâu. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng để cho ra mắt một sản phẩm mới không hề đơn giản bởi nó phải là kết quả của sự trau dồi kiến thức, trau dồi sự đam mê và lòng nhiệt huyết của người nghệ sỹ. Và mỗi sản phẩm khi ra đời đều phải có một dấu ấn, gửi gắm một thông điệp tới khán giả.

Album “Lắng” là một câu chuyện xuyên suốt về một khu rừng nguyên sinh với nhiều điều bí ẩn. Tôi và nhạc sỹ Võ Thiện Thanh đã đưa ra ý tưởng để đồng nhất về album. Nó như một câu chuyện trải dài từ sáng tinh mơ cho đến đêm muộn, Mở đầu bằng bản nhạc “Băng qua cánh rừng”, và kết thúc bằng “”vũ điệu của bầy đom đóm”, với những âm sắc, cung bậc cảm xúc hoàn toàn khác nhau.

BTV Bảo Trang: Như vậy là những bản nhạc trong album đã được chị sắp xếp theo một trình tự của một ngày trong rừng phải không?

NSƯT Dương Thùy Anh: Các bản nhạc được sắp xếp theo một không gian, chuyển động thời gian của một ngày. Nhạc sỹ Võ Thiện Thanh đã rất tinh tế khi dẫn dắt câu chuyện một cách xuyên suốt qua những tác phẩm. Chỉ bằng giai điệu âm nhạc thôi mà người nghe có thể cảm nhận được cả một không gian kỳ bí của khu rừng, qua rất nhiều cung bậc cảm xúc.

BTV Bảo Trang: Và Dương Thùy Anh cũng chỉ bằng cây đàn để mô tả được rất cả những điều đó… Chắc hẳn cũng không hề đơn giản đâu!

NSƯT Dương Thùy Anh: Tôi cũng cảm nhận rằng điều đó không đơn giản chút nào đối với một nghệ sỹ chơi nhạc cụ dân tộc. Album lần này cũng hoàn toàn mới lạ với bản thân tôi. Tôi cảm thấy như đó là một bước đột phá của mình vậy. Tôi luôn muốn khán giả có cách nhìn khác hơn về cây đàn nhị – nó không chỉ là một cây đàn chơi những bản nhạc buồn, những giai điệu ỉ eo mà nó còn có khả năng thể hiện được năng lượng tích cực, sự mạnh mẽ vươn lên. Tôi luôn tìm tòi những hướng đi mới, những khám phá mới cho cây đàn nhị. Những kỹ thuật và giai điệu trong album “Lắng” không đơn thuần như nhạc ngũ cung, nhạc dân tộc vẫn sử dụng mà nhạc sỹ Võ Thiện Thanh đã khéo léo đưa vào những thang âm rất lạ của nhạc phương Tây. Đặc biệt hơn nữa, album “Lắng” là sự ngẫu hứng vô cùng tuyệt vời của người nghệ sỹ. Tôi đã được thỏa sức sáng tạo cùng người em gái thân thiết là ca sỹ Bảo Lan của nhóm Năm dòng kẻ. Hai chị em đã tung hứng trong những bản nhạc bằng sự ngẫu hứng và đam mê với nhạc cụ dân tộc.

NSƯT Dương Thùy Anh: Tôi luôn muốn làm mới cây đàn nhị

BTV Bảo Trang: Tôi có thể hình dung được rằng sản phẩm âm nhạc lần này đã có sự khác biệt rất nhiều so với album trước đó?!

NSƯT Dương Thùy Anh: Đúng như vậy. Ở album đầu tiên “Ôi đàn cò” tôi mang cây đàn nhị đến khán giả, đặc biệt là những người trẻ thông qua những ca khúc được nhiều người yêu thích và những tác phẩm nổi tiếng viết cho đàn nhị, được làm mới bởi các bản phối hiện đại hơn, phổ cập hơn để gần gũi với khán giả. Album đó đã được mọi người đón nhận nồng nhiệt, cũng là nguồn động lực để tôi tiếp tục ra album “Lắng”.

BTV Bảo Trang: Những bản nhạc trong album “Lắng” đã được nhạc sỹ Võ Thiện Thanh sáng tác riêng cho Thùy Anh thôi!

NSƯT Dương Thùy Anh: Điều đó vô cùng thú vị. Tôi rất may mắn được gặp nhạc sỹ Võ Thiện Thanh. Khi tôi đề cập rằng muốn làm album, anh khuyên tôi nên làm mới hoàn toàn chứ không dùng những bản nhạc cũ nữa. Nhạc sỹ Võ Thiện Thanh đã rất tâm huyết viết 6 bài, dựa trên sự chia sẻ về ý tưởng của tôi. Tôi luôn muốn đưa chất liệu dân gian vào các tác phẩm, nên trong mỗi tác phẩm đều đan xen chất liệu dân gian để tôi có thể thể hiện bằng nhạc cụ dân tộc trên chất liệu dân gian và nền hòa thanh phối khí đương đại. Tôi muốn để lại dấu ấn bền vững với chất liệu âm nhạc dân tộc như xẩm, chèo, ca Huế…

BTV Bảo Trang: Có khi nào Thùy Anh nghĩ rằng mình cũng hơi “liều” khi mang một sản phẩm mới 100% tới người nghe?

“Cây đàn nhị như một người bạn tri kỷ của tôi trong những lúc vui buồn”

NSƯT Dương Thùy Anh: Rõ ràng đây là một bước ngoặt lớn nhưng thực sự rất thú vị. Tôi đã được thỏa sức với niềm đam mê của mình, được tự do ngẫu hứng trên nền hòa thanh của nhạc sỹ Võ Thiện Thanh. Album đã đem tới những vẻ đẹp bất ngờ. Có những bản nhạc trước đó tôi không nghĩ sẽ chơi theo lối như vậy nhưng âm nhạc rất sáng tạo, rất mở. Tôi rất mong 6 tác phẩm này sẽ được mọi người lắng nghe và đồng cảm. Nhương trước hết, tôi rất vui vì đã được thỏa mãn niềm đam mê của mình, thỏa mãn với những gì mình mong muốn được thể hiện. Đó là niềm hạnh phúc!

BTV Bảo Trang: Cho đến hiện tại thì album “Lắng” đã ra mắt được 1 tháng. Và phản hồi của công chúng thế nào đối với album của Thùy Anh?

NSƯT Dương Thùy Anh: Album “Lắng” được Thùy Anh phát hành trên nền tảng số, cả ở trong nước và nước ngoài. Vì thế tôi rất vui khi không chỉ khán giả Việt Nam đón nhận mà có cả khán giả nước ngoài nữa. Điều đó thỏa mãn phần nào mong muốn của tôi, rằng nhạc cụ Việt Nam được bay cao, bay xa ra cả thế giới.

BTV Bảo Trang: Thùy Anh đã có 40 năm gắn bó với cây đàn nhị, và dường như niềm đam mê của chị ngày càng lớn hơn vậy!

NSƯT Dương Thùy Anh: Đúng vậy, cây đàn nhị như một người bạn tri kỷ của tôi trong những lúc vui buồn. Tôi cũng thấy may mắn vì không phải nghệ sỹ nào cũng có thể đắm chìm với niềm đam mê trong khoảng thời gian dài như thế. Người nghệ sỹ cùng phải vật lộn với cuộc sống – và Thùy Anh cũng vậy. Trong suốt 40 năm làm nghề, tôi được tham gia vào nhiều nhóm nhạc như nhóm Trăn tròn, Bông hồng trắng, Hương cau… với phong cách dân tộc truyền thống. Sau đó, tôi tham gia nhóm Cỏ lạ, và chính thời gian này đã cho tôi động lực lớn để tôi bước tiếp cho album “Lắng” Nhóm Cỏ lạ cũng có phong cách mới lạ, mang âm hưởng khá đương đại trong các bản phối khí. Từ những bước đi đó, tôi đã phát triển lên nữa và đưa cây đàn nhị của mình đến gần hơn với công chúng không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.

BTV Bảo Trang: Xin cảm ơn NSƯT Dương Thùy Anh đã chia sẻ niềm đam mê của chị với cây đàn nhị, và chúc chị sẽ gặt hái những thành công hơn nữa trên con đường âm nhạc của mình!

 Theo Đai tieng noi VN – VOV5

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/nsut-duong-thuy-anh-album-lang-la-su-ngau-hung-tuyet-voi-p42331/feed 0
Nhạc sĩ Dương Thụ tri ân ekip thực hiện ’80 năm một giấc mơ’ của đời nghệ sĩ http://hoduongvietnam.com.vn/nhac-si-duong-thu-tri-an-ekip-thuc-hien-80-nam-mot-giac-mo-cua-doi-nghe-si-p41818 http://hoduongvietnam.com.vn/nhac-si-duong-thu-tri-an-ekip-thuc-hien-80-nam-mot-giac-mo-cua-doi-nghe-si-p41818#respond Wed, 10 Apr 2024 23:48:41 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41818 Đọc tiếp "Nhạc sĩ Dương Thụ tri ân ekip thực hiện ’80 năm một giấc mơ’ của đời nghệ sĩ"

]]>
 Với 50 năm hoạt động âm nhạc, nhạc sĩ Dương Thụ đã thu âm 107 ca khúc từ 1980 tới nay; thực hiện gần 20 album từ cassette tới CD chung với tác giả khác, hoặc làm cho các ca sĩ nổi tiếng mà chưa hề sản xuất trọn vẹn sản phẩm cho chính mình.

“Năm lên 9 tuổi tôi nhìn thấy biển, năm 16 tuổi tôi nhìn thấy em nên đã chớm biết cái rộng, cái xa, cái không thể chạm tới. Thế mà tôi vẫn hát mãi cái giấc mơ về nó…”. Với chất giọng trầm ấm truyền cảm khá xúc động qua lời tự bạch, nhạc sĩ Dương Thụ có những chia sẻ thật chân thành tại buổi ra mắt đĩa than lần đầu tiên của ông vào chiều ngày 31/3 vừa qua tại Trung Nguyên Legend (quận 1, TP.HCM). Các nghệ sĩ tên tuổi nổi tiếng như nhạc sĩ Trần Tiến, Bảo Chấn, Huy Tuấn, Viết Tân, nhiếp ảnh gia Lê Thanh Hải, giảng viên thanh nhạc Duy Tân… đã đến chúc mừng ông.

Bộ đĩa than Dương Thụ – 80 năm một giấc mơ

Năm 2023, đánh dấu mốc kỷ niệm 80 năm cuộc đời và 50 năm hoạt động âm nhạc, muốn “đóng gói” cuộc đời mình với ước mơ sản xuất và ra mắt bộ đĩa than mang tên Dương Thụ – 80 năm một giấc mơ do chính nhạc sĩ biên tập.

Thấu hiểu được tâm tư của nhạc sĩ và thay cho lời tri ân đến những nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật, lan tỏa những giá trị hạnh phúc, tươi đẹp của cuộc sống đến cộng đồng qua các tác phẩm âm nhạc. Trung Nguyên Legend và Viết Tân Studio đồng hành thực hiện sản xuất, phát hành và ra mắt sản phẩm âm nhạc – đĩa than Dương Thụ – 80 năm một giấc mơ… Trung Nguyên Legend từng thực hiện nhiều dự án nghệ thuật và luôn nhận được sự đồng hành của người bạn quý như nhạc sĩ Dương Thụ – Giám đốc mô hình Salon văn hóa Cà phê thứ 7 – chuỗi không gian văn hóa phi lợi nhuận là điểm hẹn của những người có cùng đam mê và mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa nghệ thuật nước nhà như âm nhạc, điện ảnh, hội họa, điêu khắc đã hình thành và phát triển qua hơn 15 năm qua.

NSƯT Khánh Ngọc

Hồng Dịu

Đĩa than Dương Thụ – 80 năm một giấc mơ như là “bản tổng kết âm nhạc” chọn ra 16 ca khúc phổ biến, đã trở thành quen thuộc với công chúng yêu nhạc gồm 2 đĩa. Vol.1 là Vẫn hát lời tình yêu gồm 8 bài: Nghe mưa (Nguyên Thảo), Em đi qua tôi (Trần Nguyễn Minh Đức), Tháng tư về (Khánh Linh), Gọi anh (Thanh Lam ), Vẫn hát lời tình yêu (Hồng Nhung), Hát cho anh (Mỹ Linh), Bay vào ngày xanh (Trần Nguyễn Minh Đức), Lắng nghe mùa xuân về (Hồng Nhung). Vol.2 là Họa mi hót trong mưa gồm 8 bài: Họa mi hót trong mưa (Khánh Linh), Bóng tối ly cà phê (Bằng Kiều), Tiếng sóng biển (Hồng Nhung), Mong về Hà Nội (Hồng Nhung), Im lặng (Nguyên Thảo), Gửi mùa đông (Bằng Kiều), Mây trắng bay về (Thanh Lam), Cho em một ngày (Hồng Nhung).

Do tác giả quan niệm “âm nhạc là ký ức của một thời”, nên khi thực hiện đĩa than, nhạc sĩ cố gắng tìm bản thu gốc nếu có thể, và chỉ thu mới 3 ca khúc do Bằng Kiều và Trần Nguyễn Minh Đức thể hiện.

Nhạc sĩ Dương Thụ

Nhạc sĩ chia sẻ: “Sống mùa đông và biết chắc mình chỉ có thể ở lại mùa đông, lại hát về mùa xuân. Sống trong con hẻm chật chội lại hát về biển rộng. Ngoài 40 tuổi chẳng có một mối tình thật sự nào, vẫn chưa bao giờ chạm được vào bàn tay em, lại luôn hát về tình yêu trong sáng. Đó là một nghịch lý và cái nghịch lý ấy đã tạo thành tôi, đã sinh ra những bài hát mà tôi viết trong hơn nửa thế kỷ sống. Những bài hát của tôi đượm buồn, nhưng nó chính lại là sự mạnh mẽ mà một người đàn ông như tôi có thể có được”.

Trần Nguyễn Minh Đức

Tại buổi giới thiệu đĩa than, do 6 ca sĩ bận việc riêng không thể tới dự, chỉ có Trần Nguyễn Minh Đức là người duy nhất đã trình bày ca khúc Em đi qua. Chính vì vậy nhạc sĩ Dương Thụ đã mời các nghệ sĩ ở Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP.HCM (tham gia tại Salon Văn hóa Cà phê thứ 7) thể hiện một số ca khúc: Im lặng (Hồng Dịu), Họa mi hót trong mưa (NSƯT Khánh Ngọc), Lắng nghe mùa xuân về (Thanh Nam – Hồng Dịu)…

Nhạc sĩ cho biết thêm, sau buổi ra mắt tại TP.HCM, vào ngày 21/4 tới, sẽ có buổi giới thiệu và tri ân tiếp tại Hà Nội để có sự tham gia đầy đủ của các ca sĩ đã thể hiện trong đĩa than.

Nhạc sĩ Trần Tiến

Nhạc sĩ Trần Tiến vẫn tràn năng lượng và đầy hóm hỉnh, sau khi “kể khổ” gốc gác ra đời của thương hiệu cá biệt “Tứ quái sông Hồng” (Dương Thụ, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương và Trần Tiến), nhóm đại diện cho một thế hệ nhạc sĩ trẻ bản lề xuất hiện vào đúng thời điểm chấm dứt cuộc chiến tranh và bước vào cuộc sống mới hòa bình. Tất cả, đều có chung một giấc mơ về dòng nhạc đương đại hoàn toàn trẻ trung. Chính nhạc sĩ Dương Thụ là người có công và tâm huyết rất lớn cho sự hình thành dòng nhạc này.

Còn riêng với Trần Tiến: “Anh Thụ là người đã nuôi sống tôi, ban đầu từ việc đi hát ở các tụ điểm, sau đó là sáng tác như điên… bởi sau 1 – 2 tuần là phải trình bày ca khúc mới, không được hát lại bài cũ… Chính anh Thụ là người khởi nguồn ý tưởng sáng tác ca khúc đặt hàng cho ca sĩ. Và giai điệu rock đầu tiên tôi sáng tác cho ca si Ngọc Bích là Ngọn lửa cao nguyên. Một kỷ niệm lớn lắm với tôi, anh chính là người ‘nhặt từ sọt rác’ bản nháp mà mình đã vứt đi vì cho là sao cứ sến sến, buồn buồn quá… khi nghe anh bảo ‘bài này hay quá, sao lại vứt đi’… Và tạo ngay dấu ấn đầu tiên khi được ca sĩ Lệ Thu thể hiện Vết chân tròn trên cát. Sau đó được Đài truyền hình TP.HCM đề nghị ghi hình là người thể hiện ca khúc này cùng giai thoại lịch sử về bộ râu.

80 năm một giấc mơ – 80 năm một tâm hồn… mà đâu phải một mình anh mơ, chúng tôi cũng mơ lắm chứ. Chúc mừng anh – người đầu tiên trong nhóm ‘Tứ quái sông Hồng’ thực hiện một đĩa than âm nhạc, một giấc mơ đời nghệ sĩ…”.

 

Nhạc sĩ Bảo Chấn

Với nhạc sĩ Bảo Chấn, ông chân thành chia sẻ hầu hết các bài sáng tác của ông sau giải phóng đều được ông anh Dương Thụ chỉnh sửa và luôn nhận… mắng “cậu viết lời nhăng nhít…” tiêu biểu như ca khúc Bên em là biển rộng hay Hoa cỏ mùa xuân. Song ông luôn là người anh độ lượng, dạy dỗ đàn em.

“Tôi học ở anh nhiều lắm như cách tiếp cận, cách làm việc, cách tiếp nhận cảm xúc, từ đó tôi biết thế nào là sáng tác một ca khúc, mới tạo nên sự nghiệp âm nhạc của mình. Cảm ơn anh nhiều lắm. Giờ già rồi ngồi ngẫm lại các tác phẩm của hai ông anh, tôi phát sợ về sự sâu thẳm trong ca khúc của họ, như bài Im lặng của anh Thụ, từng đốn tim tôi một thời.

Cho em một ngày một ngày thôi… từng thấm đẫm cảm xúc nhiều thế hẹ… Vậy mà hôm nay, thật may mắn khi được ngồi cùng anh và các nghệ sĩ đồng nghiệp chưa tới trọn nửa ngày, đã vỡ òa bao cảm hứng lay động tích cực. Được nghe trực tiếp một số ca khúc tiêu biểu trong 16 ca khúc được tuyển chọn qua sự nghiệp sáng tác của ông. Đó là những ca khúc đương đại không thể thiếu trong đời sống âm nhạc của thế hệ trẻ ngày nay.

Dương Thụ, 80 năm – một tâm hồn nghệ sĩ, một nhà giáo, luôn có tư duy tinh tế về cái đẹp, cái ngọt, cách lan tỏa yêu thương và sự ấm áp chân thành trong cuộc sống, để cùng nhau kiến tạo một lối sống thành công, một lối sống kiến thức”.

Theo Thế giới điện ảnh

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/nhac-si-duong-thu-tri-an-ekip-thuc-hien-80-nam-mot-giac-mo-cua-doi-nghe-si-p41818/feed 0
Nhạc sĩ Dương Trọng Thành nâng tình hữu nghị Việt – Nga qua âm nhạc http://hoduongvietnam.com.vn/nhac-si-duong-trong-thanh-nang-tinh-huu-nghi-viet-nga-qua-am-nhac-p41791 http://hoduongvietnam.com.vn/nhac-si-duong-trong-thanh-nang-tinh-huu-nghi-viet-nga-qua-am-nhac-p41791#respond Sun, 07 Apr 2024 23:45:38 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41791 Đọc tiếp "Nhạc sĩ Dương Trọng Thành nâng tình hữu nghị Việt – Nga qua âm nhạc"

]]>
Xúc động với công việc nghiên cứu sinh thái cạn trong rừng sâu của cán bộ Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga cũng như tình bạn khăng khít, bền chặt giữa cán bộ nghiên cứu khoa học hai nước Việt Nam và Liên bang Nga, Thiếu tá, nhạc sĩ Dương Trọng Thành (Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội) đã sáng tác ca khúc “Tình em rừng xanh” (thơ Thiếu tá Trần Thu Phương, công tác tại Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga) đầy da diết, tình cảm.

Tác giả thơ-Thiếu tá Trần Thu Phương cho biết, bài thơ “Tình em rừng xanh” là sáng tác chị dành tặng riêng cán bộ nghiên cứu khoa học Phạm Thị Hà Giang (Viện Sinh thái nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga). Chính những chuyến đi công tác ròng rã ở khắp các khu rừng nhiệt đới trên cả nước của chị Giang cùng các chuyên gia Nga cũng như nghị lực phi thường để chạm tới ước mơ trở thành một trong số ít cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về nấm lớn ở Việt Nam của chị Giang đã là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để chị viết nên bài thơ này.

“Để người đọc có thể hình dung ra công việc của cán bộ nghiên cứu khoa học ngành sinh thái cạn mà không bị khô khan, nhàm chán, tôi đã chọn viết về một câu chuyện tình không biên giới của cán bộ nghiên cứu khoa học người Nga Anton với những cánh rừng già nhiệt đới Việt Nam. Trong hành trình khám phá, nghiên cứu rừng Việt Nam, anh có nhiều kỷ niệm với cán bộ nghiên cứu Phạm Thị Hà Giang”, Thiếu tá Trần Thu Phương chia sẻ.

Ngay khi đọc được bài thơ này, Thiếu tá, nhạc sĩ Dương Trọng Thành đã đồng cảm, sẻ chia và biết ơn sự cống hiến thầm lặng của những cán bộ nghiên cứu khoa học ngành sinh thái cạn. Anh đã chủ ý khoác cho bài thơ “đôi cánh âm nhạc” mềm mại, uyển chuyển để khi giai điệu cất lên, người nghe không cảm thấy sự khô khan, cứng nhắc.

Tác giả thơ và tác giả nhạc say sưa tập luyện ca khúc “Tình em rừng xanh”. 

Trong bài hát, người nghe xúc động khi các địa danh về cánh rừng nguyên sinh của Việt Nam được nhắc đến, đồng thời khắc họa một cách tỉ mỉ, chi tiết chân dung, công việc của các cán bộ nghiên cứu khoa học sinh thái cạn: “Dịu dàng em-nhánh lan rừng Xuân Sơn trong nắng sớm/ Mong manh em-giọt sương mai Bidoup Núi Bà/ Và mạnh mẽ cũng như em-Chư Yang Sin hùng vĩ/ Băng rừng vượt suối bước chân em nhẹ tựa mây ngàn/ Đôi mắt sáng kiếm tìm, bàn tay nâng niu từng loài mới/ Hạnh phúc ngập tràn cùng tôi em mơ về bạt ngàn rừng xanh…”.

Tại Lễ bế mạc Trại sáng tác âm nhạc toàn quân năm 2023, giai điệu của ca khúc “Tình em rừng xanh” lần đầu tiên được vang lên qua giọng hát của Trung tá Lê Thủy (Binh chủng Thông tin liên lạc). Chia sẻ về ca khúc này, Trung tá Lê Thủy cho biết: “Bài hát có ca từ và giai điệu rất đẹp, mượt mà, uyển chuyển. Tôi đã hát bằng tinh thần, niềm cảm phục, sự trân trọng của một người lính với những cán bộ nghiên cứu khoa học trong Quân đội. Sau đó, ca khúc tiếp tục được vang lên tại buổi giới thiệu tác phẩm mới tại Hội Âm nhạc Hà Nội vào tháng 7-2023 qua tiếng hát của Thiếu tá, ca sĩ Thanh Trúc (Đoàn Văn công Quân chủng Hải quân).

Nghe và cảm nhận ca khúc “Tình em rừng xanh”, Thượng tá Phạm Việt Hải, Chủ nhiệm Chính trị Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga cho biết: “Tình em rừng xanh” không chỉ đơn thuần là bài hát ca ngợi tình yêu rừng, tình yêu khoa học mà còn mang thông điệp ngợi ca tình hữu nghị Việt-Nga.

Điều đó không chỉ thể hiện qua ca từ mà trong cả giai điệu khi nhạc sĩ Dương Trọng Thành đã kết hợp uyển chuyển, nhuần nhuyễn giữa nhạc dân gian Nga và nhạc trữ tình Việt Nam. Mong rằng ca khúc sớm được dịch sang tiếng Nga như một minh chứng cho tình hữu nghị Việt-Nga.

Theo Quân đội Nhân dân

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/nhac-si-duong-trong-thanh-nang-tinh-huu-nghi-viet-nga-qua-am-nhac-p41791/feed 0
Á quân Bông Lúa Vàng Dương Thị Mỹ Nhung http://hoduongvietnam.com.vn/a-quan-bong-lua-vang-duong-thi-my-nhung-p41201 http://hoduongvietnam.com.vn/a-quan-bong-lua-vang-duong-thi-my-nhung-p41201#respond Fri, 16 Feb 2024 15:48:26 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41201 Đọc tiếp "Á quân Bông Lúa Vàng Dương Thị Mỹ Nhung"

]]>
Vừa qua, đông đảo khán giả đã đến tham dự Lễ kỷ niệm 30 năm “Bông lúa vàng – Tỏa sáng tài năng cải lương” (1993 – 2023) và cổ vũ nồng nhiệt phần trao giải vòng chung kết xếp hạng cuộc thi Bông Lúa Vàng năm 2023 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh (VOH). Dương Thị Mỹ Nhung, cô gái đến từ An Giang, đã giành vị trí Á quân giải Bông Lúa Vàng.

Mỹ Nhung (thứ hai, bên trái) tại lễ trao giải cuộc thi Bông Lúa Vàng 2023

Quá trình đến với nghệ thuật cải lương của Mỹ Nhung khá đặc biệt. Vốn đam mê cải lương từ nhỏ, nhưng không có cơ hội tìm được thầy học hỏi và đi theo con đường chuyên nghiệp. Mãi đến cuối năm 2018, Mỹ Nhung tình cờ xem truyền hình giới thiệu về lớp học đờn ca tài tử của vợ chồng Nghệ nhân ưu tú Đặng Hoàng Linh – Nghệ nhân nhân dân Phương Hồng Thắm, cô gái mới liên hệ và xin tham gia lớp học.

“Quá trình tham gia cuộc thi, Nhung nhận được nhiều góp ý và tập dợt của thầy cô, từ chọn kịch bản cho đến cách hát, diễn xuất. Thầy cô luôn theo dõi mọi hoạt động cuộc thi và động viên Nhung rất nhiều. Mặc dù sức khỏe không cho phép, nhưng thầy cô vẫn khăn gói từ quê nhà An Giang lên TP. Hồ Chí Minh để tham dự đêm trao giải, ủng hộ tinh thần. Nhung rất hạnh phúc và tự hào” – Mỹ Nhung chia sẻ.

Đây là lần thứ 2, Mỹ Nhung tham gia cuộc thi Bông Lúa Vàng. Lần đầu là năm 2019, lúc vừa theo học nghệ nhân ưu tú Đặng Hoàng Linh và nghệ nhân nhân dân Phương Hồng Thắm. Lần thứ 2 quay trở lại sau 4 năm, với kỹ thuật và ca diễn tốt hơn, Nhung được chọn thẳng vào vòng “Lúa vàng” với phần dự thi bài xàng xê “Dâng lên người những đóa hoa”, do chính nghệ nhân nhân dân Phương Hồng Thắm sáng tác và chỉ cách ca diễn. Ở vòng “Lúa vàng”, với trích đoạn “Võ Thị Sáu” (tác giả Đăng Minh), Mỹ Nhung đạt số điểm tuyệt đối 20 để tiến thẳng vào vòng chung kết xếp hạng.

Trải qua các vòng thi “Gieo hạt”, “Mạ non”, “Trổ đòng” và “Lúa vàng”, 6 thí sinh xuất sắc đã vượt qua hàng trăm thí sinh để có mặt tranh tài trong buổi thi chung kết xếp hạng. Đó là: Huỳnh Thị Lý (Long An), Nguyễn Thanh Phường (Kiên Giang), Huỳnh Thị Bé Nhiên (TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Quỳnh Như (Bạc Liêu), Nguyễn Hoàng Nam (Sóc Trăng) và Dương Thị Mỹ Nhung (An Giang).

Tại vòng chung kết xếp hạng, các thí sinh dự thi với một trích đoạn cải lương tự chọn. Hội đồng giám khảo là những tên tuổi nổi tiếng, như: Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Bạch Tuyết, NSND Minh Vương, NSND Thanh Tuấn, Nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Khải, nghệ sĩ Thanh Hằng. Dương Thị Mỹ Nhung chọn diễn trích đoạn “Cánh hạc chiều đông” (soạn giả Chi Lăng).

Trích đoạn này đòi hỏi vừa hát vừa diễn xuất và vũ đạo. Nhung cho rằng đây là một thử thách cùng sự đột phá cho bản thân. Với sự trợ diễn của nghệ sĩ Nguyễn Văn Hợp (Chuông bạc vọng cổ 2015) và phần diễn xuất tốt của bản thân, Mỹ Nhung (thí sinh nhỏ tuổi nhất ở vòng chung kết xếp hạng) đã hoàn thành tốt phần thi của mình…

Kỷ niệm nhớ nhất khi tham gia giải Bông Lúa Vàng là sau đêm chung kết xếp hạng, có rất nhiều khán giả đã bày tỏ tình cảm yêu mến, dành rất nhiều lời khen ngợi cho sự cố gắng của Nhung; rất nhiều khán giả đã gọi điện chúc mừng, động viên Nhung, mọi người đặt cho Nhung cái tên mới yêu thương là “Bé Hạc”…

Từ khi bắt đầu theo học ca hát, Nhung tích lũy được một số kinh nghiệm cho bản thân, tham gia thử sức ở các cuộc thi lớn, nhỏ và cũng may mắn gặt hái được quả ngọt. Đó là: Giải nhất “Tiếng hát từ quê hương Châu Thành 2018”; giải tư “Chuông vàng vọng cổ” do Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV) tổ chức năm 2022; mới đây là Á quân giải Bông Lúa Vàng 2023…

Dự định sắp tới, Mỹ Nhung sẽ tiếp tục học hỏi, trau dồi bản thân và nghề hát; ra những sản phẩm âm nhạc hay để dành tặng những khán giả yêu thương “Bé Hạc” suốt thời gian qua…

“Mỹ Nhung là một diễn viên nhiều triển vọng, có tâm huyết với nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Khi được thầy cô chỉ dạy, Nhung tiếp thu rất nhanh. Đặc biệt, Nhung có giọng ca ngọt ngào, trong sáng, phát âm rõ, diễn cảm tốt, kỹ thuật nhịp điệu bài bản khá vững vàng” – Nghệ nhân ưu tú, đạo diễn Đặng Hoàng Linh (Chi hội trưởng Chi hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tỉnh An Giang) nhận xét.

Theo Báo An Giang 

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/a-quan-bong-lua-vang-duong-thi-my-nhung-p41201/feed 0
Dương Văn Lợt và “Phố núi mùa Xuân” http://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-lot-va-pho-nui-mua-xuan-p41152 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-lot-va-pho-nui-mua-xuan-p41152#respond Thu, 08 Feb 2024 16:16:34 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=41152 Đọc tiếp "Dương Văn Lợt và “Phố núi mùa Xuân”"

]]>
Chào Xuân 2024, anh Dương Văn Lợt – một người con của phố núi Kon Tum vừa cho ra đời “đứa con tinh thần” đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác nhạc của mình với tuyển tập 40 ca khúc có tựa đề “Phố núi mùa Xuân”.

Xuyên suốt chủ đề tuyển tập “Phố núi mùa Xuân” là những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp về đất và người Kon Tum, lồng trong đó là tình yêu của anh dành cho Kon Tum – quê hương thứ 2 của mình; đa số là các tác phẩm do anh sáng tác lời và phổ nhạc như: Bình yên cột mốc ba biên, Măng Đen vững bước đi lên, Nắng mới Tu Mơ Rông, Tình yêu trên dốc Cổng trời, Tổ quốc gọi, Thắng dịch con sẽ về…

Anh Dương Văn Lợt trải lòng và tặng “đứa con tinh thần” cho những người bạn

Cũng có vài tác phẩm anh phổ nhạc từ những bài thơ của các nhà thơ trong và ngoài tỉnh mà anh thấy tâm đắc như: “Phố núi mùa Xuân” – lời thơ Nguyễn Ngọc Hạnh; Chiều Măng Đen – lời thơ Trần Văn Phúc; Nếu anh về Kon Tum – ý thơ Lê Nhất Hòa…

Ca khúc “Phố núi mùa Xuân” là một trong những tác phẩm anh tâm đắc, nên anh đã chọn để đã đặt tên cho tuyển tập đầu tay của mình.

Anh tâm sự: Tôi bị cuốn bởi những ca từ mộc mạc, gần gũi, sâu lắng và cả tự hào của bài thơ Phố núi là quê của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, trong đó một số câu thơ thế này: “Chập chùng phố giữa non cao/Ngỡ như em với đồng dao núi rừng/Sông ơi nước chảy ngược dòng/Đăk Bla tự ngọn nguồn yêu thương/Quanh co là những con đường/Ở đây cả phố lẫn làng đều quê/Kon Tum đến chẳng muốn về…; Hay, Dễ gì tắm mạch nước trong/Nên xin uống cạn chờ mong mới về/Đến đây phố núi là quê/Ở đâu cũng thấy bốn bề Kon Tum/Môi mềm bên ché rượu cần/Xa xôi mà ngỡ như gần tình yêu”. Tôi đã trao đổi với tác giả bài thơ, thống nhất tên và 1 số câu từ để phù hợp với giai điệu và thông điệp muốn gửi gắm.

Anh Dương Văn Lợt, sinh năm 1974, hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh; công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum (CDC). Anh bắt đầu “bén duyên” với sáng tác nhạc từ năm 1997 với ca khúc đầu tay “Vầng trăng tuổi thơ”; đến nay đã có trên 60 ca khúc, trong đó có 15 tác phẩm đạt giải trong các cuộc thi trong và ngoài tỉnh.

Anh sinh ra và lớn lên ở xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Anh đam mê âm nhạc từ nhỏ, 12 tuổi anh đã có thể “chơi” đàn ghita, lớn hơn chút, anh học thêm Piano và Ocgan.

Anh tâm sự “Chẳng hiểu sao lại yêu Kon Tum, yêu Tây Nguyên đến lạ. Khi học xong chuyên ngành y ở thành phố Quy Nhơn vào năm 1996, tôi xách balo lên với Kon Tum, chỉ vì yêu Kon Tum mà không vì một lý do gì”.

Trải qua nhiều nơi công tác tại huyện Đăk Hà, rồi tới huyện Đăk Glei và trở về thành phố Kon Tum. Năm anh sáng tác “khỏe” nhất phải kể đến năm 2019 khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Là người công tác trong ngành y, cũng ngày đêm tham gia phòng, chống dịch cùng các lực lượng, nên hơn ai hết anh thấu hiểu, đồng cảm với sự vất vả, hi sinh của các lực lượng tuyến đầu chống dịch đó là đội ngũ y bác sĩ, lực lượng bộ đội và công an.

Xuất phát từ tình cảm đó, anh đã cho ra đời hơn 10 ca khúc động viên, cổ vũ, ca ngợi các  lực lượng tham gia tuyến đầu chống dịch, đặc biệt là các “thiên thần” áo trắng. Ca khúc đầu tiên trong chùm ca khúc tuyên truyền về công tác phòng chống dịch là “Tổ quốc gọi”, tiếp đến là ca khúc “Đêm trực ngành y”, “Thắng dịch con sẽ về”; Hay các tác phẩm “Cảnh sát cơ động niềm tự hào của nhân dân”; “Tình yêu trên dốc Cổng trời”, “Bình yên cột mốc 3 biên”…đã dành được giải thưởng cao tại các cuộc thi và được đông đảo công chúng đón nhận.

Ca sĩ Ngọc Hương bolero thể hiện ca khúc trong tuyển tập “Phố núi mùa Xuân” của anh Dương Văn Lợt tại phòng trà 1975.

Đam mê sáng tác và để có thể liên tục cho ra đời những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống về đất và người Kon Tum, đó là xuất phát từ tình yêu và sự tri ân đối với mảnh đất này. Anh miệt mài tìm hiểu, ghi chép, cảm nhận và chiêm nghiệm về tất cả những con người từng gặp, những vùng đất đi qua, những lễ hội được chứng kiến, những phong cảnh được thưởng lãm, nhớ từng tên đất, tên làng…Chính những trải nghiệm thực tế đó, đã giúp anh cho ra đời các tác phẩm mộc mạc, gần gũi, mang hơi thở cuộc sống của đất và người Kon Tum.

Anh Dương Văn Lợt trải lòng: Thông điệp mà tôi muốn gửi tới trong tuyển tập đầu tay của mình đó là mong phố núi Kon Tum luôn tươi đẹp, tràn sức sống như mùa Xuân, phát triển không ngừng như dòng Đăk Bla mãi chảy, mang phù sa dâng cho đời. Trong 40 tác phẩm tuyển chọn trong tuyển tập, tôi sẽ chọn ra 3-6 tác phẩm tiêu biểu để đầu tư hòa âm phối khí, mời ca sĩ thu âm, quay video để giới thiệu, quảng bá đến công chúng hình ảnh đất và người Kon Tum tới bạn bè trong và ngoài nước.

Anh Dương Văn Lợt tặng tuyển tập ca khúc Phố núi mùa Xuân cho những người bạn.

Nhiều khán, thính giả ưu ái gọi tôi là nhạc sĩ; tôi rất cảm ơn về sự yêu mến đó, nhưng tôi thấy mình chỉ là người viết nhạc mà thôi. Thông qua âm nhạc, tôi gửi gắm được tâm tư nguyện vọng, tình yêu, sự tri ân của mình với đất và người Kon Tum. Cảm ơn cơ quan nơi công tác, Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh đã luôn tạo điều kiện để tôi được “cháy” hết mình với đam mê.

Tiếp tục mạch nguồn tình yêu với Kon Tum, anh dự kiến trong năm 2024, sẽ cho ra đời những ca khúc với nội dung khai thác sâu về bản sắc văn hóa, các làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại tỉnh Kon Tum, để năm 2025 cho ra đời tuyển tập ca khúc thứ 2 với 40 – 50 ca khúc.

Dương Nương

 

 

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-lot-va-pho-nui-mua-xuan-p41152/feed 0
Giám tuyển Dương Thu Hằng: Tin vào thị trường ảnh nghệ thuật Việt Nam http://hoduongvietnam.com.vn/giam-tuyen-duong-thu-hang-tin-vao-thi-truong-anh-nghe-thuat-viet-nam-p40228 http://hoduongvietnam.com.vn/giam-tuyen-duong-thu-hang-tin-vao-thi-truong-anh-nghe-thuat-viet-nam-p40228#respond Sat, 16 Dec 2023 00:36:20 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=40228 Đọc tiếp "Giám tuyển Dương Thu Hằng: Tin vào thị trường ảnh nghệ thuật Việt Nam"

]]>
Thành lập năm 1997, Hanoi Studio Gallery là một trong những phòng triển lãm nghệ thuật tập trung vào việc trình bày và quảng bá các nghệ sĩ đương đại Việt Nam. Trong chuỗi sự kiện của Photo Hanoi’23, Hanoi Studio Gallery cũng là đối tác, đồng hành cùng các nhiếp ảnh gia trong việc tiếp cận công chúng, các nhà sưu tầm ảnh nghệ thuật.

Bà Dương Thu Hằng Giám đốc và Giám tuyển Hanoi Studio Gallery

Bà Dương Thu Hằng, Giám đốc và Giám tuyển Hanoi Studio Gallery đã có cuộc trao đổi cởi mở với Hànộimới Cuối tuần xung quanh việc phát triển thị trường ảnh nghệ thuật tại Việt Nam.

– Được biết chị sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm điện ảnh, do vậy, nghệ thuật nhiếp ảnh gắn bó với chị một cách tự nhiên. Chị có thể chia sẻ về sự vận động của nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam từ trước tới nay thông qua cảm nhận và trải nghiệm cá nhân?

– Tôi sinh ra trong một gia đình điện ảnh, chịu ảnh hưởng từ công việc sáng tác, giảng dạy của cha tôi – nhà quay phim Dương Đình Bá. Ông thuộc thế hệ những nhà quay phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam và có một số lượng lớn tác phẩm được sáng tác trong suốt ba thập niên, từ những năm 60 đến những năm 90 của thế kỷ XX.

Tôi cũng có trải nghiệm cùng các anh chị và các bạn ở khoa Quay phim trong những năm học tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và Trường Đại học Điện ảnh Quốc gia Liên bang Nga (VGIK). Bài học nằm lòng của các nhà quay phim chính là nghệ thuật nhiếp ảnh. Những bài học, sáng tác đầu tiên của các nhà quay phim tương lai là những khuôn hình, những bức ảnh được tráng, rửa trong buồng tối.

Theo tôi, nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam không tách khỏi dòng chảy của nhiếp ảnh và các sự kiện lịch sử, chiến tranh. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh hoạt động với tư cách phóng viên ảnh trên khắp các mặt trận, ghi lại những hình ảnh quý giá có giá trị lịch sử to lớn và đầy tính nghệ thuật.

Nhiếp ảnh nghệ thuật đã hoạt động sôi nổi trong hơn hai thập niên gần đây, là một mảng của nghệ thuật đương đại và tiếp cận công chúng yêu nghệ thuật bằng sự tươi mới trong hình thức thể hiện. Các nhiếp ảnh gia đã bắt đầu bán được tác phẩm cho công chúng và giới sưu tầm trong nước, mở ra hy vọng về một thị trường lớn hơn trong tương lai cho nghệ thuật nhiếp ảnh.

– Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, chị đã mời nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Canada Greg Girard sang Hà Nội chụp và thực hiện cuốn sách ảnh “Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm”. Lần hợp tác này mang đến cho chị những trải nghiệm như thế nào về ảnh nghệ thuật?

– Năm 2009, tôi và một số người bạn được Đại sứ Canada mời đến ăn trưa, bà cho tôi xem ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Greg Girard chụp ảnh thành phố Thượng Hải. Chúng tôi lập tức nảy ra ý tưởng bỏ tiền túi mời Greg Girard sang Hà Nội chụp ảnh. Cuốn sách ảnh “Tiếng gọi Hà Nội 1000 năm” đã ra đời, là món quà ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đó là một cái duyên, một sự ngẫu hứng để Hà Nội Studio Gallery “chạm” vào nhiếp ảnh. Sau này tôi tự hỏi rằng, tại sao chúng ta không làm điều đó với các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam? Nếu chúng ta làm tốt thì chắc chắn sẽ có những người sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư để có được một sản phẩm có ích cho cộng đồng, có ích cho các tác giả và việc quảng bá nghệ thuật.

– Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cho rằng, nếu nói về số lượng tác giả và tác phẩm thì Việt Nam là một “cường quốc về nhiếp ảnh”. Trong khi đó, thị trường ảnh Việt Nam còn rất sơ khai, chưa được khai thác thỏa đáng. Theo chị, nguyên nhân chính là gì?

– Khi tham dự các hội chợ nghệ thuật thế giới, chúng tôi thấy tác phẩm ảnh được coi trọng tương tự như tranh hoặc các tác phẩm điêu khắc, sắp đặt. Các nghệ sĩ cũng rất chịu chi, họ làm những tác phẩm lớn để đưa đến các hội chợ quốc tế. Chúng ta bị hạn chế về tài chính và điều đó đã hạn chế cơ hội đưa chúng ta đến với công chúng.

Chúng ta chơi ảnh như thế nào cũng là một câu chuyện. Năm 1997, chúng tôi thành lập Hà Nội Studio Gallery, nhưng cho đến tận những năm 2010, 2012 khách hàng vẫn là người nước ngoài. 90% lượng tranh mà chúng tôi bán là cho người nước ngoài, khách trong nước rất ít. Phải mất rất nhiều thời gian thì người Việt mới rõ về giá trị của việc mua tranh, vì vậy tôi chắc rằng phải mất một thời gian tương đối dài nữa để có nhiều khách hàng mua tác phẩm ảnh, chơi ảnh. Chúng ta rất cần những sự kiện như Biennale Photo Hanoi. Đây là cơ hội rất lớn để quảng bá nhiếp ảnh Việt Nam. Thực sự, để giữ cho ngọn lửa đó được dài hơi thì cần rất nhiều nỗ lực, cần sự tư vấn nhiều hơn nữa của các chuyên gia nghệ thuật đối với khách hàng.

– Khác với các ngành nghệ thuật khác, người Việt còn đang dè dặt với nhiếp ảnh, họ ít chơi ảnh bởi nhiều lý do. Đặc biệt, khả năng nhân bản của ảnh khiến nó ít khi được định giá cao, và ngay cả khi tác giả cam kết đó là “độc bản” thì người ta vẫn cứ nghi ngại?

– Ngay ở lĩnh vực hội họa, điêu khắc, trong suốt nhiều thập niên tiếp xúc với thị trường nghệ thuật trong khu vực và thế giới, chúng ta không có sự kiểm soát nào đối với việc tác giả tự nhân bản, tự chép lại tác phẩm của mình, một tác phẩm có thể có tới 20 phiên bản. Tuy nhiên, trong 10 năm gần đây, tình hình khác hẳn bởi chính công chúng người Việt đã tham gia kiểm soát về chất lượng, sự thật – giả, tác giả. Câu chuyện giờ đây quay trở lại với chính các bạn – người sáng tác có đủ tài năng để được nhận diện rõ ràng, có đủ trách nhiệm với tác phẩm của mình hay không.

Chẳng hạn, khi đã đánh dấu 1 – 2 – 3 thì chúng ta chỉ có 3 phiên bản đó thôi, và mình phải chịu trách nhiệm về điều đó. Tôi đã làm việc với nhiều họa sĩ làm tranh khắc gỗ. Đó là loại hình có thể có nhiều phiên bản, nhưng với 100 phiên bản thì giá nó phải khác so với loại chỉ có 10 phiên bản, 5 phiên bản. Khi bạn đăng ký rõ ràng như vậy thì công chúng dễ dàng kiểm soát, nếu bạn bán phiên bản thứ 11 thì 10 người sở hữu trước sẽ kiện bạn thôi.

– Chúng ta có một cộng đồng gồm đông đảo nghệ sĩ nhiếp ảnh. Nghệ thuật này cũng đang hấp dẫn các bạn trẻ. Tuy nhiên, việc chưa có thị trường ảnh đúng nghĩa khiến họ không có đủ tiền để chú tâm vào sáng tác. Là một giám tuyển, chị muốn nhắn nhủ điều gì đến các nhiếp ảnh gia trẻ?

– Số họa sĩ có tranh bán chạy hiện cũng chỉ gồm 10 – 20 tác giả. Rất nhiều người tài năng nhưng ở thời kỳ đầu họ còn thiếu cả màu, toan để vẽ. Do vậy, trên con đường nghệ thuật, nhiều khi họ cần có bạn đồng hành. Đồng hành chỉ để nghe họ nói, nghe họ kể, nhất là khi họ mông lung về chính con đường mà mình đang đi. Đó là câu chuyện mà nhiều năm qua chúng tôi gặp phải. Người làm nghệ thuật cần sự thấu hiểu, cần có ai đó sẵn sàng đi với họ, giúp đỡ họ và chia sẻ với họ. Khởi đầu của họ luôn gian nan.

Tuy nhiên, niềm đam mê, sự khẳng định cá nhân thì không ai thay bạn được, khi chọn con đường này là chúng ta đã đứng trước câu hỏi phải trả lời: Chúng ta để lại gì trên con đường ấy?

– Nói như vậy, có vẻ như chị rất có niềm tin với thị trường nhiếp ảnh Việt Nam?

– Cuộc chơi nghệ thuật không dành cho số đông. Chúng ta đều thấy đó là con đường gian nan, nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống đi lên thì số người chơi cũng tăng lên. Tôi tin là như vậy. Và, tôi cũng tin rằng, không lâu nữa các doanh nghiệp lớn của Việt Nam sẽ đầu tư nhiều hơn cho nghệ thuật. Đó là xu hướng.

– Trân trọng cảm ơn chị!

Theo báo Hà Nội mới

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/giam-tuyen-duong-thu-hang-tin-vao-thi-truong-anh-nghe-thuat-viet-nam-p40228/feed 0
Dương Hoàng Yến lộ diện tại ‘Ca sĩ mặt nạ’ http://hoduongvietnam.com.vn/duong-hoang-yen-lo-dien-tai-ca-si-mat-na-p39413 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-hoang-yen-lo-dien-tai-ca-si-mat-na-p39413#respond Tue, 17 Oct 2023 16:21:10 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=39413 Đọc tiếp "Dương Hoàng Yến lộ diện tại ‘Ca sĩ mặt nạ’"

]]>
Giảng viên thanh nhạc, ca sĩ Dương Hoàng Yến lộ diện tại tập 10 The masked singer Vietnam – Ca sĩ mặt nạ mùa 2, để lại không ít tiếc nuối cho khán giả.

Bước sang vòng 4 – tập 10, luật chơi Ca sĩ mặt nạ được đổi mới khi bảng đấu còn 3 nghệ sĩ. Khán giả tại trường quay sẽ bình chọn cho nghệ sĩ mà họ yêu thích nhất, 2 nghệ sĩ nhận được lượt bình chọn thấp hơn sẽ bước vào trận battle. Sau đó hội đồng cố vấn và khán giả sẽ cùng nhau bình chọn cho nghệ sĩ họ yêu thích, người còn lại sẽ là nhân vật phải lộ diện.

Luôn là nhân vật nhận được nhiều sự ủng hộ nên việc dừng chân của Nàng Tiên Hoa đã khiến người xem không khỏi tiếc nuối…

Tập 10 với sự góp mặt của 3 mascot: Voi Bản Đôn, Nàng Tiên Hoa và Cú Tây Bắc mang đến những tiết mục bắt tai, chạm cảm xúc. Voi Bản Đôn gây thú vị khi kết hợp cùng rapper OgeNus thể hiện bản hit triệu view của Tiên Tiên – My Everything. Nàng Tiên Hoa phát huy thế mạnh với dòng nhạc ballad qua ca khúc Trước khi em tồn tại, phô diễn giọng hát nội lực với khả năng lên nốt cao đặc trưng của mình. Cú Tây Bắc mang đến liên khúc da diết, thổn thức người nghe: Buồn làm chi em ơi – Dang dở, và trở thành mascot sở hữu tấm vé an toàn đầu tiên khi nhận được bình chọn cao nhất từ khán giả trường quay.

Voi Bản Đôn và Nàng Tiên Hoa bước vào trận battle để chọn ra mascot tiếp tục đi vào vòng trong. Theo cố vấn Trấn Thành, đây là 2 nhân vật có tư duy âm nhạc tốt cùng quãng giọng rộng, vì vậy quyết định chọn ai không hề dễ dàng, vì ai cũng xứng đáng.

Cuối cùng, Voi Bản Đôn là mascot tiếp tục vào vòng trong – có mặt tại top 6 Ca sĩ mặt nạ mùa 2, và Nàng Tiên Hoa phải cởi mặt nạ lộ diện.

 

Dương Hoàng Yến thổ lộ, xuyên suốt chương trình, cô luôn “toát mồ hôi hột” khi đứng trước những phần giao lưu, đó là lý do cô bị hội đồng cố vấn “bắt bài” ngay từ lần đầu xuất hiện

Tuy trước đó, cố vấn Trấn Thành, Tóc Tiên và Bích Phương đều đoán đúng Nàng Tiên Hoa là ca sĩ Dương Hoàng Yến, nhưng cả 3 đã bày tỏ sự tiếc nuối và xúc động khi chia tay giọng ca lồng tiếng cho phim hoạt hình Disney Frozen (vai Elsa). Trấn Thành cho biết anh đã nhận ra “chất giọng siêu đặc trưng” của cô ngay từ vài nốt nhạc đầu tiên, điều này khiến Dương Hoàng Yến “rất vui vì bất cứ nghệ sĩ nào cũng muốn có cho mình dấu ấn riêng, màu sắc riêng, nên mỗi khi giọng hát của em được nhận ra thì em vui vô cùng”.

Lộ diện, Nàng Tiên Hoa mang đến ca khúc Dù chỉ là chia tay Ca sĩ mặt nạ

Cùng với việc biểu diễn, Dương Hoàng Yến (đã chính thức Nam tiến được 1 năm) còn là giảng viên thanh nhạc và tham gia đóng phim, lồng tiếng phim. Cô chia sẻ: “Ban đầu em học về âm nhạc cổ điển, năm 2008 em có tham gia một chương trình (Sao mai Điểm hẹn) để thử sức mình thôi nhưng vào được chung kết. Trong quá trình học tại Trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, rất may mắn em được cô Dương Minh Ánh hướng cho em những dòng nhạc phù hợp. Em nhận thấy âm nhạc của các diva chạm đến cảm xúc và tầng năng lượng của mình, do đó em đã theo đuổi để có thể cống hiến”.

Theo cố vấn khách mời Myra Trần, Dương Hoàng Yến có một giọng hát lộng lẫy như chính mascot của cô vậy

Dương Hoàng Yến chia sẻ thêm: “Chương trình Ca sĩ mặt nạ đã mời từ mùa 1 nhưng em chưa có cơ hội phù hợp để tham gia. Đến mùa 2, em ao ước được cống hiến dưới một lớp mặt nạ; và việc mọi người nhận ra em, đó là điều thực sự xúc động”.

Tập 11 Ca sĩ mặt nạ nùa 2 sẽ lên sóng lúc 21 giờ ngày 20.10 trên kênh truyền hình Vie Channel – HTV2, Vie GIẢITRÍ và VieON với sự góp mặt của nhạc sĩ Khắc Hưng ở vị trí cố vấn khách mời.

Theo báo Thanh niên

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-hoang-yen-lo-dien-tai-ca-si-mat-na-p39413/feed 0
Nghệ sĩ Dương Minh Quý giành giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật Châu Á – Thái Bình Dương 2023 http://hoduongvietnam.com.vn/nghe-si-duong-minh-quy-gianh-giai-vang-tai-lien-hoan-nghe-thuat-chau-a-thai-binh-duong-2023-p39194 http://hoduongvietnam.com.vn/nghe-si-duong-minh-quy-gianh-giai-vang-tai-lien-hoan-nghe-thuat-chau-a-thai-binh-duong-2023-p39194#respond Fri, 06 Oct 2023 15:08:46 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=39194 Đọc tiếp "Nghệ sĩ Dương Minh Quý giành giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật Châu Á – Thái Bình Dương 2023"

]]>
Tham gia Liên hoan Nghệ thuật Châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific Arts Festival), nghệ sĩ trẻ Dương Minh Quý đã xuất sắc giành giải Vàng.

Tại Liên hoan Nghệ thuật Châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific Arts Festival) vừa diễn ra ở Bali, Indonesia, tài năng trẻ của Việt Nam Dương Minh Quý đã khiến nhiều người tự hào khi vượt qua nhiều thí sinh đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ để giành giải Vàng.

Tác phẩm giúp Minh Quý giành chiến thắng ngoạn mục là những Aria (các khúc hát được trính từ các vở nhạc kịch, gắn với nhân vật cụ thể) trong các opera nổi tiếng thế giới của thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart.

Nghệ sĩ Dương Minh Quý nhận giải thưởng.

Chia sẻ về cảm xúc khi giành được giải Vàng, Minh Quý nhớ lại: “Khi nhận tin được giành giải Nhất, tôi đã vỡ òa trong niềm vui sướng và hạnh phúc. Tấm huy chương vàng là niềm tự hào của tôi khi được góp phần vào vinh quang của âm nhạc nước nhà. 

Đặc biệt, tôi cũng muốn dành tặng giải nhất này như món quà sinh nhật gửi tới thầy Đào Nguyên Vũ – giảng viên Khoa Thanh nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Thầy đã dày công ôn luyện và dìu dắt tôi trong suốt thời gian qua”.

Dương Minh Quý sinh năm 2001 tại Vĩnh Phúc trong một gia đình có truyền thống yêu âm nhạc. Hiện tại, Minh Quý đang là sinh viên năm 4 (hệ đại học) tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Bố mẹ, hoàn cảnh gia đình chính là động lực để Minh Quý kiên trì và bước đầu chạm đến thành công.

“Trên con đường nghệ thuật mà tôi đã đi qua đều có sự động viên của gia đình. Họ chính là động lực để những khi tôi cảm thấy mệt mỏi cũng không được nản ý chí. Tấm huy chương vàng này, ngoài niềm vinh dự cho cá nhân tôi, tôi còn muốn gửi tới bố mẹ mình. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới đấng sinh thành”.

Nói về cậu học trò của mình, nghệ sĩ opera – giảng viên thanh nhạc Đào Nguyên Vũ cho biết: “Dương Minh Quý là một sinh viên chăm chỉ, ngoan và có sự cầu tiến. Mặc dù Minh Quý có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu. 

Minh Quý là một giọng barriton đẹp và đến nay em đã bước vào năm 4 của hệ đại học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam nên đã có độ chín về kỹ thuật. Điều này giúp em có được tâm thế sẵn sàng để có thể tham gia thi các quốc thi và các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp”.

Để có được những thành tích như hiện tại, Minh Quý đã có một hành trình dài nỗ lực, cố gắng. Vì sinh ra trong một gia đình có truyền thông âm nhạc nên từ khi còn bé, Minh Quý đã đam mê âm nhạc và muốn gắn bó với nó.

Sau khi học xong cấp 2, Minh Quý thi đỗ Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là thời điểm cậu bé có dáng người nhỏ nhắn chính thức bước chân vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp. Trong những năm học tại Vĩnh Phúc, Minh Quý luôn chăm chỉ và nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân, mài giũa tài năng và đã tốt nghiệp xuất sắc năm 2020.

Minh Quý có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn nỗ lực với đam mê hát.

Trong 4 năm học trung cấp, Minh Quý có cơ duyên gặp và nhận sự dạy dỗ của giảng viên thanh nhạc Quỳnh Trang. Cô cũng chính là người đã kết nối để Minh Quý gặp được thầy Đào Nguyễn Vũ – người có vai trò quan trọng với chàng trai trẻ trong việc lựa chọn hướng phát triển.

Minh Quý cho biết, thầy Đào Nguyên Vũ không chỉ là một người thấy mà còn là ân nhân và cũng là người cha thứ 2 của mình. “Thầy đã nhiệt tâm rèn luyện và tận tình chỉ dạy, hướng dẫn từng chút một để tôi có thể thi đỗ vào ngôi trường mình mong muốn. Những ngày đầu tôi ở Hà Nội, mọi thứ đều mới mẻ nên rất bỡ ngỡ. 

Khi thầy biết hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, mẹ bị trầm cảm và tôi ở với bố từ nhỏ, thiếu thốn tình cảm của mẹ, thấy đã luôn quan tâm, giúp đỡ và ân cần động viên”, Minh Quý xúc động kể.

Tác phẩm giúp Dương Minh Quý giành chiến thắng ngoạn mục là những Aria nổi tiếng thế giới của thiên tài âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Với sự giúp đỡ của thầy Đào Nguyên Vũ, Minh Quý đã thi đỗ 2 trường đại học danh giá là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Chàng trai đến từ Vĩnh Phúc này đỗ thủ khoa đầu vào của Trường Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nhưng em đã chọn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam vì đây là nơi đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp.

Trong suốt thời gian học tập tại Hà Nội, Minh Quý đều tự kiếm tiền để trang trải cho bản thân bằng việc đi hát và dạy học. Hai ngày cuối tuần, Minh Quý đều về Vĩnh Phúc để dạy học và biểu diễn. Những công việc này không chỉ giúp chàng trai sinh năm 2001 có thu nhập mà là cách để Minh Quý có thêm kinh nghiệm, rèn giũa bản thân từ thực tế.

“Thành công đến từ sự khổ luyện và kiên trì. Từ nhỏ tôi đã đam mê âm nhạc, ước mơ trở thành ca sĩ đã thôi thúc tôi nỗ lực, cố gắng mỗi ngày. Đam mê cũng chính là động lực để tôi vững vàng bước tiếp trên con đường đã chọn. Tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để luôn cống hiến hết mình cho âm nhạc”, Minh Quý chia sẻ thêm.

Liên hoan Nghệ thuật Châu Á – Thái Bình Dương (APAF) là liên hoan nhằm mục đích thúc đẩy sự hòa hợp, hòa bình và tình hữu nghị toàn cầu thông qua trao đổi văn hóa đa dạng, hội thảo và các cuộc thi biểu diễn nghệ thuật. APAF được tổ chức từ năm 2013 với sự tham gia của nhiều quốc gia gồm: Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia,…

Trong 7 năm tổ chức, liên hoan đã thu hút sự tham gia của hàng ngàn tài năng nghệ thuật ở nhiều độ tuổi đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ của Châu Á – Thái Bình Dương. Một số ngôi sao trẻ của Việt Nam đã tham gia và giành được giải thưởng cao tại liên hoan này như: Nguyễn Thu Hằng, Nguyên ĐoànThảo Ly, Đặng Anh Tuấn.

Hà Thanh (Dantri)

 

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/nghe-si-duong-minh-quy-gianh-giai-vang-tai-lien-hoan-nghe-thuat-chau-a-thai-binh-duong-2023-p39194/feed 0
Dương Việt Thắng – khát khao nghệ thuật nhiếp ảnh http://hoduongvietnam.com.vn/duong-viet-thang-khat-khao-nghe-thuat-nhiep-anh-p39147 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-viet-thang-khat-khao-nghe-thuat-nhiep-anh-p39147#respond Tue, 03 Oct 2023 02:23:11 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=39147 Đọc tiếp "Dương Việt Thắng – khát khao nghệ thuật nhiếp ảnh"

]]>
Vào cuối tháng 9/2023, nhân dịp dự Hội nghị sơ kết hoạt động Dòng tộc của Hội đồng Họ Dương tỉnh Cà Mau, tôi đã được ông Dương Việt Thắng – nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy – nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau – Ủy viên Hội đồng Họ Dương Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Họ Dương tỉnh Cà Mau tặng hai quyển sách được xuất bản mà ông vừa biên tập, vừa là tác giả những bài viết, những bức ảnh đẹp về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Ngày 15/3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 147-SL thành lập “Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”. Từ đó, đội ngũ cán bộ, phóng viên, nghệ sĩ Nhiếp ảnh đã luôn gắn bó với Đảng và nhân dân qua suốt những chặng đường cách mạng. Họ luôn là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng. Với vũ khí là chiếc máy ảnh, người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã để lại cho cách mạng, cho dân tộc một “Pho sử bằng ảnh vô cùng quý giá”. Những hình ảnh ấy có giá trị rất cao về tư tưởng, nghệ thuật, chính trị và thẩm mỹ; có tác động rất lớn đến lòng yêu nước, lòng nhiệt tình, hăng say vì sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc Việt Nam và giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc.

Ông Dương Việt Thắng bên chiếc máy ảnh yêu quý của mình

Ở Cà Mau, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cho tới ngày nay, lực lượng nhiếp ảnh đã luôn lặn lội theo những cuộc hành quân của các chiến sĩ giải phóng quân, lặn lội trong đời sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân để ghi lại những bức ảnh tư liệu mà mãi mãi có giá trị cho hôm nay và cho cả mai sau. Với 22 hội viên Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, trong đó có 7 nghệ sĩ được phong tước hiệu A.FIAD, E.FIAP (tước hiệu cao quý của Liên đoàn Nghệ thuật Nhiếp ảnh thế giới); với trên 200 huy chương vàng, bạc, đồng của các cuộc thi ảnh quốc tế, trong nước và hàng chục nghìn bức ảnh thời sự, nghệ thuật phục vụ cho báo chí, xuất bản, cho triển lãm trong tỉnh, khu vực.

Điển hình nhất là các phóng viên nhiếp ảnh Út Minh, Hai Nhiếp, Tám Khánh, Mười Hiến, Bảy Khâu, Kiên Hùng, Lê Thông, Khắc Điệp, Đức Thượng, Mười Đại… và ông Hai Thắng – cái tên thân thuộc mà nhiều người ở Cà Mau vẫn thường gọi ông Dương Việt Thắng. Ông được nhiều người biết đến và yêu mến nhờ tình yêu mãnh liệt dành cho nhiếp ảnh.

Tặng sách cho ông Trần Văn Hiện – UVBTVTU, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Cà Mau.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, vùng đất giàu truyền thống cách mạng, ông Dương Việt Thắng tham gia cách mạng rất sớm – năm 1961. Ông đến với nhiếp ảnh trong thời khắc chiến tranh ác liệt. Năm 1969, ông được Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Cà Mau cử đi học lớp hội hoạ và sau đó là tham gia lớp đào tạo phóng viên nhiếp ảnh khu Tây Nam Bộ. Học xong, ông trở thành phóng viên ảnh chuyên nghiệp thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Cà Mau. Với bề dày thành tích của mình, năm 1975, ông được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Ông kể, trong kháng chiến, những ngày đầu học ở Khu về, ông được mẹ mua chiếc máy ảnh Canon. Trong chuyến vào Cứ, chiếc máy được giấu kín dưới sạp xuồng, bên trên là khóm và bí rợ. Khi đến đồn Hòa Trung, giặc phát hiện ra chiếc máy, mẹ ông bị bắt giam và chiếc máy ảnh bị tịch thu. Mấy năm sau, ông được mẹ mua lại chiếc máy mới và gởi vào Cứ. Ông chụp khá nhiều ảnh, ngoài một số bị thất lạc, một số còn lưu tại Bảo tàng tỉnh.

Sau khi nghỉ hưu, bằng niềm đam mê cháy bỏng và khát khao mãnh liệt với “nghề” ông lại gắn bó cùng chiếc máy ảnh. Những bức ảnh của ông đã phản ánh chân thật về quê hương, con người qua góc nhìn chân phương, mộc mạc nhưng đầy chất nghệ sĩ.

Với tính cách chân thành, mộc mạc đầy cảm xúc, ông sáng tác chẳng theo khuôn khổ, quy chuẩn nào cụ thể, mà đi theo dòng chảy của thời gian, của những chuyến đi có phong cảnh đẹp, những nhân vật ở những nơi ông đặt chân đến.

Những tác phẩm ông tham gia biên soạn, biên tập.

Đặc biệt, bằng cái “Tâm” cũng như sự cảm nhận, chia sẻ sâu sắc với cộng đồng xã hội, từ năm 2012, ông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xây dựng, phát triển dòng tộc Họ Dương tỉnh nhà từ những năm đầu thành lập. Ông đã được bà con tín nhiệm bầu làm Chủ tịch HĐHD tỉnh Cà Mau liên tục 3 nhiệm kỳ từ năm 2012 cho đến nay. Dưới sự dẫn dắt của ông, Hội đồng Họ Dương tỉnh Cà Mau luôn đoàn kết, hoạt động có nề nếp, thực chất và hiệu quả. Triển khai thực hiện tốt các hoạt động theo chủ trương, Điều lệ Họ Dương Việt Nam đề ra. Xây dựng mối quan hệ tốt với các họ tộc khác. Tranh thủ được sự ủng hộ của Đảng, tổ chức chính trị, xã hội, chính quyền các cấp trong hoạt động dòng tộc. Được lãnh đạo các cấp, các tổ chức xã hội nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ…

Năm 2022, ông đã được Hội đồng Họ Dương Việt Nam trao tặng Tộc huy Hạng Ba để tri ân tấm lòng nhiệt tâm đóng góp của ông với Dòng tộc thời gian qua.

Thảo Dương

———————————————————————

-Tư liệu, hình ảnh do ông Dương Việt Thắng cung cấp.

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-viet-thang-khat-khao-nghe-thuat-nhiep-anh-p39147/feed 0