Tìm hiểu Họ Dương ở Nguyễn Xá, Đông Ngàn (Châu Cổ Pháp) trong Dương Tộc kỷ sử

Bài 1: Phả tộc – Ngôn truyền Họ Dương ở Đông Ngàn – Từ Sơn – Bắc Ninh

     Theo các tài liệu lịch sử, khảo cổ của người Việt ở Việt Nam, dựa vào cuốn Lịch sử và Phát triển của tỉnh Hà Bắc cũ. Các tài liệu điều tra của Khoa Sử – Trường Đại học Tổng hợp vào thập kỷ 1960-1970, các tài liệu của nhà sử học Phan Huy Lê cùng tiến sĩ Mác Tin người Đức nghiên cứu về văn hóa cổ và văn hóa thời hiện đại thì địa bàn Châu Khê – Từ Sơn- Bắc Ninh có con người cùng xuất hiện với cộng đồng  người Việt cổ của Việt Nam.

     Những sự tích và phát tích được nghi không chỉ bằng ngôn truyền mà bằng các tài liệu được nghi bằng danh tích lịch sử văn hóa có hệ thống từ thủa sơ khai đến thời hiện đại thì Họ Dương ở Nguyễn Xá cùng xuất hiện với cộng đồng dân cư ấy.

     Ở chấn Vũ Ninh xưa, Họ Dương xuất hiện tập hợp ở Đông Ngàn ( Kinh Bắc), Lạc Đạo (Yên Dũng – Bắc Giang), Phú Thụy (Hưng Yên nay là Gia Lâm – Hà Nội), Đông Anh – Hà Nội….

     Nghiên cứu các tài liệu lịch sử Việt Nam và theo ngôn truyền, tộc phả thì Họ Dương xuất hiện sớm nhất ở Đông Ngàn (Kinh Bắc) nay thuộc thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh.

     Các tụ điểm dân cư mang Họ Dương ở Đông Ngàn tập chung ở Nguyễn Xá nay là Trịnh Nguyễn, Trích Đáp (tức Song Tháp) – phường Châu Khê, Đồng Kỵ – phường Đồng Kỵ, Dương Lôi – phường Tân Hồng, Liên Hà – thị trấn  Đông Anh, Vịa – Gia Lâm, Trang Liệt – phường Trang Hạ. Một số điểm dịch cư xưa kia  nhưng gốc ở Nguyễn Xá (Trịnh Nguyễn) bây giờ là Hồi Quan – Trại Hoàng, sau này Lý Nhân – Hà Nam (nay là Họ Dương thôn Dương Phạm tỉnh Nam Định), Bắc Giang, Hải Dương, Nghệ An, Thái Nguyên,  Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng rồi thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ, Đức…..

     Riêng Họ Dương ở làng Nguyễn Xá có cùng một dòng lịch sử khá phong phú. Cộng đồng dân cư này nằm ở giữa ba khu rừng có tên là : Rừng Báng – Rừng Sặt – Rừng Trịnh.

     Vào những năm 1960-1980, khi xây dựng công trình trung Thủy nông Bắc Đuống và Khoa sử Đại học Tổng hợp về nghiên cứu đã khai quật và tìm thấy các cổ vật ở bải Lủ (hay còn gọi là bải Lủi) nằm cạnh Đồng Đọ và sát Chùa Dận thuộc phường Đình Bảng. Bây giờ tại khu phố Chùa Dận có chùa Ứng Tâm nơi phát tích sinh ra Lý Công Uẩn. Kề sát bãi khu Lủ có một ngôi chùa cổ nữa là Chùa Trên là nơi dân làng Nguyễn Xá (nay là Trịnh Nguyễn) quản lý và thờ cúng. Mãi đến năm 1950 dân làng mới chuyển các tượng phật về chùa Trịnh Nguyễn bây giờ và có tên là Hưng Quang Tự.

     Như vậy khu bãi Lủ là tụ điểm của cộng đồng dân cư gốc của hai làng Trịnh Nguyễn và Trịnh Xá bây giờ. Ngôn truyền hai làng là làng Chạy, khi nhà Lý định lập Kinh Đô ở làng Báng đã đuổi dân xung quanh để chiếm đất quản lý dự định lập Kinh Đô. Dân bị đuổi và lập ra hai làng bây giờ có tên cũ là Trịnh Ba Cây và Trịnh Chậu. Tên Trịnh có tích là Chạy (chạy từ bãi Lủ về đây).

     Cạnh bên bãi Lủ có xứ Đồng Đọ (chưa rõ tên chỉ sự tranh chấp giành giật đất đai hay do sức khai phá sản xuất nông nghiệp). Bãi Lủ là Lủi về khai thác hoa lợi cũ của dân khi bị nhà Lý đuổi nên gọi chệch là Lủ. Kế bên Lủ có khu đồng tên là Ma Lăn. Tương truyền nhà Lý đuổi dân đi xa khỏi Báng để dự định lập Kinh Đô, dân đã cử các Bô Lão đến khiếu kiện thì triều đình nhà Lý ra lệnh: Cho cụ thượng ở làng đó lăn trên đồng đất, lăn được đến đâu thì cắm đất quản lý của dân đến đấy, ông già tuổi cao đã cố lăn hết sức và đã chết tại chỗ, dân chôn ở đấy và đặt tên xứ đồng Ma Lăn.

     Xung quanh quần thể dân cư của làng Chạy còn có khu đồng Chợ Cũ, một khu Chợ thương giao cho vùng Báng- Sặt- Cời và Trịnh. Trước đây là khu đất của Nguyễn Xá quản lý, năm 1960 hợp tác xã sáp nhập quy mô cân đối ruộng và giao cho Trịnh Xá quản lý, đây có mả Tổ Họ Dương ở Trịnh Nguyễn bây giờ.

Mộ Tổ Bà và mộ Tổ Ông

     Từ Chợ Cũ ngang sang cánh đồng Guột có Mẫu Tổ Họ Dương, một ngôi mộ to nhất xứ đồng. Tương truyền và theo khảo cổ thì xuất hiện vào thời kỳ mẫu hệ (cùng thời Hai Bà Trưng). Qua nhiều thế kỷ và khảo cứu trong lệ “Tảo Mộ” của Họ Dương thì bao giờ cũng thắp hương cụ Tổ Bà rồi mới đến cụ Tổ Ông. Ngày giỗ Tổ Họ Dương là ngày 9/3 âm lịch (phải làm chệch trước ngày hội lệ của làng một ngày tức 10/3 trùng với ngày Quốc Lễ giổ Tổ Hùng Vương).

     Họ Dương ở làng Nguyễn Xá cũ và bây giờ là khu phố Trịnh Nguyễn có ba chi:

     Chi nhất- Dịch từ cụ Tổ xuống

     Chi nhì  – Mộ trưởng ở khu Ba Cây

     Chi ba   – Mộ trưởng ở Mả Cháy

     Cùng xuất hiện với cộng đồng người Việt cổ với 4000 năm dựng nước và giữ nước. Song việc lập Họ và tách Họ vào thời gian nào thì các tài liệu chưa nói rõ.

     Tạm lấy tích và nơi phát tích thì ở Trang Bào (làng Tiến Bào bây giờ) là nơi quân của Hai Bà Trưng đã nghỉ tại đây khi truy đuổi giặc. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách ngôn truyền tại đây là người Họ Dương. Hiện tại Tiến Bào và Trịnh Nguyễn kết nghĩa là Trạ Anh- Trạ Em, hai làng cách nhau khoảng hai cây số). Đoàn tuồng Bắc lâu đời của làng Trịnh Nguyễn do dân làng lập lên, sau có cụ Ba Tuyên đoàn tuồng rạp Lạc Việt giao lưu và đỡ đầu đã dựng tấn tuồng “Dương Đình Nghệ”. Cụ Dương Văn Diên (cụ bị thực dân Pháp bắt và kết án  đầy ra Côn Đảo mất tích năm 1928) truyền lại cho con trai thứ là Dương Văn Năm ở làng Trịnh Nguyễn nhưng nay bị mất và thất lạc chưa tìm thấy vở tuồng này. Xung quanh vùng Đông Ngàn như Liên Hà – Đồng Kỵ – Dương Lôi đều có phả truyền tương tự những tư liệu nói trên.

(còn tiếp)

Bài 2: Họ Dương Với Tám Triều Vua Lý

 

                                    Dương Mạnh Hải (0967995311) – Dương Minh Khải (0946922599)

 

Ban Thông tin truyền thông
Ban Thông tin truyền thônghttp://hoduongvietnam.com.vn/

Bản tin điện tử Họ Dương Việt Nam. Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Dương Văn Mão - Phó Ban Thông tin truyền thông Hội đồng Họ Dương Việt Nam.

BẢN TIN ĐIỆN TỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
© 2005-2018 Họ Dương Việt Nam. All rights reserved

Biên tập: Văn phòng Họ Dương Việt Nam - Địa chỉ: Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Long Biên,
Khu Trung Đoàn 918, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243.526.5678 - Fax: 0243.699.3366 - Email: thongtinsukienhdvn@gmail.com