Bản tin Điện tử Họ Dương Việt Nam https://hoduongvietnam.com.vn Fri, 02 May 2025 22:48:26 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.8 Nữ chiến sĩ ‘khối hoa hậu’ vác kèn nặng 19kg tập diễu binh thu hút sự chú ý https://hoduongvietnam.com.vn/nu-chien-si-khoi-hoa-hau-vac-ken-nang-19kg-tap-dieu-binh-thu-hut-su-chu-y-p45579 https://hoduongvietnam.com.vn/nu-chien-si-khoi-hoa-hau-vac-ken-nang-19kg-tap-dieu-binh-thu-hut-su-chu-y-p45579#respond Fri, 02 May 2025 22:48:26 +0000 https://hoduongvietnam.com.vn/?p=45579 Đọc tiếp "Nữ chiến sĩ ‘khối hoa hậu’ vác kèn nặng 19kg tập diễu binh thu hút sự chú ý"

]]>
Một ngày 2 buổi luyện tập, nữ chiến sĩ vác theo chiếc kèn nặng 19kg diễu binh trên quãng đường 7-8km. Chị và chiếc kèn to, nặng là một trong những điểm nhấn đặc biệt của “khối hoa hậu”.

Thiếu úy Dương Thị Thơm (32 tuổi, quê Quảng Ninh) là một trong 2 chiến sĩ thuộc khối nữ Quân nhạc, Đoàn Nghi lễ Quân đội được giao nhiệm vụ mang kèn Helicon nặng 19kg trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam.

Dương Thơm vác kèn Helicon trong đội diễu binh

Hình ảnh cô vác cây kèn to nặng, bước chân vững chãi, hiên ngang diễu binh, diễu hành cùng đồng đội thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Trao đổi với PV VietNamNet, Thơm cho hay, khối của chị có 2 hàng trống nặng 10kg, 1 hàng gồm 8 Tuba nặng 14kg và 2 kèn Helicon nặng 19kg.

Để được chọn mang kèn Helicon, các chiến sĩ phải đáp ứng được tiêu chí chiều cao, dáng người đậm, cảm nhạc tốt, bước đi ổn định. Và Dương Thơm là một trong 2 chiến sĩ đáp ứng được các yêu cầu đó.

Thơm đã tập đi cùng cây kèn to, nặng suốt 4 tháng qua. Mỗi ngày 2 buổi tập, chị vác kèn đi khoảng 7-8km.

Thơm mang chiếc kèn nặng 19kg tập luyện suốt 4 tháng qua

Thơm thừa nhận, thời gian đầu chị luyện tập với tinh thần trách nhiệm, phải hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, qua những lần hợp luyện, chị được tiếp sức bởi niềm vinh dự, tự hào. Cùng với đó, sự quan tâm của chỉ huy các cấp giúp chị có động lực vượt qua mọi khó khăn.

“Giờ đã là những ngày cuối cùng của nhiệm vụ, chúng tôi được đi trong vòng tay, tình yêu thương của đồng bào, mọi đau đớn, mệt mỏi, khó khăn đều tan biến”, Thơm xúc động.

Thơm nói, nhiệm vụ mang mỗi loại nhạc cụ đều có cái khó khác nhau. Riêng hàng 10 của chị mang nặng, đi dài nên có chút đặc thù. Tuy nhiên, chị cùng đồng đội luôn nhận được sự giúp đỡ của cán bộ huấn luyện và đồng đội trong khối.

4 tháng qua, cùng với tập bước đi, dóng hàng, Thơm còn được rèn luyện rất kỹ về thể lực với những bài tập như đứng tiêu binh 1 giờ, mang kèn đi nhiều giờ liên tục.

Ngoài ra, chị và đồng đội còn rèn luyện một điều rất quan trọng là ý chí quyết tâm, sự kiên trì, kiên định.

Nữ chiến sĩ cùng chiếc kèn to nặng là một trong những điểm nhấn của khối

Thơm tâm sự, mỗi chị em trong khối đều có khó khăn riêng. Với chị, vấn đề lo lắng nhất là cô con gái 5 tuổi.

Chồng chị cũng là bộ đội, thường xuyên xa nhà. 4 tháng qua, chị phải gửi con gái cho bố mẹ chồng, nhờ ông bà chăm sóc. Xa con, chị nhung nhớ nhưng cũng xem đó là động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

“Con gái tôi còn nhỏ nhưng khá hiểu chuyện. Biết mẹ đi làm nhiệm vụ, cháu chỉ mong ngày mẹ về chứ không đòi mẹ phải về ngay. Cháu luôn nói ‘mẹ làm nhiệm vụ nhanh lên rồi về với con nhé!’.

Chồng tôi cũng là bộ đội nên hiểu được đặc thù nhiệm vụ vợ đang thực hiện. Mỗi ngày, anh đều nói những lời yêu thương, động viên tôi cố gắng. Chồng con và gia đình là động lực lớn cho tôi yên tâm công tác”, Thơm chia sẻ.

Thơm tự hào khi được thực hiện nhiệm vụ diễu binh

Thơm từng có 16 năm là vận động viên bơi lặn quốc gia. Nhiều năm tôi luyện trong môi trường thể thao chuyên nghiệp, Thơm rèn luyện được ý chí quyết tâm. Cùng với sự quan tâm, chăm sóc của cán bộ chỉ huy và đồng đội, Thơm đã và đang dần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

“Chúng tôi được quan tâm về ăn ở, sinh hoạt, tập luyện và được chăm sóc cả đời sống tinh thần. Sự ấm áp, vui vẻ của mái nhà chung là kỷ niệm đẹp mà tôi may mắn có được”, Thơm nói.

Ảnh: NVCC

Theo VietNamNet

]]>
https://hoduongvietnam.com.vn/nu-chien-si-khoi-hoa-hau-vac-ken-nang-19kg-tap-dieu-binh-thu-hut-su-chu-y-p45579/feed 0
Dương Văn Minh và những ngày cuối tháng 4.1975 https://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-minh-va-nhung-ngay-cuoi-thang-4-1975-p45562 https://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-minh-va-nhung-ngay-cuoi-thang-4-1975-p45562#respond Wed, 30 Apr 2025 14:59:16 +0000 https://hoduongvietnam.com.vn/?p=45562 Đọc tiếp "Dương Văn Minh và những ngày cuối tháng 4.1975"

]]>
Khi người lính cách mạng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập, ông Dương Văn Minh đã thốt lên: ‘Các anh đã về, chúng tôi chờ các anh đến để bàn giao...’.
  1. Ngay sau ngày Sài Gòn giải phóng, tôi được Ban Tổ chức Trung ương tăng cường tham gia công tác báo chí ở Sài Gòn và được Báo Tin Sángmời cộng tác như một cố vấn không thường trực.

Nhà báo Lý Quí Chung, nguyên Tổng trưởng thông tin của thời Dương Văn Minh làm chủ bút. Tôi thường trao đổi với Lý Quí Chung, anh hay kể cho tôi về những ngày đấu tranh của nhóm dân biểu đối lập, anh kể về những ngày cuối cùng trước giờ G giải phóng Sài Gòn và một lần Lý Quí Chung đưa tôi đến thăm tướng Dương Văn Minh tại biệt thự Hoa Lan nằm trên đường Võ Văn Tần (ngày đó là đường Trần Quý Cáp). Dù được Lý Quí Chung giới thiệu trước, nhưng ông vẫn dè dặt. Sau hồi lâu trao qua đổi lại, ông nhìn tôi và chậm rãi nói:

Moa nói với toa thế này (ông vẫn quen dùng tiếng Pháp – toa (toi): anh, moa (Moi): tôi), toa có thể ghi vào sổ tay. Nếu moa không vì dân tộc này, không thương đồng bào, không muốn Sài Gòn đổ máu thì moa không nhận làm Tổng thống. Moa nhận để làm gì khi moa biết quân giải phóng đã vào sát Sài Gòn. Moa muốn đánh nhau thì moa đã không yêu cầu khẩn cấp Mỹ phải rút cơ quan tùy viên quân sự Mỹ (DAO) rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ.

Moa đồng ý để nhóm Nguyễn Đình Đầu, rồi nhóm Trần Ngọc Liễng vào trại Davis để thông báo với quân giải phóng là quân đội của moa không chống cự, moa chờ Việt cộng vào, và Mặt trận Dân tộc Giải phóng nói sao moa làm y vậy.

Moa có biết gì về tuyên bố ngày 26.4 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng đâu, chỉ biết đó là tuyên bố hòa bình thì moa liền cho tuyên bố “thực hiện đúng tuyên bố ngày 26.4 của Chính phủ Cách mạng miền Nam”. Cũng chính vì thế, moa mời toàn bộ nội các vào Dinh Độc Lập để chờ cách mạng vào bàn giao, xét cho cùng thì bàn giao cũng là cách đầu hàng lịch sự mà thôi”.

Tổng thống Dương Văn Minh và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn

ẢNH TƯ LIỆU TTXVN

Trong những ngày này, có lần tôi cùng anh chị Vân Trang – Thiên Giang nhà văn, trí thức cách mạng Sài Gòn đến ăn tối với nhà sử học Nguyễn Đình Đầu tại tư gia của ông ở góc đường Nguyễn Du – Thủ Khoa Huân.

Cùng ăn với chúng tôi có anh Nguyễn Văn Diệp, nguyên Tổng trưởng kinh tế thời Dương Văn Minh, là cơ sở của cách mạng. Anh Diệp cho biết ông Đầu là người được chính quyền Dương Văn Minh cử vào trại Davis để tìm gặp đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Ông Nguyễn Đình Đầu cười vui và kể lại: “Tình thế khi đó cấp bách lắm, Quân giải phóng đã tiến sát Sài Gòn. Nhóm Trí Việt (tên gọi tắt của lực lượng trí thức Sài Gòn có xu hướng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) chúng tôi bàn nhau, nếu không có giải pháp gì thì Sài Gòn sẽ tan nát vì bom đạn chiến tranh và tắm máu.

Tôi thì Việt cộng không phải, chính quyền cũng không, không có chức gì cả, kể cả cái hàm giáo sư mà họ khoác cho tôi cũng sai luôn, tuy nhiên mọi người biết tôi là một trí thức hồi đầu kháng chiến năm 1945 có giúp Chính phủ Cụ Hồ nên nhóm cử tôi đi gặp tướng Dương Văn Minh để tìm cách.

Ông Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng tại Đài Phát thanh Sài Gòn

ẢNH: PHẠM KỲ NHÂN

Tôi đi tìm gặp ông Nguyễn Văn Huyền. Ông Huyền nói với tôi: Ông Dương Văn Minh giao cho tôi giữ chức Phó tổng thống phụ trách hòa đàm mà giờ biết đàm với ai để hòa. Ông Huyền cũng nói: Ông Dương Văn Minh và chúng tôi nhận cái Chính phủ này là vì chúng tôi sợ chiến tranh, sẽ đầu rơi máu đổ.

Ông Minh đã dặn: Làm gì thì làm, chúng ta phải có giải pháp để đồng bào mình không chết. Ông Huyền nhất trí giao cho tôi cùng anh Nguyễn Văn Diệp, anh Nguyễn Văn Hạnh và anh Tô Văn Cang vào trại Davis gặp đại diện Chính phủ cách mạng (sau này tôi biết được ông Hạnh là cơ sở, ông Cang là lực lượng tình báo của cách mạng).

Cuộc gặp ấy không giải quyết được yêu cầu như ông Minh, ông Huyền mong muốn, nhưng cái được nhất là chúng tôi đã thông tin đến Chính phủ cách mạng là chính phủ Sài Gòn sẵn sàng bàn giao và không đánh nhau nữa để Quân giải phóng có kế hoạch tiến nhanh”.

Khi nghe ông Đầu, ông Diệp từ trại Davis về báo cáo lại ý của phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng rằng mọi việc đã trễ, không có gì cản nổi sự tiến công của Quân giải phóng. Mặt trận Dân tộc Giải phóng yêu cầu chính quyền Sài Gòn chấp nhận tuyên bố ngày 26.4.1975 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam.

Ông Đầu kể tiếp: “9 giờ ngày 30.4, tôi nói chuyện với tổng thống Dương Văn Minh ở văn phòng Thủ tướng – số 7 đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn). Sau khi nghe tôi nói lại cuộc gặp ở trại Davis. ông Dương Văn Minh đã đồng ý sẽ có tuyên bố vì hòa bình. Ông gọi điện thoại cho đài phát thanh yêu cầu chuẩn bị để phát đi tuyên bố quan trọng của Tổng thống”.

* * *

  1. Những thông tin từ những năm 1975, 1976 về Dương Văn Minh nằm im trong sổ tay tư liệu của tôi nhiều năm. Một câu hỏi luôn trăn trở trong tôi: “Dương Văn Minh là người thế nào?”. Một hôm của năm 1993, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Trong câu chuyện, Thủ tướng hỏi luật sư Nguyễn Hữu Thọ:

– Anh Ba đánh giá như thế nào về ông Dương Văn Minh?

– Tôi nghĩ đó là một người biết vì dân tộc – luật sư Nguyễn Hữu Thọ đáp.

Ý kiến của hai vị lãnh đạo làm sống dậy những trăn trở trong tôi.

Đoàn xe tăng lao qua cổng chính, tiến vào sân Dinh Độc Lập sáng 30.4. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút

ẢNH TƯ LIỆU TTXVN

Trong câu chuyện trao đổi với tôi, anh Nguyễn Văn Diệp và cả Lý Quí Chung, hai vị nguyên là tổng trưởng trong nội các Dương Văn Minh còn kể một chuyện cần được ghi lại: Sáng 30.4, một sự kiện đặc biệt xảy ra trước giờ G của cách mạng, đó là việc tướng già Pháp Vanuxem từ Paris bay qua, không hẹn trước đã vào dinh Thủ tướng xin gặp Dương Văn Minh. Lý Quí Chung là người đầu tiên tiếp và đưa Vanuxem vào gặp Dương Văn Minh.

Vanuxem: “Tôi từ Pháp mới đến, chờ các ông ở Dinh Độc lập. Nghe nói các ông đang ở đây nên tôi đến. Hỏi xem tình hình hiện nay đã ra sao rồi”.

Dương Văn Minh trả lời: Tình hình không hy vọng nữa. Để tránh đổ máu vô ích, tôi sắp phát thanh lời tuyên bố bàn giao lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời.

Vanuxem nói: Không phải hết hy vọng đâu. Tôi đã thu xếp xong ở Paris. Đề nghị ông nhờ Trung Quốc bảo trợ cho…

Dương Văn Minh: Tôi không có liên lạc với Trung Quốc.

Ở giờ phút đó Vanuxem đề nghị Dương Văn Minh lên đài phát thanh tuyên bố: Cần sự trợ giúp của nước ngoài với lý do “Hà Nội vi phạm Hiệp định Paris”. Vanuxem cam kết trong vòng 24 giờ sẽ có sự hỗ trợ mạnh mẽ của quân đội nước ngoài và nói rõ là quân Trung Quốc sẽ đổ vào miền Nam, tình thế sẽ được cứu vãn.

Dương Văn Minh nghe xong trả lời ngay: “Xin cảm ơn, bây giờ đất nước chúng tôi sắp chấm dứt chiến tranh. Xin ông để chuyện này cho người Việt Nam chúng tôi tự giải quyết”. Nói xong tướng Minh bắt tay: “Cảm ơn” và tống tiễn Vanuxem ra cửa để ông chuẩn bị đọc tuyên bố của Tổng thống yêu cầu binh lính Cộng hòa ngưng nổ súng và chuẩn bị bàn giao chính quyền.

Lý Quí Chung nói đó là một quyết định lịch sử. Ông Minh không muốn gì hơn là chấm dứt chiến tranh, là bàn giao chính quyền cho cách mạng. Lý Quí Chung bình thêm: “Nếu thời khắc đó Dương Văn Minh chỉ cần gật đầu với Vanuxen, hoặc có mấy lời hô khẩu hiệu, hoặc là im lặng bảo vệ Sài Gòn, thì chắc chắn Sài Gòn tan nát và sẽ có cảnh máu đổ đầu rơi”.

Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ra trước đài phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh tại Việt Nam

ẢNH TƯ LIỆU TTXVN

Ông Nguyễn Đình Đầu cho tôi một tài liệu mấy điều xác nhận về thời khắc lịch sử đó của Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền, toàn văn như sau:

  1. Tôi nghĩ chính quyền Dương Văn Minh thành lập không phải để đối đầu mà để hòa giải dân tộc (theo tinh thần hiệp định Paris), nên tôi nhận tham dự vai trò “Phó Tổng thống đặc trách hòa đàm”.

Sáng sớm 29.4.1975, ông Nguyễn Đình Đầu gặp tôi và hỏi đã tiếp xúc được với phía bên kia chưa. Tôi liền xin ông đi trại Davis, nếu có thể đặng tìm cách ngừng bắn, rồi tôi đi báo cáo sự vụ với ông Dương Văn Minh (ông Nguyễn Đình Đầu chỉ là bạn cùng sinh hoạt tôn giáo với tôi, chứ không phải cộng sự chính trị của tôi, như một số tin nước ngoài đã nói).

Gần 5 giờ chiều, ông Nguyễn Đình Đầu đến trao cho tôi một bản dự thảo “Tuyên bố chấp nhận điều kiện ngừng bắn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam” do ông Nguyễn Văn Diệp và ông Nguyễn Đình Đầu đã soạn thảo sau khi ở trại Davis về. Tôi liền đem bản dự thảo đó đến ông Dương Văn Minh thông qua rồi tới đài ghi âm phát sóng.

Khoảng 7 giờ tối, tôi lại cùng ông Nguyễn Đình Đầu đi gặp ông Dương Văn Minh gợi ý nên có sáng kiến gì thêm về phía quân đội nhằm ngừng tiếng súng, vì về phần chính trị thì tôi đã làm hết mình.

  1. Sáng sớm 30.4.1975, tôi không gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh cùng với ông Dương Văn Minh, mà ông Dương Văn Minh cho mời tôi đến dinh Thủ tướng để làm việc. Trước khi đi, một sĩ quan đã báo cáo cho tôi về tình hình chiến sự quanh thành phố, quân giải phóng đã gần kề. Trên đường, tôi nói riêng với ông Nguyễn Đình Đầu là chỉ còn giải pháp đầu hàng. Khi tới dinh Thủ tướng, tôi đã sẵn sàng nhất trí với nội dung “tuyên bố chuyển giao quyền hành” của ông Dương Văn Minh. Sau đó, ông Nguyễn Đình Đầu từ biệt tôi và nhận đi tìm ông Nguyễn Văn Diệp và ông Tô Văn Cang tới giúp chúng tôi trong việc tiếp xúc ban đầu với chính quyền cách mạng.
  2. Ông Dương Văn Minh tiếp Vanuxem rất ngắn gọn trước mặt ông Vũ Văn Mẫu và tôi. Tôi không nói gì. Kể như đã nhất trí rồi, ông Dương Văn Minh dứt khoát từ chối kế hoãn binh của Venuxem.
  3. Tôi đã thở ra nhẹ nhõm khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn và Dinh Độc Lập. Riêng phần tôi, không biết tương lai sẽ ra sao nhưng vì tinh thần trách nhiệm, sau khi được chích và uống thuốc tôi đã từ nơi chữa bệnh trở vào Dinh Độc Lập”.

* * *

  1. Giáo sư Lý Chánh Trung có lần kể lại với tôi rằng ông Dương Văn Minh năm 1945 có theo kháng chiến một thời gian và ông có người em ruột là sĩ quan trong quân đội cách mạng.

Sau này khi giúp Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ biên tập tác phẩm “Chung một bóng cờ” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia in), tôi lại được đọc lời kể của giáo sư Lý Chánh Trung về giai đoạn này như sau:

Có một lần tôi hỏi tướng Minh:

– Tại sao hồi năm 1945 đại tướng không theo kháng chiến?

Tướng Minh trả lời:

– Có, nhưng theo không nổi. Hồi đó tôi là trung úy trong quân giới Pháp. Theo kháng chiến, mấy anh cũng cho tôi làm quân giới, nhưng khi Pháp chiếm Sài Gòn thì nhóm quân giới rút về Mỹ Tho. Khi các anh ấy rút vào bưng, không cho tôi biết, đến sáng Pháp đã chiếm lấy thành. Tôi lên xe đạp chạy tìm, nhưng Tây đã chặn hết các nút rồi. Tôi bị một thằng bạn cũ chặn bắt, đem nhốt tôi ở bót Catina. Bị giam mấy tháng thì đầu hàng và ra làm việc lại. Lúc đầu tôi không muốn hành quân nhưng sau cũng không giữ được.

Sài Gòn cùng với cả nước ngợp cờ hoa, biểu ngữ ăn mừng chiến thắng

ẢNH TƯ LIỆU TTXVN

Lúc Tướng Minh ra tranh cử Tổng thống Sài Gòn năm 1969, trong một cuộc họp báo chí, có một phóng viên Mỹ nói: “Nếu ông được làm tổng thống mà có yêu cầu đưa thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Nam thì ông nghĩ sao?”.

Ông Minh trả lời: “Đối với chúng tôi, điều trăn trối của người sắp chết rất thiêng liêng. Nếu Hồ Chủ tịch đã trăn trối như vậy thì cứ đưa vào”.

Một lần nữa, lúc Mỹ ném bom miền Bắc, một lần tôi nói với tướng Minh: “Nếu tôi là thanh niên miền Bắc mà Mỹ dội bom như thế này thì nhất định tôi phải đi lính chống lại Mỹ. Đại tướng có nghĩ như tôi không?”.

Ông Minh gật đầu tán đồng.

Vốn là người không thích hoạt động chính trị, nhưng tại sao ông Minh lại tham chính? Theo ý riêng của tôi, ông Minh xem mình thuộc phe gọi là “quốc gia thân cộng sản”, lúc đó còn lại rất ít, vì hồi 1945 hầu hết đã theo kháng chiến. Do đó, ông Minh muốn đứng ra nhận vai trò lịch sử của lực lượng đó.

Tôi đã đặt câu hỏi với tướng Minh: Tại sao ông lại ra nhận chức Tổng thống Sài Gòn để rồi chịu đầu hàng, ông trả lời: “Tôi cũng biết như vậy, nhưng ở đây còn là vấn đề nhân đạo. Bớt đổ xương máu chừng nào tốt chừng nấy”. Theo tôi, lúc nhận chức tổng thống, tướng Minh không hề có ảo tưởng gì về giải pháp chính trị.

Các chiến sĩ Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập cắm cờ cách mạng

ẢNH TƯ LIỆU TTXVN

Trong “Chung một bóng cờ” có in ý kiến của những người trong cuộc liên quan đến Dương Văn Minh. Tôi xin trích ra đây:

Trần Ngọc Liễng (Dân biểu đối lập dưới thời Nguyễn Văn Thiệu).

Khi Hương đã chấp nhận giao quyền lại cho Minh, tôi nói với Minh: “Tình hình đã thay đổi rồi, giờ này còn nhận làm gì nữa?” Minh nêu hai lý do tại sao Minh quyết định như vậy:

Một là, nếu Minh không đứng ra, có thể sẽ có đảo chính, dân chúng sẽ chết nữa.

Hai là, Mỹ đã nói với Thiệu, sau Hiệp định Paris, nếu Việt cộng tiến công thì Mỹ sẽ thả bom CBU. Minh phản đối điều đó vì bom CBU là vũ khí giết người hàng loạt, sẽ chết dân chúng.

Do đó Minh phải chấp nhận, dù biết hết phương cứu chữa rồi.

Hồ Văn Minh (Dân biểu đối lập dưới thời Nguyễn Văn Thiệu)

Lúc Trần Văn Hương đã chấp nhận trao quyền rồi, sau bữa cơm trưa, tôi hỏi tướng Minh: “Theo đại tướng, tình hình đã đến thế này, còn có thể làm gì được nữa?”. Tướng Minh trầm ngâm một lát rồi nói: “Tình hình tuy đen tối, nhưng vẫn phải làm chính trị, tôi nghĩ bên kia cũng cần mình”.

Lý Quí Chung (nguyên Tổng trưởng thông tin chính quyền Dương Văn Minh)

Trong Chính phủ, Minh không có người nào cầm quân, vì Thiệu đã loại những người thân Minh trong bộ máy quân sự từ lâu rồi. Chỉ còn lực lượng chính trị trong các giới báo chí, trong số dân biểu Sài Gòn đối lập với chính sách của Thiệu.

Tối 27.4.1975, Minh họp nội bộ của “nhóm” để phân chia các ghế Bộ trưởng. Lúc đầu, có ý kiến đề nghị anh Hồ Ngọc Nhuận làm Bộ trưởng thông tin, nhưng sau anh Lan, anh Ba bàn và đề nghị chuyển lại cho tôi. Khi biết Bùi Tường Huân làm Bộ trưởng Quốc phòng, anh em phản đối, nhưng Minh giải thích: “Mình có đánh đấm gì đâu?”.

Sáng 28.4.1975, Minh đồng ý cho tôi được bớt những luận điệu chống cộng trên đài phát thanh, truyền hình. Tôi viết một số khẩu hiệu kêu gọi hòa bình, kêu gọi thương thuyết đưa cho Mẫu duyệt, Minh đồng ý và cho phát.

Ngày 29.4.1975, Minh ký quyết định bổ nhiệm Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng và tôi làm Bộ trưởng Thông tin.

Đầu tiên, Minh giữ lời hứa là thả tù chính trị. Huỳnh Tấn Mẫm cũng được thả dịp này. Tôi đưa Mẫm xuống Đài truyền hình phát biểu để đồng bào an tâm, không hoảng sợ vì luận điệu hù dọa “tắm máu” của Thiệu trước đây, tôi đã lên nói trên đài, đại ý: đồng bào hãy tin tưởng chính phủ quyết đi đến hòa giải, hòa hợp, không đánh nhau, không có chuyện tắm máu. Đại tướng Dương Văn Minh hứa thả tù chính trị, việc đó đã được thực hiện rồi. Tôi giới thiệu Huỳnh Tấn Mẫm phát biểu để minh chứng.

Việc đầu tiên của tôi ở Bộ Thông tin là quyết định đổi tên “Bộ Thông tin chiêu hồi” thành Bộ Thông tin. Tôi đánh điện đi bốn vùng: Từ nay không được dùng từ “Việt cộng” trong các văn bản nữa mà thay bằng “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam”, gọi luật sư Nguyễn Hữu Thọ là Chủ tịch.

Dinh Độc Lập ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử, nhất là vào ngày 30.4

ẢNH: MAI THANH HẢI

Ngày 29.4.1975, trên đường từ nhà đến dinh Hoa Lan, tôi thấy rõ được tình thế đã hỗn loạn. Tôi nói với tướng Minh: “Thưa Trung tướng, ở Sài Gòn có thể xảy ra bất cứ chuyện gì. Xin trung tướng chuyển giao chính quyền cho cách mạng”. Do không có tham vọng, Minh sẵn sàng đồng ý chấp nhận điều tôi đề nghị.

Chúng tôi bàn với nhau, nếu tuyên bố công khai “Chính quyền bỏ ngỏ” vào tối ngày 29.4 thì sẽ tạo ra sự rối loạn, nên giữ bí mật để sáng 30.4 mới công bố.

Sáng 30.4.1975, tại Dinh Độc Lập, Minh nói rõ tình thế và quyết định chuyển giao quyền hành cho Chính phủ cách mạng. Huyền, Mẫu, Huân đều không có ý kiến phản đối.

Tôi cho gọi Đài phát thanh đem máy lên. Minh đọc lần thứ nhất bị vấp, lần thứ hai có người đẩy cửa, lần thứ ba mới đạt.

Anh Nguyễn Hữu Hạnh đưa ý kiến: “Nếu chỉ có tuyên bố của Tổng thống thì e rằng quân đội có người không tuân theo, cần phải có nhật lệnh mới được. Minh chấp nhận thảo nhật lệnh cho quân đội”.

Dự thảo tuyên bố cho Tổng thống do Vũ Văn Mẫu viết. Tướng Minh xem, đưa cho Huyền, Mẫu xem lại rồi đưa vài người coi. Trong bài có câu: “Chúng tôi ngồi đây, chờ quý vị vào để thảo luận”. Có người góp sửa lại: “Chúng tôi ngồi đây chờ các anh tới để trao quyền”…  Dương Văn Minh ngồi sửa lại mấy từ rồi bước qua phòng để đọc.

Sau tuyên bố của Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh với tư cách Tổng tham mưu trưởng đã có nhật lệnh tiếp theo.

Đọc tuyên bố rồi, tướng Minh nói: “Mọi việc coi như xong, ai muốn đi hay ở thì tùy”. Nguyễn Hữu Chung có người anh làm hoa tiêu chiếc tàu Việt Nam thương tín, xin Minh cấp giấy phép cho rời bến. Minh đồng ý và nói: Ai muốn đi theo thì đi. Minh bảo tôi nên đi vì đông con, tôi từ chối. Minh hỏi từng người. Huyền dứt khoát không đi, còn Mẫu nói: “Tôi chỉ đi khi nào Mặt trận Dân tộc giải phóng vào và cho tôi đi”. Bùi Tường Huân hỏi: “Bây giờ tôi về rước vợ lên liệu có kịp không?”. Bi kịch của Huân là gia đình anh đã đi hết rồi mà anh không biết.

Dinh Độc Lập hiện nay là điểm đến yêu thích của người dân trong các dịp lễ kỷ niệm

ẢNH: PHẠM HỮU

Chúng tôi gồm một số dân biểu, nội các cũ ngồi ở phòng của Thiệu để chờ bàn giao quyền hành. Tôi đi ra phía trước đứng chờ, trong lòng xúc động vì cuộc kết thúc hôm nay.

Tuyên bố trên đài phát thanh của Dương Văn Minh dưới danh nghĩa Tổng thống Việt Nam Cộng hòa lúc 9 giờ 30 ngày 30.4.1975. Toàn văn như sau:

Đường lối, chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sanh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ Cộng hòa hãy bình tĩnh, ngưng nổ súng, và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào“.

* * *

  1. Năm 2006, ông Võ Văn Kiệt – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ, là Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo công trình tổng kết lịch sử Nam bộ kháng chiến đã chủ trì cuộc tọa đàm vào ngày 31.10 về vai trò của Dương Văn Minh. Tham dự là những chứng nhân lịch sử, trong đó có các ông Nguyễn Đình Đầu, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Triệu Quốc Mạnh, ông Dương Văn Ba, ông Huỳnh Tấn Mẫm, ông Đinh Văn Đệ, bà Bùi Thị Mè, bà Trần Ngọc Liễng…

Họ đã nhớ lại và phát biểu những gì họ đã biết, đã thấy. Đây là những người trong cuộc, những nhân chứng lịch sử, trong số đó có những người là lực lượng tình báo, là lực lượng binh vận, điệp báo của ta, là cơ sở của cách mạng nằm trong chính quyền Sài Gòn. Hôm đó, ông Võ Văn Kiệt trong phần kết luận đã nói:

Điều mong muốn nhất của chúng ta là đánh giá đúng con người cũng như sự nghiệp của họ. Ở đây chúng ta phải tìm đúng sự thật. Đánh giá về ông Dương Văn Minh, thì không chỉ đánh giá phần kết thúc, chấp nhận đầu hàng hay không đầu hàng, bàn giao hay là buộc phải đầu hàng. Về nhân vật này, con người này đánh giá không phải chỉ ở một thời điểm đặc biệt như thế. Cơ cấu chính phủ Dương Văn Minh không phải sắp đặt mà là tự nhiên, nếu tự nhiên mà Dương Văn Minh kết hợp một Chính phủ sau cùng này, có Công giáo, có Phật giáo thì rất hay. Nói chung là chủ hòa, muốn tìm giải pháp. Về Dương Văn Minh, chúng ta tìm hiểu từ lúc đầu, kể cả sau khi chúng ta kết thúc, quá trình của ông sống ở đây, thành phố này và sau khi đi qua Pháp. Chính khi kết nối mấy cái đó lại, chúng ta mới có thể đánh giá đúng Dương Văn Minh.

Tôi nói vài sự kiện: Đối với Pháp, khi anh Minh qua bên Pháp, có thể Pháp cũng đặt nhiều vấn đề như nhập quốc tịch Pháp. Trước khi đi, anh Minh cam kết không làm bất cứ cái gì có hại cho đất nước, anh Minh đã giữ vững sự cam kết đó. Tôi đi Pháp, tôi còn gặp hai vợ chồng ông và trước khi ông rời Sài Gòn qua Pháp tôi có ăn bữa cháo để tiễn hai ông bà. Chuyện này liên quan nhiều lắm là gia đình, quá trình… Cho nên chúng ta đánh giá con người phải xem xét các mối liên hệ toàn diện.

Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4.1975

ẢNH TƯ LIỆU TTXVN

Thứ hai, tình hình không thể đảo lộn được chiến thắng của mình. Về chiến dịch cuối cùng, về tư tưởng chiến lược, quyết tâm chiến lược là giải phóng hoàn toàn miền Nam, chúng ta xác định một cách dứt khoát như thế. Giải phóng càng nhanh càng tốt; giải phóng nội trong năm 1975, không quá mùa khô của năm 1975, quyết tâm của Đảng là như thế, không phải ngập ngừng về chuyện này. Thật ra lúc đó không còn thời điểm thương lượng nữa. 

Trong tình hình như thế, tương quan lực lượng như thế, Mỹ bên ngoài như thế, rồi cả những cái của người “anh em”, cũng có nhiều chuyện lắm. Nhưng dứt khoát là phải giải phóng, nghĩa là gần như chúng ta chấp nhận “bất cứ giá nào cũng phải giải phóng miền Nam”, dù có một cái trục trặc nào đó, dù phải chiến đấu ngay ở thành phố này, tức là có thể đổ vỡ. Trước đây mình đã có dự tính như thế, còn dự tính phải đánh xuống dưới đồng bằng. Nhưng dứt khoát không để bất cứ một vấn đề nào làm cho chiến dịch bị chựng lại. 

Bởi vì trong thời điểm đó, nếu ngập ngừng, hoặc kéo dài ra không kết thúc sớm thì Mỹ có thể giải quyết được mâu thuẫn, rồi có những cái này, cái khác, cả bên ngoài, rất phức tạp không thể cách nào khác, không thể thương lượng, không thể bàn bạc lúc bấy giờ nữa. Đã là chiến dịch, đã là quyết chiến, thì chỉ có đi tới không còn số lùi, không còn ngập ngừng. Tư tưởng chiến lược trong chiến dịch là như thế. Đến bây giờ điều đó là hoàn toàn đúng.

* * *

  1. Vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, một lần tôi cùng Lý Quí Chung đến số 6 Phan Kế Bính, nhà riêng của tướng Nguyễn Hữu Hạnh để thăm ông. Lúc này anh Hạnh và tôi cùng tham gia Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và anh Hạnh làm phó cho tôi trong một tổ chức kinh tế của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Hôm ấy, tôi đề nghị hai anh kể lại vài chi tiết về giờ phút lịch sử 30.4 ở Dinh Độc Lập năm 1975.

Lý Quí Chung: Sáng 30.4, chúng tôi có mặt tề chỉnh ở phòng khánh tiết để chờ Quân giải phóng theo lệnh của tướng Minh.

Nguyễn Hữu Hạnh: gần 11 giờ, sốt ruột tôi đi ra cửa thì cũng đúng lúc xe tăng quân giải phóng húc tung cổng sắt tiến vào Dinh. Một người tay cầm súng, tay cầm lá cờ chạy nhanh vào Dinh và hỏi đường lên nóc để cắm cờ. Sau này tôi biết đó là Bùi Quang Thận. Một người lính Quân giải phóng khác mang súng AK lăm lăm trong tay, yêu cầu chúng tôi vào hết trong phòng. Chỉ khoảng mười phút sau từ một xe tăng nữa, một người tay cầm súng lục tiến vào phòng. Tôi tự giới thiệu với anh ta:

– Thưa ông, tôi là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá quân sự cho Tổng thống Dương Văn Minh. Chúng tôi đang chờ quý ông. Sau đó, tôi giới thiệu với anh ta:

– Thưa ông, đây là Tổng thống Dương Văn Minh.

Anh ta đưa tay bắt tay tướng Minh và tự giới thiệu: “Tôi là đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66” và ông nói mấy lời về chính sách khoan hồng của cách mạng với tướng Minh.

Các chiến sĩ xe tăng 843 trưa 30.4.1975

ẢNH TƯ LIỆU TTXVN

Ngay sau đó, một người cao to mặc quân phục quân giải phóng tiến vào. Đó là trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng, cấp trên của đại úy Thệ.

Tướng Minh tỏ vẻ an tâm nói với ông Tùng:

– Thưa ông, đây là toàn bộ nội các, chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao chính quyền.

– Không, các ông có còn gì đâu mà bàn giao. Các ông phải đầu hàng. Bùi Văn Tùng trả lời dứt khoát.

Nguyễn Hữu Hạnh kể đến đây thì Lý Quí Chung xen ngay vào:

Tôi cũng nghĩ trong đầu là sẽ bàn giao, nhưng nghe ông Tùng nói, chúng tôi hơi bẽ bàng lúng túng.

Sau đó, theo lệnh của trung tá Bùi Văn Tùng, Quân giải phóng đưa Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh để đọc lời tuyên bố đầu hàng.

Ba chúng tôi trao đổi khá nhiều chuyện. Anh Nguyễn Hữu Hạnh chậm rãi nói: “Sẽ có một bất ngờ cho hai anh”. Thì ra anh Hạnh đã mời một người khách quý, đó là Bùi Văn Tùng. Thật là thú vị.

Chính ủy Bùi Văn Tùng và nhà báo B.Gallash tại Dinh Độc Lập trưa 30.4.1975

TƯ LIỆU

Tôi gặp Bùi Văn Tùng lần đầu, nhưng là những người lính Cụ Hồ với nhau nên rất vui vẻ. Bùi Văn Tùng to khỏe vạm vỡ, nhìn đôi dép cao su của anh, tôi lại nhớ ngày báo công trước Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở Dinh Độc Lập, anh vẫn mang đôi dép này, bởi vì chân anh quá to nên không có giày mang vừa, và vì vậy đôi dép cao su trở nên kỳ tích được báo chí nhắc đến.

Sau hồi trao qua đổi lại, tôi hỏi ba người:

– Hỏi thật các anh, anh Tùng là một trong những người có mặt đầu tiên ở Dinh Độc Lập, anh Lý Quí Chung thì là trong cuộc, rất gần anh Hạnh. Các anh có linh cảm hay báo hiệu nào chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh là người của lực lượng tình báo cách mạng không?

Lý Quí Chung lắc đầu: Làm sao biết nổi.

– Bùi Văn Tùng: Bí mật là sự hy sinh to lớn, nhưng chính những bí mật đó tạo nên những kỳ tích.

Lý Quí Chung (lúc này là Tổng thư ký tòa soạn Báo Tin Sáng) hỏi anh Tùng: “Vì sao các anh không chấp nhận cho bàn giao như hồi Bảo Đại năm 1945”. Anh Tùng cười: “Mệnh lệnh của cấp trên là như vậy, phải đầu hàng, không thương lượng bàn giao”. Quay sang tôi, anh Tùng khẳng định: “Lệnh mà, anh biết rồi”.

Tôi hiểu, tôi nhớ lại thời khắc đó. Sáng 30.4.1975, các cánh quân cách mạng từ mọi phía đã áp sát Sài Gòn. Mũi chủ công bằng xe tăng tiến theo quốc lộ 1 cũng đã vượt qua cầu Đồng Nai – Biên Hòa. 9 giờ 35 phút ngày 30.4.1975, ngay sau khi nghe tuyên bố của Dương Văn Minh phát trên Đài Sài Gòn, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh đã có lệnh hỏa tốc đến các mặt trận, các mũi tiến công:

Các cánh quân hãy đánh mạnh, tiến nhanh, chiếm các mục tiêu đúng quy định. Hội quân tại Dinh Độc Lập ngụy. Địch không còn có gì để thương lượng bàn giao, chúng phải đầu hàng vô điều kiện. Tiến lên! Toàn thắng!“.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên lễ đài

ẢNH TƯ LIỆU TTXVN

Và trước đó, từ đầu tháng 4, mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát đi hỏa tốc đến toàn Mặt trận: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”.

Mệnh lệnh trên là bất di bất dịch. Vì vậy, việc Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập và đã nói với Dương Văn Minh “các ông không còn gì để bàn giao”, “phải đầu hàng” là việc thực hiện hoàn thiện mệnh lệnh.

Lý Quí Chung hỏi tiếp:

– Tôi hỏi anh Tùng điều này. Hôm đó lúc ở lại Dinh, sau khi yêu cầu chúng tôi đầu hàng, anh có nói: Bây giờ các ông được tự do, nghĩa là sao?

Anh Bùi Văn Tùng nhìn Lý Quí Chung, nhìn anh Hạnh rồi nói:

– Nguyên tắc đã đầu hàng là tù binh và có khi phải quản thúc…, còn các anh thì không phải tù binh.

Trở lại câu chuyện năm xưa, tôi đề nghị Lý Quí Chung kể vài nét diễn biến của giờ phút lịch sử tại đài phát thanh trưa 30.4.1975. Lý Quí Chung nhìn Bùi Văn Tùng và kể:

– Anh Hạnh khi đó ở lại Dinh Độc Lập với toàn bộ nội các. Anh Tùng yêu cầu tôi cùng đi với anh qua đài phát thanh. Lúc đó có một nhà báo nước ngoài đang có mặt ở Dinh Độc Lập. Boerries Gallasch, phóng viên báo Tấm Gương của Cộng hòa Liên bang Đức quen với tôi, xin đi theo. Tôi nói với anh Tùng cho anh ta theo để đưa tin ra thế giới. Hơn nữa, có khi cái máy ghi âm của anh ta cần cho việc thu các lời tuyên bố.

Anh Tùng đồng ý. Chiếc xe Jeep chở Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và đại úy Phạm Xuân Thệ chạy trước. Xe chở anh Bùi Văn Tùng do có sự trao đổi về việc nhà báo Đức đi theo nên xuất phát chậm một chút. Tôi và Gallasch ngồi cùng xe Jeep với anh Tùng.

Khi đến đài phát thanh, tôi đưa anh Tùng vào phòng thu, lúc đó anh Thệ đang yêu cầu ông Dương Văn Minh viết lời tuyên bố đầu hàng. Thấy anh Tùng vào, đại úy Thệ giao lại cho anh Tùng. Tôi và Nguyễn Hữu Thái (Tổng thư ký Hội Sinh viên, lực lượng nội thành của cách mạng) đứng bên cạnh. Chúng tôi thấy anh Tùng viết trên tờ giấy màu xanh cứ viết rồi xóa, có mấy hàng mà cứ viết đi viết lại, rất sốt ruột.

5 giờ 30 sáng 30.4, Sư đoàn 10 và hai đại đội xe tăng của Trung đoàn thiết giáp 273 tấn công sân bay Tân Sơn Nhất

ẢNH TƯ LIỆU TTXVN

Anh Tùng giơ tay cắt ngang: Viết ngắn mới khó, lại là lời tuyên bố lịch sử nên càng khó hơn. Anh Tùng kể lại khi đó Dương Văn Minh chỉ muốn viết “Tôi là đại tướng Dương Văn Minh”, không xưng là tổng thống. Sau khi tôi phân tích phải là tổng thống mới có giá trị của tuyên bố, ông đồng ý nhưng lại không muốn xưng là tổng thống.

Trao qua đổi lại ông Minh đồng ý dùng tất cả. Tôi cũng không viết “Chánh quyền Việt Nam Cộng hòa” mà gọi là “Chánh quyền Sài Gòn”, “Quân lực Cộng hòa” thay cho quân đội “Việt Nam Cộng hòa”. Tôi nhất quyết phải có chữ “Không điều kiện” đi sau chữ đầu hàng. Đấy, cái khó nhất là thời gian cấp bách tôi phải viết đi viết lại là như vậy.

Lời đầu hàng thảo xong, ông Minh đọc cho quen mặt chữ để khi đọc trước máy không bị vấp. Lúc này một sự cố xảy ra: Do chiến sự, nên nhân viên của đài, bỏ đài chạy về nhà lo tản cư. May sao nhà báo Đức đi theo có máy cassette. Chúng tôi dùng máy của anh để thu. Thu xong ông Minh cùng chúng tôi nghe lại. Tôi nhìn đại úy Thệ để hỏi anh có ý kiến gì không, Thệ gật đầu. Tôi cho phát sóng.

Im lặng một lúc, Bùi Văn Tùng nói tiếp: các anh biết không, sau khi Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng, tôi thay mặt bên ta đọc lời tuyên bố chấp nhận đầu hàng. Chỉ mấy câu mà tôi cứ nghẹn ngào xúc động đến muốn khóc.

– Tôi cũng vậy, Nguyễn Hữu Hạnh tiếp thêm: sau lời tuyên bố của Dương Văn Minh, tôi thay mặt Tổng tham mưu trưởng đọc nhật lệnh mà cả người cứ rung lên, cảm xúc dâng trào, không thể nghĩ rằng mình lại có mặt trong giờ phút lịch sử đó.

Bùi Văn Tùng nói thêm:

– Đến giờ nghĩ lại vẫn thấy xúc động. Anh nghĩ xem biết bao nhiêu đồng đội của mình nằm xuống, cả triệu người chứ ít đâu. Cho nên giờ phút đó, nó thiêng liêng lắm. Những câu tôi viết, những lời tôi đọc lúc đó như có hồn thiêng sông núi, có linh khí của đồng đội…

Thời gian qua đi, quá khứ được xuất hiện bởi những tài liệu ngày càng lộ ra. Trước ngày 30.4.1975 một tuần lễ, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố trong cuộc họp báo: “Sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn là không tránh khỏi…”. Henry Kissinger thì hy vọng Dương Văn Minh làm tổng thống sẽ thương lượng được với chính phủ cách mạng để “bàn giao”, nói cách khác là có sự đầu hàng trong danh dự.

Máy bay trực thăng bay qua Dinh Độc Lập để luyện tập cho lễ kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

ẢNH: MAI THANH HẢI

Nhà báo Cộng hòa liên bang Đức Borries Gallasch đã viết nhiều bài và đã ra sách nói về sự kiện lịch sử này. Chúng tôi xin trích một đoạn của Borries Gallasch đăng trên Báo Tuổi trẻ:

…”Chúng tôi đi vào phòng thu nhỏ trên lầu một. Những kỹ thuật viên đã lấy chân dung của Thiệu từ trên tường xuống và ném qua cửa sổ ra sân. Chúng tôi ngồi bất động một lát. Ông Mẫu quạt mặt mình bằng một quyển sách. Tổng thống Dương Văn Minh và chính ủy xe tăng Bùi Văn Tùng ngồi trên hai chiếc ghế và tôi ngồi giữa họ tại một chiếc bàn nhỏ. Ông Tùng thảo văn kiện đầu hàng trên một mảnh giấy màu xanh.

…Chính ủy Tùng đã rất khó viết. Ông ngồi bất động trong khi thảo ra được một vài từ rồi đến từ nữa, rồi lại thay thế bằng những từ khác. Sau 30 năm chiến đấu cho một mục đích, thật là khó để biết phải viết như thế nào.

Trong lúc đấy mọi người dường như đang thư giãn và giảm phấn khích hơn so với một giờ trước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, người đã bắt ông Minh trong dinh, vẫn còn lăm lăm khẩu súng trong tay.

Cuối cùng mọi người đã sẵn sàng, nhưng không ai trong số người này biết sử dụng máy ghi âm. Chính ủy Tùng hướng dẫn rất rõ ràng cho tôi những việc tôi phải làm: ông Minh cần phải đọc lại bản tuyên bố vào máy ghi âm của tôi, việc này được lặp đi lặp lại ba lần. Lần đầu tiên ông Minh chần chừ vì được yêu cầu phải đọc là: “Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn”, nhưng ông ấy chỉ muốn nói: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh…”.

Họ tranh luận qua lại và cuối cùng đi đến thỏa thuận: không nhượng bộ ông Minh. Ông Minh phải nói: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn”. Nhưng ông Minh không đọc được bản viết tay của chính ủy Tùng và nói sai nhiều lần. Tất cả mọi thứ lại phải được đọc lại từ đầu. Cuối cùng đã xong. Ông Minh kết thúc âm giọng chính xác: … miền Nam Việt Nam”.

* * *

  1. Câu chuyện về tướng Dương Văn Minh càng nghiên cứu, càng tập hợp, càng rõ nét ông là một con người vì dân tộc. Chính Dương Văn Minh là kết quả của những chiến công thầm lặng của những cơ sở nội tuyến, của các chiến sĩ tình báo binh vận đã nằm trong bộ máy chính quyền Sài Gòn như Vũ Ngọc Nhạ, chị Sáu Thảo, anh Tư Cang, Triệu Quốc Mạnh, Nguyễn Văn Diệp, Nguyễn Hữu Thái là mạng điệp báo H63…, là Nguyễn Hữu Hạnh.

Họ không chiến đấu bằng súng đạn nhưng đã góp công lớn vào sự thắng lợi của công cuộc giải phóng miền Nam. Quả là sự tác động của các lực lượng hoạt động bí mật của ta góp phần vào tư duy của Dương Văn Minh ở thời khắc ấy là vô cùng đúng lúc và có hiệu quả.

Một lần, có dịp trao đổi với ông Phạm Hùng khi ông còn là Phó thủ tướng. Ông Phạm Hùng kể rằng vận động Dương Văn Minh là một quá trình dài rất công phu của chúng ta. Khi Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, với tư cách Chính ủy của Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông đã chỉ đạo đưa ngay tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đặc tình của ta (mang bí số S7) đã bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cho nghỉ hưu non đang ở Tiền Giang trở lại Sài Gòn để tiếp cận với Dương Văn Minh.

Nguyễn Hữu Hạnh là bạn học trường Collège de Mỹ Tho năm xưa với tướng Minh, và anh đã cùng với các lực lượng bí mật khác có tác động cần thiết và đúng lúc. Dương Văn Minh đã nhận chức Tổng thống và trao cho Nguyễn Hữu Hạnh nắm giữ cơ quan Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Nhờ vậy, đã vô hiệu hóa những cái đầu hiếu chiến của cánh quân đoàn 4 và biệt khu Sài Gòn. Nhờ vậy, cầu Sài Gòn không bị phá sập, thành phố còn nguyên vẹn, máu không đổ…

Nguyễn Hữu Hạnh là một trong những người làm nhiệm vụ thầm lặng, là biểu tượng của lực lượng binh vận tình báo, của cơ sở nội tuyến của ta. Chính họ đã góp nên một Dương Văn Minh như thế.

Dinh Độc Lập

ẢNH: MAI THANH HẢI

Mấy ngày sau khi miền Nam giải phóng, tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định đã tổ chức buổi lễ trả quyền công dân cho Dương Văn Minh và những người trong bộ máy chính quyền Dương Văn Minh.

Hôm đó, tướng Dương Văn Minh đã phát biểu: “Riêng tôi, hôm nay rất hân hoan khi ở tuổi 60 được trở thành công dân của một nước Việt Nam độc lập” và “Với kỷ nguyên mới này tôi mong tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước”.

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu nhận xét với tôi: Nhìn nhận một cách khách quan theo tư duy người làm sử có thể thấy thế này: “Không phải tự dưng Dương Văn Minh nhận chức tổng thống và lại nhận khi không còn gì nữa. Tôi nghĩ phải có sự vận động của các lực lượng cách mạng, và ông Minh là người không thân Mỹ, một người có tính dân tộc và có tình cảm với phía cách mạng. Ông muốn Sài Gòn không đổ nát, ông không muốn cảnh tử thủ Sài Gòn để rồi chết chóc… nên ông nhận chức tổng thống là như vậy”.

Trong những ngày cuối cùng, giải pháp của Dương Văn Minh là tìm gặp, là thương lượng để bàn giao. Tối 29.4, ông đưa vợ vào Dinh Độc Lập ngủ và chờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Và khi người lính cách mạng đầu tiên tiến vào Dinh, Dương Văn Minh đã thốt lên: “Các anh đã về, chúng tôi chờ các anh đến để bàn giao…”.

Một lần nhân kỷ niệm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam, tôi tháp tùng cùng chị Nguyễn Thị Bình (nguyên Phó chủ tịch nước) thăm các bạn bè Pháp đã giúp đỡ chúng ta trong 5 năm hội nghị diễn ra. Nhân đó, tôi cùng chị Bình đi thăm ông Dương Văn Minh.

Chị Bình nói: “Đảng ta thật là vĩ đại, thu xếp bố trí để Dương Văn Minh xuất hiện dù là hơi muộn nhưng rất cần thiết và góp vào sự trọn vẹn của ngày toàn thắng”. Chị khẳng định: “Dương Văn Minh là người yêu nước”.

Ông Dương Văn Minh trong những tháng ngày mới đến Paris, thường xuyên có các thế lực phản động đến vận động ông làm ngọn cờ chống lại chế độ nhà nước ta. Dương Văn Minh dứt khoát từ chối. Dương Văn Minh nói với chúng tôi: “Moa không góp được gì, thì cũng để lại cái tình đẹp với quê hương”.

Theo Thanhnien.vn

]]>
https://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-minh-va-nhung-ngay-cuoi-thang-4-1975-p45562/feed 0
Hội đồng Họ Dương tỉnh Thái Bình nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5). https://hoduongvietnam.com.vn/hoi-dong-ho-duong-tinh-thai-binh-nhieu-hoat-dong-ky-niem-50-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-30-4-va-139-nam-ngay-quoc-te-lao-dong-1-5-p45556 https://hoduongvietnam.com.vn/hoi-dong-ho-duong-tinh-thai-binh-nhieu-hoat-dong-ky-niem-50-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-30-4-va-139-nam-ngay-quoc-te-lao-dong-1-5-p45556#respond Wed, 30 Apr 2025 14:34:08 +0000 https://hoduongvietnam.com.vn/?p=45556 Đọc tiếp "Hội đồng Họ Dương tỉnh Thái Bình nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5)."

]]>
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5), sáng ngày 30/4/2025, Hội đồng Họ Dương tỉnh Thái Bình cùng Câu lạc bộ nữ Họ Dương Thái Bình đã đến dâng hương tại Đền thờ Liệt sĩ của tỉnh. Tại Đền thờ Liệt sĩ tỉnh Thái Bình đã ghi danh trên bia đá trên 51.000 liệt sĩ người Thái Bình hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, Thái Bình là tỉnh có số người cống hiến hy sinh nhiều nhất cả nước. Trong số đó, người Họ Dương của Thái Bình có 209 liệt sĩ, trong  đó có 5 liệt sĩ là nữ. Địa phương có nhiều liệt sĩ Họ Dương là xã Thụy Liên huyện Thái Thụy (19 liệt sĩ), An Bồi Kiến Xương 16 liệt sĩ, Quỳnh Trang huyện Quỳnh Phụ 13 liệt sĩ.

Tiếp đó Đoàn đã đến dâng hương tại Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Dương Văn Phụ (xã Đông Hòa) thành phố Thái Bình. Liệt sĩ Dương Văn Phụ là chiến sĩ du kích, đội viên đội diệt Tề, ông đã chỉ huy nhiều trận, dũng cảm chiến đấu, giữ vững cơ sở CM bảo vệ Nhân dân. Năm 1952, ông bị giặc Pháp bắt trong một trận càn. Trong nhà giam, ông bị địch tra tấn dã man, song ông không chịu khuất phục trước kẻ thù và dũng cảm hy sinh trên mảnh đất quê nhà khi tròn 22 tuổi.

Thắp hương tưởng niệm Liệt sĩ là nghĩa cử cao đẹp biết ơn các anh hùng liệt sĩ nói chung và các liệt sĩ Họ Dương nói riêng. Qua đây nhằm giáo dục các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ tình cảm “uống nước nhớ nguồn”, đồng thời nhân lên khát vọng chuyển mình của đất nước.

 

Ông Dương Minh Hồng – Chủ tịch HĐHD Thái Bình cùng Thường trực Họ dương tỉnh và Câu lạc bộ phụ nữ Họ Dương tỉnh Thái Bình đã đến dâng hương tại Đền thờ Liệt sĩ của tỉnh  

 Ông Dương Minh Hồng – Chủ tịch HĐHD Thái Bình cùng Thường trực HDương tỉnh và Câu lạc bộ phụ nữ Họ Dương dâng hương tại Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Dương Văn Phụ

Cũng nhân dịp này, tại Công ty CP Phát triển Đầu tư và Xây lắp Tiến Thịnh (do ông Dương Xuân Thịnh – Bí thư Chi bộ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc) đã diễn ra hoạt động chào cờ, hát Quốc ca chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4), 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5). Tiếp nối bằng hoạt động ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, khơi dậy lòng tự hào Việt Nam và tinh thần biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã hi sinh vì nền hòa bình, độc lập ngày hôm nay. Thông qua hoạt động này nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, giáo dục truyền thống, dấy lên phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo trong nhà máy, công trường. 

Ông Dương Văn Lễ – Phó Chủ tịch HĐHD Thái Bình cùng tham gia Lễ chào cờ với cán bộ nhân viên Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Tiến Thịnh

 

Dương Lễ

 

]]>
https://hoduongvietnam.com.vn/hoi-dong-ho-duong-tinh-thai-binh-nhieu-hoat-dong-ky-niem-50-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-30-4-va-139-nam-ngay-quoc-te-lao-dong-1-5-p45556/feed 0
Hội thảo khoa học “Vai trò của Dương Tam Kha trong lịch sử dân tộc” https://hoduongvietnam.com.vn/hoi-thao-khoa-hoc-vai-tro-cua-duong-tam-kha-trong-lich-su-dan-toc-p45542 https://hoduongvietnam.com.vn/hoi-thao-khoa-hoc-vai-tro-cua-duong-tam-kha-trong-lich-su-dan-toc-p45542#respond Tue, 29 Apr 2025 16:19:16 +0000 https://hoduongvietnam.com.vn/?p=45542 Đọc tiếp "Hội thảo khoa học “Vai trò của Dương Tam Kha trong lịch sử dân tộc”"

]]>
Hội thảo khoa học “Vai trò của Dương Tam Kha trong lịch sử dân tộc”

Toàn cảnh Hội thảo khoa học

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm Giải phóng Hải Phòng, ngày 27 tháng 4 năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng phối hợp với Hội đồng Họ Dương Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Vai trò của Dương Tam Kha trong lịch sử dân tộc”.

Hội thảo được tổ chức nhằm làm sáng tỏ, sâu sắc và khách quan vai trò của Dương Tam Kha trong công cuộc xây dựng, bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam, đồng thời khẳng định dấu ấn của ông đối với vùng đất Hải Phòng.

Tham dự Hội thảo về phía  Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có: PGS.TS Trần Đức Cường – Chủ tịch Hội, GS.TS, NGND Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội. TS Khổng Đức Thiêm – Nguyên Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Về phía đại diện Hội Khoa học Lịch sử Hải Phòng có; TS Đoàn Trường Sơn – Nguyên Chủ tịch Hội, ông Phạm Xuân Thanh – Chủ tịch Hội, bà Bùi Thị Nguyệt Nga – Giám đốc Bảo tàng và Thư viện Hải Phòng, bà Nguyễn Thị Kim Chung – Trưởng phòng Gia đình, Văn hóa cơ sở và Di sản.

Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng có: Ông Trịnh Văn Tú – Phó Giám đốc, ông Dương Đức Hùng – Phó Giám đốc.

Đại diện Trường Đại học Hải Phòng có TS Sử học Võ Thị Thu Hà, TS Sử học Vũ Thị Hồng Chuyên, TS Phạm Thị Út.

Đại biểu các địa phương có; Ông Trần Văn Hải – Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin và Khoa học quận An Dương, ông Nguyễn Quang Trình – Chủ tịch UBND thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Về phía  Hội đồng Họ Dương Việt Nam có các ông Dương Quốc Trọng, Dương Ngọc Ngưu, Dương Trung Quốc, Dương Ngọc Lương – Phó Chủ tịch Hội đồng.

Đại diện Hội đồng Họ Dương Phú Thọ, Hải Phòng và các Câu lạc bộ, ban ngành liên quan của dòng họ.

 

Ông Trịnh Văn Tú Phó giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Hải Phòng phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học

PCT kiêm Tổng thư ký Hội KHLS Việt Nam Dương Trung Quốc phát biểu đề dẫn Hội thảo

Các tham luận tại hội thảo đã nêu bật vai trò đặc biệt quan trọng của Dương Tam Kha trong lịch sử dân tộc như:

– Tham gia chiến thắng Bạch Đằng năm 938: Dương Tam Kha là một tướng lĩnh trụ cột của Ngô Quyền, góp phần quan trọng trong việc tổ chức trận thủy chiến lịch sử, đánh bại quân Nam Hán, mở đầu cho thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài của nước Việt.

– Duy trì ổn định chính trị sau khi Ngô Quyền qua đời: Trong bối cảnh đất nước còn non trẻ và dễ rơi vào hỗn loạn, Dương Tam Kha lên nắm quyền nhằm bảo vệ cơ đồ, duy trì sự ổn định xã hội. Dù từng bị coi là “chiếm ngôi”, nhưng thực chất hành động của ông mang ý nghĩa gìn giữ vận nước trong thời kỳ đầy biến động.

– Phát triển kinh tế – xã hội: Ông có công trong việc khai cơ lập ấp, phát triển nông nghiệp, mở mang đất đai và thủy lợi cho vùng hạ lưu sông Hồng, đặc biệt tại khu vực Hải Phòng ngày nay. Những công trình này tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của các cộng đồng cư dân bản địa.

– Ghi nhận công lao qua các triều đại: Từ thời Lê, Tây Sơn cho đến triều Nguyễn, Dương Tam Kha đều được ban sắc phong ghi nhận công lao to lớn, với các mỹ từ như “giúp vua cứu nước”, “phù trợ đất nước”, “che chở dân lành”, “phù sinh thái tử”,… Điều này phản ánh sự thừa nhận lâu dài và sâu sắc của lịch sử đối với ông.

– Ảnh hưởng văn hóa và tâm linh: Sau khi mất, Dương Tam Kha được thờ phụng tại nhiều địa phương, trở thành biểu tượng cho tinh thần “trung quân ái quốc”, gắn bó với đời sống văn hóa, tâm linh của nhân dân.

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo đều thống nhất khẳng định: Dương Tam Kha là một nhân vật có vai trò to lớn trong lịch sử dân tộc, xứng đáng được đánh giá công bằng và khách quan. Đặc biệt, dấu ấn của ông tại vùng đất Hải Phòng rất sâu đậm, đóng góp tích cực vào việc khai hoang, xây dựng kinh tế và bảo vệ cộng đồng dân cư.

Tại Hội thảo các đại biểu đã đưa ra đề xuất thiết thực:
Thành phố Hải Phòng cần sớm đặt tên một con đường mang tên Dương Tam Kha, để ghi nhận và tôn vinh công lao của ông đối với lịch sử dân tộc cũng như với sự phát triển của vùng đất Hải Phòng.

Hội thảo khoa học “Vai trò của Dương Tam Kha trong lịch sử dân tộc” không chỉ là sự kiện học thuật có ý nghĩa quan trọng, cung cấp thêm những luận cứ lịch sử vững chắc, mà còn góp phần nâng cao nhận thức xã hội về giá trị lịch sử, văn hóa và tinh thần dân tộc.
Đồng thời, thông qua Hội thảo khẳng định tầm quan trọng của việc đánh giá lại công lao các nhân vật lịch sử dưới góc nhìn mới, khách quan và khoa học, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong bối cảnh hiện nay.

Một số hình ảnh  các đại biểu tại Hội thảo:        

PGS, TS Trần Đức Cường – Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

GSTS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

Tiến sỹ Khổng Đức Thiêm – nguyên nghiên cứu viên cao cấp của Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 

Ông Dương Quốc Trọng Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam

Tiến sĩ Đoàn Trường Sơn, nguyên Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng

Tiến sĩ Sử học. Võ Thị Thu Hà trường Đại học Hải Phòng

Bà Phạm Thị Út – Trường ĐH Hải Phòng.

Ông Nguyễn Quang Trình, Chủ tịch UBND thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Các nhà khoa học chụp ảnh lưu liệm với HĐHD Hải Phòng

Dương Văn Đức

]]>
https://hoduongvietnam.com.vn/hoi-thao-khoa-hoc-vai-tro-cua-duong-tam-kha-trong-lich-su-dan-toc-p45542/feed 0
Lễ hoàn công tu bổ, tôn tạo Từ đường Họ Dương Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân,thành phố Hải Phòng https://hoduongvietnam.com.vn/le-hoan-cong-tu-bo-ton-tao-tu-duong-ho-duong-du-hang-kenh-quan-le-chanthanh-pho-hai-phong-p45530 https://hoduongvietnam.com.vn/le-hoan-cong-tu-bo-ton-tao-tu-duong-ho-duong-du-hang-kenh-quan-le-chanthanh-pho-hai-phong-p45530#respond Sun, 27 Apr 2025 23:57:27 +0000 https://hoduongvietnam.com.vn/?p=45530 Đọc tiếp "Lễ hoàn công tu bổ, tôn tạo Từ đường Họ Dương Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân,thành phố Hải Phòng"

]]>
Ngày 26 tháng 04 năm 2025, tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đã diễn ra Lễ hoàn công tu bổ, tôn tạo từ đường Họ Dương. Sự kiện thu hút sự tham gia của các ông, bà đại diện cho Họ Dương cùng đông đảo bà con trong phường Dư Hàng Kênh.

Từ đường Họ Dương Dư Hàng Kênh quận Lê Chân,Thành phố Hải Phòng trước khi tu bổ

Đến dự Lễ Hoàn công đại biểu thành phố có ông Dương Anh Điền nguyên Bí thư thành ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, ông Dương Văn Chính nguyên Chánh án tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.

Bà con dự lễ hoàn công

Đại biểu phường Dư Hàng Kênh  có ông Phạm Quốc Huy Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, bà Trần Thị Kim Liên Phó Chủ tịch UBND, ông Trần Đức Hà Phó Chủ tịch HĐND phường, lãnh đạo tổ dân phố số 13

Đại biểu Họ Dương có ông Dương Đức Tùng, ủy viên Hội đồng Họ Dương Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Họ Dơng Hải Phòng, ông Dương Hải Đăng Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Hải Phòng – Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp doanh nhân Họ Dương Hải Phòng, các ông bà là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương các huyện, quận, liên huyện quận trong  thành phố cùng hơn 300 bà con người Họ Dương cùng về dự đông đủ.

HĐHD Hải Phòng dâng hương tại từ đường

Trong Lễ Hoàn công, ông Dương Thế Sơn, Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Hải Phòng, Phó Chủ tịch Hội đồng gia tộc, Trưởng ban tôn tạo di tích lịch sử  Từ đường Họ Dương phường Dư Hàng Kênh, đã nêu bật tầm quan trọng của Từ đường Họ Dương. Từ đường tọa lạc tại số 502 đường Chợ Hàng. Đây là nơi thờ tự Đức Thủy tạo Thái Thái tổ Dương Qúy Công, còn được gọi là Phúc An. Từ đường là công trình văn hóa tâm linh tín ngưỡng quý giá của bà con Dòng tộc Họ Dương tại địa phương.

Từ đường được khởi dựng vào năm 1845, ban đầu là một ngôi nhà gỗ nhỏ, đã qua nhiều lần tu bổ, Từ đường  có kiến trúc chữ nhị và diện tích xây dựng gần 250m² trên thửa đất có diện tích gần 720m². Nguồn vốn xây dựng chủ yếu từ bà con Dòng tộc. Ngày 12 tháng 1 năm 2012, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định số 36/QĐ-UBND xếp hạng Từ đường họ Dương là Di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố.

Tuy nhiên, trải qua thời gian, các hạng mục công trình của Từ đường đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn cho việc thờ cúng và bảo tồn di tích. Để khắc phục tình trạng này, sau thời gian khảo sát và lập dự án,  ngày 07 tháng 06 năm 2024, UBND thành phố Hải Phòng đã phê duyệt Báo cáo Kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích Từ đường Họ Dương Hàng Kênh với tổng chi phí 1,037 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Thành phố hỗ trợ 300 triệu đồng, phần còn lại 737 triệu đồng được huy động từ bà con Dòng tộc và các nhà hảo tâm.

Lễ khởi công công trình tu bổ diễn ra vào ngày 02 tháng 11 năm 2024 (tức ngày 02 tháng 10 năm Giáp Thìn). Trong quá trình triển khai, dự án gặp nhiều khó khăn như; hư hỏng kết cấu gỗ của các mái và nhà bia, hệ thống cấp điện và nước không đảm bảo, cùng với điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, trước những thách thức này, Ban quản lý tu bổ tôn tạo và các nhà thầu đã chủ động đưa ra các giải pháp thay thế cần thiết.

Sau hơn 5 tháng thi công, dự án đã hoàn thành với 7 hạng mục lớn, đáp ứng nguyện vọng của bà con Dòng tộc.

Ông Phạm Quốc Huy Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Dư Hàng Kênh phát biểu tại lễ hoàn công

Tại Lễ Hoàn công, ông Phạm Quốc Huy Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường đã đánh giá cao nỗ lực của Ban khánh tiết Họ Dương Dư Hàng Kênh và bà con Họ Dương phường Dư Hàng Kênh. Ông mong rằng Ban khánh tiết và bà con tiếp tục vận động mọi nguồn lực để hoàn thành tốt nhất các hạng mục công trình.

Dương Đức Tùng, ủy viên Hội đồng Họ Dương Việt Nam, chủ tịch Hội đồng Họ Dương Hải Phòng phát biểu tại lễ hoàn công

Cũng tại lễ hoàn công ông Dương Đức Tùng, ủy viên Hội đồng Họ Dương Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Hải Phòng đã đánh giá cao nỗ lực của bà con người Họ Dương Dư Hàng Kênh, thừa ủy quyền của Hội đồng Họ Dương Việt Nam ông trao Bằng mừng thọ và tiền của Họ Dương Việt Nam cho 15 cụ tuổi 90,95 và 100 trở lên với số tiền 23 triệu 500 nghìn đồng và trao Bằng vinh danh của HĐHD Hải Phòng cho ông Dương Thế Sơn Phó Chủ tịch HĐHD Hải Phòng, ông Dương Thanh Lượng Chủ tịch HĐHD liên quận Ngô Quyền – Hồng Bàng – Lê Chân đã có thành tích tốt trong các hoạt động Dòng tộc.

Ông Dương Đức Tùng, ủy viên Hội đồng Họ Dương Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Hải Phòng  trao bằng mừng thọ cho các cụ

Từ nay, công trình tâm linh văn hóa của làng sẽ là nơi gắn kết cộng đồng, khuyến khích mỗi dòng họ và người dân Họ Dương cùng nhau đoàn kết, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Ông Dương Đức Tùng, ủy viên Hội đồng Họ Dương Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Hải Phòng  trao bằng vinh danh

Dương Văn Đức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

]]>
https://hoduongvietnam.com.vn/le-hoan-cong-tu-bo-ton-tao-tu-duong-ho-duong-du-hang-kenh-quan-le-chanthanh-pho-hai-phong-p45530/feed 0
Hội đồng Họ Dương tỉnh Nghệ An tổ chức kỷ niệm 1205 cuộc khởi nghĩa Dương Thanh và lễ giỗ của Cụ https://hoduongvietnam.com.vn/hoi-dong-ho-duong-tinh-nghe-an-to-chuc-ky-niem-1205-cuoc-khoi-nghia-duong-thanh-va-le-gio-cua-cu-p45521 https://hoduongvietnam.com.vn/hoi-dong-ho-duong-tinh-nghe-an-to-chuc-ky-niem-1205-cuoc-khoi-nghia-duong-thanh-va-le-gio-cua-cu-p45521#respond Sat, 26 Apr 2025 16:13:22 +0000 https://hoduongvietnam.com.vn/?p=45521 Đọc tiếp "Hội đồng Họ Dương tỉnh Nghệ An tổ chức kỷ niệm 1205 cuộc khởi nghĩa Dương Thanh và lễ giỗ của Cụ"

]]>
Ngày 26/4/2025 (tức ngày 29/3 năm Ất Tỵ) tại Đền thờ Dương Thanh – Dương Tướng Công xóm 2, xã  Phúc Lợi , huyện Hưng Nguyên, Nghệ An  thừa ủy quyền của Hội đồng Họ Dương Việt Nam, Hội đồng Họ Dương tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giỗ – Lễ kỷ niệm 1205 năm ngày mất của Viễn tổ Dương Thanh (820-2025). Lễ giỗ Viễn tổ Dương Tướng công là dịp để con cháu Họ Dương thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thực hiện tôn chỉ “Tri ân tổ tiên, Đền ơn đáp nghĩa” đối với bậc tiền nhân. Đồng thời, thông qua việc tổ chức Lễ giỗ, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn Viễn tổ Dương Tướng công – vị Anh hùng dân tộc đã để lại niềm tự hào sâu sắc cho con cháu trong Dòng họ.

Ảnh thờ Dương Thanh – Dương Tướng Công tại đền thờ 

Đến dự buổi lễ có ông Hoàng Văn Phi – Nguyên Bí thư huyện ủy huyện Hưng Nguyên, ông Ngô Phú Hán – Nguyên Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên. Ông Trần Văn Phi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Phúc Lợi; cùng các ông bà trong BTV Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ trong xã. Tham dự buổi lễ  các ông, bà Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam, các ông bà Chủ tịch Hội đồng Họ Dương các tỉnh/thành phố. Đại diện họ Nguyễn làng Văn Mỹ; họ Phạm làng Văn Lang; họ Lê Trường thành phố Vinh; HĐHD Họ Dương các huyện, thành phố,  thị xã và đông đảo con cháu Họ Dương trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Các đại biểu thực hiện nghi thức  Chào cờ 

Các đại biểu tham dự buổi lễ

Ông Dương Văn Hùng, Chủ tịch HĐHD tỉnh Nghệ An phát biểu khai mạc buổi lễ: Trong bài phát biểu nêu rõ: Trong lễ giỗ hôm nay, con cháu Họ Dương Nghệ An nói riêng và Họ Dương cả nước nói chung tự hào về công lao sự hy sinh cao cả của cụ Viễn Tổ Dương Thanh – Vị anh hùng dân tộc.  Sau 1205 năm  cuộc khởi nghĩa, chưa đánh giá đúng giá trị, ý nghĩa to lớn, do thời gian, cách nhìn. Trải qua nhiều nhiều thăng trầm của đất nước, nay đã được đưa về trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam, những công trình và con đường mang tên Dương Thanh đã xuất hiện trên quê hương cụ.

Trong buổi lễ giỗ của Cụ hôm nay,  thay mặt cho con cháu HĐHD Nghệ An, con cháu Họ Dương cả nước xin gửi lời  cảm ơn tới  chính quyền địa phương các cấp của tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện về pháp lý cho Họ Dương xây dựng đền thờ Dương Tướng Công được to đẹp, bề thế, xứng tầm với công danh của Cụ. Xin được tri ân con cháu Họ Dương cả nước đã công đức tiền và vật chất để xây dựng thành công đền thờ. Đền thờ Dương Tướng Công đã trở thành Trung tâm văn hóa giao lưu của Họ Dương Nghệ An, là nơi để giáo dục con cháu về truyền thống lịch sử đấu tranh hào hùng của tổ tiên, đức hy sinh để con cháu  có cuộc sống hôm nay.

Ông Dương Văn Hùng – Chủ tịch HĐHD tỉnh Nghệ An

Cũng tại buổi lễ này, Hội đồng Họ Dương Nghệ An mong rằng các thế hệ con cháu Họ Dương Nghệ An, cùng con cháu Họ Dương cả nước, phát huy truyền thống anh dũng, giám hi sinh vì nền độc lập dân tộc, đoàn kết thắt chặt tình Dòng tộc hơn nữa, xây dựng cuộc sống, xây dựng Dòng tộc ngày càng vững mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Dương Quốc Trọng – Phó Chủ tịch HĐHDVN cho biết: Viễn Tổ Dương Thanh là người có công lớn trong tiến trình đấu tranh giành độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của giặc phong kiến phương Bắc, nhưng trước đây chưa có nơi thờ phụng xứng tầm với những công lao đóng góp của Ngài đối với đất nước. Chính vì vậy, từ năm 2016, Hội đồng Họ Dương Việt Nam đã phát động phong trào: “Hướng tâm công đức xây dựng Đền thờ Nam Bang Đại Tướng Dương Thanh”. Với sự chung tay góp sức của các mạnh thường quân và những nhà hảo tâm Họ Dương, tháng 11/2019, HĐHDVN đã tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ Dương Tướng Công, nơi mà chúng ta đang hiện diện ngày hôm nay cùng với việc tổ chức Hội thảo quốc gia về thân thế, sự nghiệp của Nam bang Đại tướng Dương Thanh nhân kỷ niệm 1200 năm (tròn 20 lục thập hoa giáp) Khởi nghĩa Dương Thanh.

Viễn Tổ Dương Thanh mất ngày 29/3 năm Canh Tý (820). Hôm nay, HĐHD tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1205 năm ngày mất và giỗ Viễn Tổ. Tất cả chúng ta có mặt tại đây bày tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn với Viễn Tổ Nam bang Đại tướng Dương Thanh về những công lao đóng góp của Ngài đối với Tổ quốc và non sông đất nước. Nguyện trên trời cao xanh kia, Đức Viễn Tổ Nam bang Đại tướng Dương Thanh chứng giám tấm lòng của chúng ta. Ngài hiển hiện, phù hộ cho quốc thái, dân an, độ trì cho chúng ta cùng toàn Dòng tộc Họ Dương luôn mạnh khỏe, an khang, thịnh vượng và hạnh phúc.

Ông Dương Quốc Trọng – Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Văn Phi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Phúc Lợi chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của Hội đồng Họ Dương tỉnh Nghệ An trong suốt thời gian qua đã giúp đỡ, đầu tư, nâng cấp các hạng mục công trình như: cổng làng, đường giao thông, trao quỹ khuyến học cho các cháu học sinh trên địa bàn, hỗ trợ kinh phí phục vụ cho các lễ hội của xã và xóm.

Ông Trần Văn Phi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Phúc Lợi

Tại buổi lễ, ông cũng mong rằng trong thời gian tới toàn thể bà con Họ Dương tiếp tục động viên con cháu hăng hái thi đua lao động, sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần lẫn vật chất. Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình, dòng họ, làng văn hóa, công đức tôn tạo, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất để đền thờ ngày càng khang trang, sạch đẹp. Phấn đấu để sớm được công nhận là dòng họ văn hóa và trong tương lai Đền thờ Dương Tướng công được công nhận là di tích lịch sử trên mảnh đất quê hương Phúc Lợi thân yêu. 

Nghi thức  Lễ  tế  tổ

Sau nghi thức Tế lễ Tổ, các đại biểu và bà con Họ Dương đã vào Đền dâng hương tưởng nhớ vị Anh hùng Dương Thanh.

 

Bài viết: Dương Hồng Minh

Ảnh: Dương Thành Dũng

]]>
https://hoduongvietnam.com.vn/hoi-dong-ho-duong-tinh-nghe-an-to-chuc-ky-niem-1205-cuoc-khoi-nghia-duong-thanh-va-le-gio-cua-cu-p45521/feed 0
Dương Quốc Hưng ra album ‘Thanh âm đất nước’ mừng đại lễ 30-4 https://hoduongvietnam.com.vn/duong-quoc-hung-ra-album-thanh-am-dat-nuoc-mung-dai-le-30-4-p45514 https://hoduongvietnam.com.vn/duong-quoc-hung-ra-album-thanh-am-dat-nuoc-mung-dai-le-30-4-p45514#respond Fri, 25 Apr 2025 14:05:04 +0000 https://hoduongvietnam.com.vn/?p=45514 Đọc tiếp "Dương Quốc Hưng ra album ‘Thanh âm đất nước’ mừng đại lễ 30-4"

]]>
Nhân 50 năm thống nhất đất nước, Dương Quốc Hưng ‘chơi lớn’ phát hành album ‘Thanh âm đất nước’ và EP ‘Thành phố vươn mình cùng đất nước’.

Ca sĩ Dương Quốc Hưng nặng lòng với dòng nhạc quê hương – Ảnh: NVCC

Ca sĩ Dương Quốc Hưng được khán giả yêu mến sau Sao Mai Điểm Hẹn 2006. Anh dành tâm huyết theo đuổi dòng nhạc quê hương đất nước đến nay.

Tối 14-4, Dương Quốc Hưng phát hành album Thanh âm đất nước và EP Thành phố vươn mình cùng đất nước.

Làm mới nhạc quê hương bằng nhạc cụ truyền thống

Album Thanh âm đất nước thuộc dự án Tình ca xây Tổ quốc được Dương Quốc Hưng khởi động từ năm 2010. Album gồm chín ca khúc ngợi ca tinh thần chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của các thế hệ cha anh.

Đó là ca khúc Tiếng đàn bầu (sáng tác Nguyễn Đình Phúc), Đất nước (Phạm Minh Tuấn), Nhịp cầu nối những bờ vui (Văn An), Cỏ non thành cổ (Tân Huyền), Người mẹ của tôi (Xuân Hồng), Bài ca thống nhất (Võ Văn Di), Những ánh sao đêm (Phan Huỳnh Điểu), Mùa xuân yêu thương (Vy Nhật Tảo) và Giai điệu Tổ quốc (Trần Tiến).

Anh làm mới các ca khúc bất hủ này bằng việc kết hợp với những nhạc cụ truyền thống như đàn bầu, sáo trúc, đàn tranh…

“Từ nhỏ, Hưng nghe nhiều dòng nhạc nhưng dòng nhạc truyền thống quê hương đất nước luôn mang lại điều đặc biệt. Đó là niềm tin, niềm tự hào mỗi khi hát và nghe nhạc cách mạng cho Hưng thêm sự mạnh mẽ, năng lượng tích cực.

Hưng muốn là người giữ lửa và truyền lửa dòng nhạc truyền thống quê hương, lan tỏa tình yêu, lòng biết ơn, cổ vũ lao động, sống có trách nhiệm với quê hương đến với mọi người nhiều hơn, đặc biệt là các thế hệ trẻ” – Dương Quốc Hưng nói lý do theo đuổi dòng nhạc quê hương.

Dương Quốc Hưng biểu diễn trong chương trình nghệ thuật “Việt Nam khát vọng hùng cường” – Ảnh: NVCC

Anh chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ Online: “Khi một ca khúc quen thuộc được cất lên, chất lửa trong nó rất thu hút, không chỉ đối với ca sĩ mà còn đối với người nghe. Để cân bằng dung hòa với các thế hệ trước và phục vụ được nhiều đối tượng khán giả không phải là điều đơn giản khi kết hợp với nhạc cụ truyền thống.

Làm mới ca khúc không phải dễ nhưng Hưng thấy đây là thử thách thú vị. Hưng cũng thử nghiệm đưa nhiều dòng nhạc mới vào ca khúc truyền thống như sử dụng dòng nhạc Epic kết hợp với nhạc cụ dân tộc tạo ra sự mới mẻ.

Hưng cũng kết hợp với nhạc điện tử EDM tạo thanh âm mới lạ, phấn khích hơn với người nghe, đáp ứng thị hiếu nghe nhạc của nhiều đối tượng khán giả”.

Âm nhạc và sự sáng tạo là không giới hạn, Hưng mong muốn dòng nhạc truyền thống kết hợp nhiều thể loại nhạc đương đại để mang đến điều mới mẻ. Hưng cũng mong khán giả thấy một Dương Quốc Hưng đa sắc trong âm nhạc, hát bằng cả trái tim nhiệt huyết.

Dương Quốc Hưng

]]>
https://hoduongvietnam.com.vn/duong-quoc-hung-ra-album-thanh-am-dat-nuoc-mung-dai-le-30-4-p45514/feed 0
Bà Dương Thị Vịn Trưởng ban liên lạc đội Thanh niên xung phong N43- Người hai lần được gặp Bác Hồ. https://hoduongvietnam.com.vn/ba-duong-thi-vin-truong-ban-lien-lac-doi-thanh-nien-xung-phong-n43-nguoi-hai-lan-duoc-gap-bac-ho-p45506 https://hoduongvietnam.com.vn/ba-duong-thi-vin-truong-ban-lien-lac-doi-thanh-nien-xung-phong-n43-nguoi-hai-lan-duoc-gap-bac-ho-p45506#respond Wed, 23 Apr 2025 13:42:18 +0000 https://hoduongvietnam.com.vn/?p=45506 Đọc tiếp "Bà Dương Thị Vịn Trưởng ban liên lạc đội Thanh niên xung phong N43- Người hai lần được gặp Bác Hồ."

]]>
Tại ngày lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do Hội đồng Họ Dương Hà Nội vừa tổ chức, tình cơ Tôi được gặp bà Bà Dương Thị Vịn – Trưởng ban liên lạc đội Thanh niên xung phong  N43, người con gái Họ Dương đã kể cho nghe về  gia đình cách mạng của mình và quá trình tham gia Đội TNXP góp phần làm nên chiến thắng 30/4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Bà Dương Thị Vịn Trưởng ban liên lạc đội Thanh niên xung phong  N43 tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước do Hội đồng Họ Dương Hà Nội  tổ chức

Bà kể: “ Tôi là Dương Thị Vịn, sinh năm 1943, là con gái họ Dương làng Vĩnh Tuy Đoài. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu nước, cha tôi là giáo viên có tinh thần cách mạng, anh trai tôi là Dương Văn Vinh, là công an hoạt động nội thành, kỷ niệm ngày cách mạng tháng 8 năm 1948, anh tôi và anh Dương Văn Bé con trai cụ Đồ Tước được phân công cắm cờ Tổ quốc tại tháp Rùa Hà Nội nhưng hai anh mới vào tới Cống Ngọc Hồi thì bị Tây phát hiện, chúng đã bắn hai anh cùng hy sinh vào đêm 18 rạng sáng ngày 19/8/1948. Khi đó chị dâu tôi là chị Dương Thị Xế bây giờ là mẹ Việt Nam anh hùng có bầu 2 tháng. Năm 1949, cháu tôi là Dương Văn Lợi ra đời, đầu năm 1967 cháu xung phong đi bộ đội vào Nam chiến đấu, tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, ngày 17/5/1968, cháu đã hy sinh tại mặt trận Sài Gòn Gia Định. Bản thân tôi, sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1962 do hoàn cảnh gia đình mẹ tôi ốm đau dài ngày, tôi về công tác tại quê nhà, tôi được các bạn bầu là Bí thư chi đoàn, Phó ban đại biểu phụ nữ khối 49 (lúc đó làng Vĩnh Tuy Đoài là khối 49 khu Hai Bà Trưng), là Thư ký đội sản xuất, ủy viên Ban quản trị HTX rau Vĩnh Thành. Ngày 29/7/1964 tôi được kết nạp vào Đảng lao động Việt Nam. Năm 1965 chiến tranh lan ra cả nước. Hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng chống Mỹ cứu nước của Bác Hồ kính yêu, thực hiện phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng” và phong trào phụ nữ “Ba đảm đang”, cán bộ đoàn viên chi đoàn chúng tôi đã nô nức làm đơn xin gia nhập đội TNXP chống Mỹ cứu nước. Đầu tháng 7 năm 1965 tôi nhận được 02 giấy gọi: Một giấy được nhập đội TNXP, một giấy báo đi học đại học nước ngoài. Lúc đầu tôi băn khoăn vì mẹ tôi mới mất, nhưng được cha tôi động viên: “học đại học thì lúc nào cũng được, còn đánh Mỹ là cơ hội, đánh Mỹ xong con về đi học cũng chưa muộn”. Thế là ngày 17/7/1965 tôi và 1.500 thanh niên Thủ đô của đội TNXP Hà Nội N43 lên đường vào tuyến lửa khu Bốn mở đường Trường Sơn. Thời kỳ đó chi đoàn chúng tôi còn có nhiều con em Họ Dương gia nhập quân đội như các bạn Dương Văn Sạp, Dương Văn Đua, Dương Ngọc Lương, Dương Văn Nhã; cháu Dương Văn Lợi, em Dương Văn Cam con trai cụ Dương Văn Ron, em Dương Văn Dũng ( cháu ruột Anh hùng liệt sĩ Dương Văn Bé).  Các bạn và các em đã chiến đấu dũng cảm ở mặt trận phía Nam và đã anh dũng hi sinh, viết lên những trang sử vẻ vang cho Tổ quốc, làm vẻ vang cho Họ Dương trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Bà Dương Thị Vịn ( thứ 3 trái sang) nhận quà tri ân của Hội đồng Họ Dương Hà Nội 

Còn chúng tôi tại tuyến lửa khu Bốn, mặc dù giặc Mỹ đánh phá rất dữ dội, nhưng chúng tôi đã tham gia mở các tuyến đường chiến lược 15A, 21, 22, 22B và đường 10 quyết thắng tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Tháng 7 năm 1966 làm Đại đội phó, Bí thư chi đoàn đại đội, tôi được cử về học trường đoàn TNXP TW khóa I. Ngày 5/11/1966, tôi được gặp Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch – đây là lần thứ 2 tôi vinh dự được gặp Bác. Học xong trở lại chiến trường, tôi được bầu là Bí thư chi bộ, chính trị viên đại đội.

Tháng 10 năm 1967, tôi được cử là Đại đội trưởng đại đội xung kích đội TNXP N43 để giải quyết thi công hai công trình trọng điểm trên tuyến 22B bị giặc Mỹ đánh phá. Cùng trên tuyến lửa với tôi có chị Dương Thị Xuân, đơn vị chị đang thi công trên tuyến Đồng Lộc, huyện Cam Lộc năm 1968, chị đã hi sinh anh dũng cùng 10 cô gái ngã 3 Đồng Lộc để lại sự khâm phục và vô cùng nuối tiếc cho đồng đội.

Hoàn thành nhiệm vụ đầu năm 1969, tôi được về công tác tại cơ quan Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội. Để thực hiện ước mơ của mình, được cơ quan cho phép tôi đã nộp đơn thi vào trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội theo học khoa Kinh tế. Tháng 10 năm 1976 tốt nghiệp tôi lại được phân công về công tác tại Hội LHPN Hà Nội, về Hội được chị em yêu mến, được các chị lãnh đạo Hội giúp đỡ, dìu dắt chỉ bảo, tôi đã trưởng thành nhiều khóa tham gia BCH, 3 khóa là Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu. Về nghỉ hưu nhưng tôi vẫn tham gia công tác Hội phụ nữ ở cơ sở và là Trưởng ban công tác nữ của TNXP Thành phố. Tháng 12 năm 2004 Hội cựu TNXP Việt Nam được thành lập, tôi đã tham gia BCH TW Hội cựu TNXP Việt Nam 3 khóa liền từ năm 2004 đến năm 2019. Tháng 7 năm 2005 Hội cựu TNXP Hà Nội được Thành ủy, UBND thành phố cho phép thành lập, tôi được bầu vào BCH và được bầu là Phó Chủ tịch Thường trực từ năm 2005 – 2022. Thời gian tham gia công tác TNXP tôi đã cùng các đồng chí trong Thường trực tham gia giải quyết chế độ cho hàng vạn cựu TNXP. Đến nay, tôi vẫn là Trưởng ban liên lạc đội TNXP N43 để xác nhận cho anh chị em đề nghị Nhà nước tặng Huy chương TNXP vẻ vang và giúp đỡ đồng đội khó khăn.

Bà cũng chia sẻ có mặt và tham dự các sự kiện với Họ Dương Hà Nội là niềm tự hào của người Họ Dương. Được gặp mặt, được chia sẻ, anh chị em trong Dòng tộc coi nhau như một nhà thật không có niềm vui nào kể xiết. Mong sao Họ Dương ngày càng phát triển, có nhiều hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho con em trong Dòng tộc. Họ Dương  sẽ ngày càng phát triển  cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

 

Dương Lan Anh

]]>
https://hoduongvietnam.com.vn/ba-duong-thi-vin-truong-ban-lien-lac-doi-thanh-nien-xung-phong-n43-nguoi-hai-lan-duoc-gap-bac-ho-p45506/feed 0
Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân, Câu lạc bộ Thanh niên quận Tây Hồ, Hà Nội thực hiện chương trình “ Hành trình chia sẻ” https://hoduongvietnam.com.vn/cau-lac-bo-doanh-nghiep-doanh-nhan-cau-lac-bo-thanh-nien-quan-tay-ho-ha-noi-thuc-hien-chuong-trinh-hanh-trinh-chia-se-p45499 https://hoduongvietnam.com.vn/cau-lac-bo-doanh-nghiep-doanh-nhan-cau-lac-bo-thanh-nien-quan-tay-ho-ha-noi-thuc-hien-chuong-trinh-hanh-trinh-chia-se-p45499#respond Mon, 21 Apr 2025 13:06:04 +0000 https://hoduongvietnam.com.vn/?p=45499 Đọc tiếp "Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân, Câu lạc bộ Thanh niên quận Tây Hồ, Hà Nội thực hiện chương trình “ Hành trình chia sẻ”"

]]>
Ngày 19/4/2025 trong chương trình “ Hành trình chia sẻ 1” Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân, Câu lạc bộ Thanh niên Họ Dương quận Tây Hồ, Hà Nội  đã đến xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang để trao những suất quà yêu thương đến với các em học sinh và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Tại xã Tả Sử Choóng đoàn đã trao 100 phần quà cho các em học sinh trường Tiểu học và trường Mầm non của xã. Những phần quà bao gồm: cặp sách, vở ôly, dụng cụ học tập, dép đi, áo mặc, sữa và bánh kẹo … Chương trình cũng đã trao tặng nước mắm, bóng đèn cho các bếp ăn tại  điểm trường.

Đoàn thực hiện trao quà tại xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang 

Đoàn  cũng đã trao tặng địa phương 3 tấn xi măng để làm đường bê tông, 30 suất quà bao gồm gạo, nước mắm, bóng đèn chiếu sáng, quần áo cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, tặng 1 tấn xi măng để xây nhà và nhu yếu phẩm  thiết yếu  cho 1 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

Đoàn thực hiện trao quà tại xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang 

Bà Dương Thị Hiền thành viên trong đoàn chia sẻ. “ Đây là chương trình hoạt động thường niên của CLB doanh nghiệp – doamh nhân Họ Dương Tây Hồ. Chuyến đi để lại nhiều trải nghiệm thực tế đối với các thành viên trong đoàn. Món quà tuy chưa phải là nhiều, nhưng là tình cảm và sự sẻ chia của các nhà hảo tâm đến với những vùng còn khó khăn. Đây cũng là dịp để thể hiện tinh thần tương thân, tương ái “ lá lành đùm lá rách” của Dân tộc. Trong thời gian tới, hoạt động của CLB Doanh nghiệp Doanh nhân Họ Dương sẽ tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp, nhân văn  của Dòng tộc đến với cộng đồng.

Dương Lãng

 

]]>
https://hoduongvietnam.com.vn/cau-lac-bo-doanh-nghiep-doanh-nhan-cau-lac-bo-thanh-nien-quan-tay-ho-ha-noi-thuc-hien-chuong-trinh-hanh-trinh-chia-se-p45499/feed 0
Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc https://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-3-p45491 https://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-3-p45491#respond Sat, 19 Apr 2025 14:25:59 +0000 https://hoduongvietnam.com.vn/?p=45491 Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc

Tiếp theo 

Còn nữa

]]>
https://hoduongvietnam.com.vn/cong-dong-ho-duong-viet-nam-trong-lich-su-dan-toc-3-p45491/feed 0