Dương Văn Vui làm giàu từ trồng sâm
- 18/05/2023
- Ban Thông tin truyền thông
- 264
Nhận thấy cây sâm nam có giá trị kinh tế đem lại thu nhập lớn, cách đây 5 năm từ những gốc sâm chơi cảnh, ông Dương Văn Vui quyết định chuyển đổi 3.200m2 cây ăn trái sáng trồng sâm nam. Đến nay, mỗi năm vườn sâm nam đem lại thu nhập cho gia đình ông hàng trăm triệu đồng.
Trước đây, ông Dương Văn Vui trưởng thôn Lãn Tranh 1, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, Bắc Giang, gia đình ông cũng là một gia đình thuần nông nghiệp, kinh tế cũng không mấy dư giả. Để có thêm thu nhập gia đình ông tận dụng diện tích đất canh tác trồng cây ăn quả như ổi vải mít… Tuy nhiên lợi nhuận đem lại mỗi năm chỉ 20 -30 chục triệu.
Sau những lần đi tham khảo mô hình trồng các cây dược liệu trong vùng, ông tìm tòi và được hướng dẫn với cây sâm nam. Ông đem giống sâm nam về nghiên cứu và trồng chơi trên chậu cảnh. Nhận thấy giống cây phù hợp với chất đất cũng như tìm hiểu giá trị kinh tế, ông quyết định xen canh với các loại cây trồng lâu năm nhằm chuyển đổi cây trồng.
Cây sâm nam ưa đất sỏi, dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc nhưng mang lại kinh tế cao. Khi sâm nam bắt đầu phát triển và cho thu hoạch hoa gia đình ông Nam chặt bỏ dần các cây ăn quả và chuyển hoàn toàn diện tích đất nhà sang trồng sâm nam.
Sau khi trồng từ 4 đến 5 năm, cây sâm Nam mới cho thu hoạch củ. Tuy nhiên, giai đoạn 1 năm sau khi trồng sâm bắt đầu ra hoa và có thể thu hoạch hoa, cây trồng đạt 4 tuổi trở lên sẽ cho năng suất tương đương 40kg hoa khô/sào. Chỉ tính tiền bán hoa sâm, người trồng thu về hàng trăm triệu đồng/ha/năm (tùy chất lượng sản phẩm).
Hiện tại 1kg hoa sâm Nam khô đang bán với giá giá 800.000 – 1.000.000 đồng/kg, với diện tích gần 1ha, mỗi vụ gia đình tôi thu hoạch được khoảng 2 tạ hoa, thu nhập được gần 200 triệu/năm. Nguồn lợi từ hoa sâm nam giúp gia đình có thu nhập trong thời gian chờ thu hoạch củ, bảo đảm trang trải cuộc sống. Căn nhà khang trang hiện tại gia đình ông đang ở cũng là nhờ bén duyên với cây sâm nam mà có.
Ở thời điểm hiện tại giá trị của cây sâm nam mang lại thu nhập không gì bằng. Do đó, gần như các hộ dân trong làng xã Liên Chung, huyện Tân Yên, Bắc Giang đã và đang chuyển sang trồng sâm để “đổi đời”. Trong làng nhà nào ít thì nửa ha, nhiều thì 2 – 3ha. Mỗi năm nhà thu nhập nhiều thì hơn 1 tỉ đồng, ít cũng vài trăm triệu đồng.
Không chỉ dừng lại làm giàu cho bản thân, là một người trưởng thôn ông Dương Văn Vui còn tận tình hướng dẫn nhân giống rộng rãi, giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm trồng sâm cho bà con trong làng với mong muốn cùng nhau thoát nghèo. Nhiều người từ các tỉnh như Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa… biết tiếng cây sâm nam núi Dành cũng tìm hỏi, mua giống về trồng từ gia đình ông.
Dương Hạnh