Lập thân lập nghiệp – Bản tin Điện tử Họ Dương Việt Nam http://hoduongvietnam.com.vn Mon, 02 Dec 2024 23:09:18 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.8 Dương Trường Sinh: Người kết nối cơ hội làm việc và học tập tại Tập đoàn Musashino http://hoduongvietnam.com.vn/duong-truong-sinh-nguoi-ket-noi-co-hoi-lam-viec-va-hoc-tap-tai-tap-doan-musashino-p36337 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-truong-sinh-nguoi-ket-noi-co-hoi-lam-viec-va-hoc-tap-tai-tap-doan-musashino-p36337#respond Mon, 29 May 2023 23:53:43 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=36337 Đọc tiếp "Dương Trường Sinh: Người kết nối cơ hội làm việc và học tập tại Tập đoàn Musashino"

]]>
Với mong muốn đồng hành cùng thanh niên Họ Dương Việt Nam nâng cao năng lực, phát triển bản thân và làm giàu cho gia đình, Dòng tộc, đất nước. Anh Dương Trường Sinh, một thanh niên tại Quảng Nam đã tâm huyết đưa cơ hội làm việc tại Tập Đoàn Musashino Nhật Bản đến rất gần với thanh niên Họ Dương Việt Nam trong những năm gần đây.

Ngoài trung tâm tuyển dụng, đào tạo nhân sự tại Hà Nội, để hỗ trợ bà con Họ Dương miền Trung – vùng đất vốn chịu nhiều thiên tai khó khăn, anh Dương Trường Sinh, anh Dương Hải Chiến, chị Dương Thị Ngọc Trâm đã dùng đất chính chủ Thanh Niên Họ Dương để xây mới một trung tâm đào tạo nhân sự với diện tích sử dụng hơn 1.200m² ngay tại 303-305 đường Võ An Ninh, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng.

Anh Dương Trường Sinh – Giám đốc Công ty TNHH MS Hải Đăng

Anh Dương Trường Sinh hiện là thành viên Câu lạc bộ Doanh nghiệp Doanh nhân Họ Dương tỉnh Quảng Nam – Phó Ban Kinh doanh Truyền thông Hội Doanh nghiệp phường Hòa Xuân, thành viên CLB Doanh nhân Trẻ thành Phố Đà Nẵng… Có trong tay 2 bằng đại học ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh với 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Công ty cổ phần Dược Trung ương 3 (Giám sát bán hàng, Phó phòng đấu thầu, Thành viên ban kiểm soát) cũng như đồng sở hữu Công ty Dược phẩm Danangpharm giúp anh có những trải nghiệm sâu sắc từ phía nhà tuyển dụng nhân sự cũng như những thiếu sót trong ý thức, kiến thức mà một bộ phận lớn thanh niên hiện nay đang gặp phải. Đúc kết từ chính những trải nghiệm đó, công ty đào tạo – tuyển dụng nhân sự MS Hải Đăng – MS intas do anh thành lập đã hoạt động thực sự hiệu quả, trong đó MS Hải Đăng có thể nói đã trở thành công ty đào tạo thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản hàng đầu Việt Nam.

Anh Dương Trường Sinh tham gia hoạt động dòng tộc (người đứng thứ 3 từ trái sang)

Anh Dương Trường Sinh hiện là đại diện Tập đoàn Musashino tại Việt Nam. Tập đoàn Musashino thành lập năm 1967 hiện có 27 nhà máy sản xuất thực phẩm, hơn 10 khách sạn và sân golf lớn và nổi tiếng tại Nhật Bản. Tổng hơn 16.000 nhân viên, trong đó có gần 4.000 thanh niên Việt Nam đang làm việc cho Tập đoàn. Doanh số năm 2022 tương đương 2,8 tỉ USD. Tập đoàn đã tuyển nhân sự tại Việt Nam hơn 10 năm qua với số lượng tuyển hàng năm từ 350 – 500 thanh niên

Đại diện Công ty ký hợp đồng với các đối tác.

Chế độ đãi ngộ của thanh niên Việt Nam khi làm việc tại Musashino thật sự tốt: Mức lương > 30.000.000 VNĐ/tháng, ngày làm 8 tiếng, Tuần làm 5 ngày, Tăng ca 30 – 40 tiếng/tháng. Làm việc trong nhà máy hiện đại, an toàn, sạch sẽ, công việc vừa sức đảm bảo việc học tập phát triển bản thân sau giờ làm. Thưởng năng lực tiếng nhật tổng đến 155.000 Yên… Đối tượng tuyển chọn: thanh niên nam nữ độ tuổi 18 – 30, tốt nghiệp THPT trở lên, đàng hoàng, chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Sự chân thành thấu tận trời xanh. Anh Dương Trường Sinh đã nỗ lực lan tỏa cơ hội làm việc thực sự tốt cho thanh niên Họ Dương Việt Nam tại Tập đoàn Musashino. Hy vọng sẽ có nhiều hơn nữa thanh niên, phụ huynh biết đến chương trình “MS Hải Đăng – Musashino” để nâng cao nhận thức rằng: khi đi xin việc thì phải biết công ty mình sẽ làm việc là công ty như thế nào và cho dù Musashino không phải là lựa chọn của bạn thì tin chắc rằng sự lựa chọn đó của bạn khi so sánh với cơ hội làm việc tại Musashino là bằng hoặc tốt hơn, phù hợp hơn.”

Với sự nỗ lực, tâm huyết với công việc anh Dương Trường Sinh, đại diện Tập Đoàn Musashino tại Việt Nam, Giám đốc công ty MS Hải Đăng, Phó Giám đốc công ty MS INTAS sẽ gặt hái được nhiều thành tựu trong đào tạo nhân sự và đóng góp thật nhiều cho sự phát triển giàu mạnh của dòng tộc và đất nước.

Dương Ngọc Anh Tuấn.

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-truong-sinh-nguoi-ket-noi-co-hoi-lam-viec-va-hoc-tap-tai-tap-doan-musashino-p36337/feed 0
Anh Dương Tiến Lâm: Nạn nhân chất độc da cam giàu nghị lực http://hoduongvietnam.com.vn/anh-duong-tien-lam-nan-nhan-chat-doc-da-cam-giau-nghi-luc-p35950 http://hoduongvietnam.com.vn/anh-duong-tien-lam-nan-nhan-chat-doc-da-cam-giau-nghi-luc-p35950#respond Thu, 04 May 2023 03:27:40 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=35950 Đọc tiếp "Anh Dương Tiến Lâm: Nạn nhân chất độc da cam giàu nghị lực"

]]>
Trước hậu quả nặng nề của “Thảm họa da cam ở Việt Nam”, cùng với sự quan tâm của các cơ quan chức năng và cộng đồng, hầu hết nạn nhân chất độc da cam đã nỗ lực vượt qua nỗi đau để xây dựng cuộc sống. Nhiều người đã trở thành tấm gương về tinh thần, nghị lực vươn lên, tích cực tham gia công tác xã hội, phát triển kinh tế gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Anh Dương Tiến Lâm, ở phường Nghĩa Tân, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông là một điển hình như thế.

Anh Lâm đã không may mắn khi bị di chứng chất đôc da cam từ người bố. Anh mang trong mình những dị tật cơ thể, vẹo cột sống, teo hai chân nên việc đi lại, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Không chấp nhận làm gánh nặng cho gia đình, với ý chí và nghị lực của mình, anh Lâm đã không đầu hàng trước số phận, mà suy nghĩ tích cực hơn, hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thanh niên có lối sống tích cực tại địa phương. Bản thân anh luôn xác định rằng mình phải học tập để biết chữ, để tìm một nghề phù hợp với sức khỏe của mình. Với niềm đam mê và yêu thích công nghệ thông tin, anh Lâm vừa học vừa mày mò, làm việc tại một tiệm sửa chữa điện tử. Chính công việc này đã giúp anh tự nuôi sống bản thân và tiết kiệm tiền để nuôi ước mơ vươn lên.

Sau một thời gian làm việc và học hỏi cộng với sự giúp đỡ, động viên của các đơn vị, đoàn thể và mọi người xung quanh, anh Lâm đã tự mở cho mình một cửa hàng máy tính và sửa chữa đồ điện tử. Như tìm được ánh sáng ở cuối đường hầm, anh Lâm chuyên tâm theo đuổi đam mê của mình. Sau nhiều năm làm việc, anh đã dành dụm và mua được một mảnh đất để an cư lạc nghiệp trên địa bàn phường Nghĩa Tân. Không chỉ dừng lại ở đó, để tăng thêm nguồn thu nhập, anh Lâm còn đầu tư phát triển chăn nuôi gà và bồ câu. Hiện tại, anh Lâm vừa nhận việc làm thêm ở ngoài vừa tham gia nuôi gà thương phẩm với trung bình mỗi lứa bán từ 200 con và nuôi thêm 30 – 40 cặp bồ câu. Nhờ đó, cuộc sống của anh không còn quá khó khăn như trước.

Ngoài việc chăm lo phát triển kinh tế, anh Lâm còn hướng dẫn, dạy nghề cho các bạn có cùng hoàn cảnh như mình, để giúp họ vượt qua mặc cảm về bệnh tật và số phận. Bên cạnh đó, với vai trò là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật tỉnh, anh Lâm thường xuyên gặp gỡ, kết nối các bạn trẻ khuyết tật trong tỉnh để cùng giao lưu, chia sẻ, động viên nhau vươn lên trong cuộc sống. Từ những nỗ lực, cố gắng của bản thân, anh đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen từ các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Anh Lâm còn vinh dự là 1 trong 64 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu toàn quốc được vinh danh tại Chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Ủy ban Quốc gia về Người khuyết tật Việt Nam tổ chức.

Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh, nhưng bằng nghị lực vươn lên, anh Dương Tiến Lâm đã vươn lên tự khẳng định bản thân, sống có ích cho gia đình, xã hội và xứng đáng là tấm gương không chỉ cho những nạn nhân da cam mà còn cho nhiều người khác noi theo.

Dương Thủy

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/anh-duong-tien-lam-nan-nhan-chat-doc-da-cam-giau-nghi-luc-p35950/feed 0
Dương Ngọc Trường: Chàng trai 9X “vươn ra biển lớn” từ cỏ cây, hoa lá http://hoduongvietnam.com.vn/duong-ngoc-truong-chang-trai-9x-vuon-ra-bien-lon-tu-co-cay-hoa-la-p35920 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-ngoc-truong-chang-trai-9x-vuon-ra-bien-lon-tu-co-cay-hoa-la-p35920#respond Sun, 30 Apr 2023 07:09:17 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=35920 Đọc tiếp "Dương Ngọc Trường: Chàng trai 9X “vươn ra biển lớn” từ cỏ cây, hoa lá"

]]>
Khởi nghiệp là quá trình dài hơi, cần ý chí thép và sự bền vững theo thời gian, ngay cả bản thân Dương Ngọc Trường cũng cảm thấy rất vất vả, gian nan. Tuy nhiên, chàng trai 9X không chùng bước, cậu vẫn luôn nỗ lực để “vươn ra biển lớn” trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, sản xuất, chế biến tinh dầu bằng cỏ cây, hoa lá.

Năm 2022, Dương Ngọc Trường vinh dự được nhận Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XVII do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng. Cậu còn là đại biểu thanh niên tiêu biểu của tỉnh Thanh Hoá tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027.

Dương Ngọc Trường sinh năm 1997, hiện là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Befine, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền Trung – Thanh Hoá nhiều khó khăn. Ngay từ khi còn học sinh cấp 3, Trường đã biết kiếm tiền bằng cách làm các trang Facebook nhiều người theo dõi để bán. Những năm tháng trên giảng đường đại học, chàng sinh viên trẻ bắt đầu mày mò khởi nghiệp.

Dương Ngọc Trường

Trường bày tỏ: “Là người con của vùng quê nghèo, tôi vẫn luôn mong muốn làm được nhiều thứ tốt đẹp cho quê hương và xã hội. Mỗi ngày trôi qua đều là một ngày tôi cố gắng, nỗ lực để ngày mai tươi đẹp hơn”. Xuất phát điểm từ niềm đam mê nông nghiệp và thấu hiểu xuất nông nghiệp không thể đi một mình, cậu quyết định kết hợp với một số người ở quê trồng rau sạch. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, sâu bệnh, mẫu mã xấu, không có người mua.

Sau thất bại với rau sạch, cậu lại tiến hành làm miến dong không hóa chất, sản xuất rượu hạt cau nhưng đều không đạt được thành công như mong đợi. Mặc dù vậy, khao khát lớn nhất của Trường là làm nông nghiệp sạch không hề nản. Đó cũng là động lực chàng trai trẻ không ngừng vươn lên, vượt qua nhiều lần thất bại. Trường cho biết, nguyên liệu tinh dầu từ nông nghiệp sạch, sản phẩm thiên nhiên nên phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu.

Chàng trai trẻ là đại biểu tiêu biểu tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc

Thương trường là chiến trường nên cậu gặp không ít thách thức và vấn đề đầu ra sản phẩm. Trong giai đoạn khởi nghiệp, ít kinh nghiệm và chưa nhận được chính sách hỗ trợ nhưng chàng trai trẻ vẫn luôn nỗ lực không ngừng.

Dịp nghỉ hè năm 2017, khi cậu đi qua cánh đồng xã bên thấy bà con nông dân thu hoạch củ sả, còn lại bỏ đi, một ý tưởng chợt nảy trong đầu chiết xuất tinh dầu sả từ phần lá vứt bỏ. Về nhà Trường lên mạng nghiên cứu, tìm hiểu, mua máy, thử nghiệm chiết xuất, rao bán sản phẩm… Thấy thị trường và khách hàng có nhu cầu, cậu thuyết phục bố mẹ, họ hàng, mạnh dạn vay mượn 300 triệu để đầu tư máy móc, thuê 4 nhân công làm việc. Công việc có nhiều tiến triển cần nhiều thời gian, cậu xin bảo lưu kết quả học đại học để có thời gian toàn tâm cho sản xuất tinh dầu của mình.

Một sản phẩm tinh dầu của chàng trai 9X

Mô hình sản xuất dược liệu Befine chuyên sản xuất các phụ phẩm của cây nông nghiệp, cây dược liệu. Vừa trồng cây dược liệu theo hướng hữu cơ để xuất khẩu, các nguồn gen thực vật bản địa, vừa tạo sinh kế bền vững cho bà con địa phương, đồng thời hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số và người yếu thế, giúp gia tăng thu nhập cho người nông dân. Các phụ phẩm nông nghiệp như lá sả, cành và lá quế… được chiết xuất thành tinh dầu 100% tự nhiên. Hiện nay Befine tập trung vào sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất, chế biến, khắc phục những khó khăn trong quá trình canh tác, kết nối những sản phẩm đặc sản đến với thị trường quốc tế.

Chàng trai 9X bày tỏ: “Tôi muốn thay đổi thói quen, tư duy làm nông nghiệp lâu nay của bà con và tạo ra vùng nguyên liệu canh tác không hóa chất, không phải là để bán sản phẩm giá cao hơn, không phải là kiếm thật nhiều tiền cho bản thân mà tôi được cùng người dân thay đổi cách canh tác độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe của chính họ. Tôi tin nền nông nghiệp tử tế sẽ được xã hội đón nhận và đào thải những thứ độc hại. Cùng với đó, Việt Nam có nhiều cây dược liệu quý và cây dược liệu bản địa thì có những dược tính nhất định, mang lại giá trị về sức khỏe cho người tiêu dùng”.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Thủ Đô

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-ngoc-truong-chang-trai-9x-vuon-ra-bien-lon-tu-co-cay-hoa-la-p35920/feed 0
Dương Thu Giang: Cô gái trẻ đam mê thiết kế http://hoduongvietnam.com.vn/duong-thu-giang-co-gai-tre-dam-me-thiet-ke-p35902 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-thu-giang-co-gai-tre-dam-me-thiet-ke-p35902#respond Fri, 28 Apr 2023 07:43:58 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=35902 Đọc tiếp "Dương Thu Giang: Cô gái trẻ đam mê thiết kế"

]]>
Đam mê thiết kế, cô gái trẻ Dương Thu Giang, sinh năm 2003 đã lựa chọn thi vào Khoa Thiết kế Mỹ thuật tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, bất chấp sự không ủng hộ của gia đình. Hiện Thu Giang sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Thiết kế thời trang.

Ngay từ khi còn nhỏ, Thu Giang đã đem mê nghệ thuật và đặc biệt thích vẽ. Ngoài học, gắn bó với sách vở thì thời gian còn lại Thu Giang dành cho vẽ. Lớn hơn một chút, khi bước vào cấp 3 Giang bắt đầu ý thức đến cái đẹp và dần hứng thú với thời trang và làm đẹp.

Tốt nghiệp phổ thông, Giang muốn lựa chọn ngành theo học ngành thiết kế thời trang nhưng vướng phải sự phản đối của gia đình. Thậm chí trong lúc nóng giận mẹ của Thu Giang còn nói, không cấm cô học thời trang nhưng nếu muốn theo đuổi thì phải tự lo liệu, gia đình sẽ không hỗ trợ. Dù biết mẹ chỉ nói thế khi giận nhưng đó đã trở thành động lực để Thu Giang cố gắng, khẳng định bản thân và tự lập từ sớm.

Giang xác định, nếu theo đuổi lĩnh vực thời trang sẽ phải tạo được thương hiệu cho bản thân và cô gái trẻ đã đầu tư xây dựng hình ảnh trên các nền tảng mạng xã hội. Thu Giang bắt đầu hoạt động xây dựng hình ảnh vào tháng 7/2021 – thời điểm đang giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19. Dù thời điểm đó, đối với Giang là một quyết định táo bạo vì đang chuẩn bị thi đại nhưng đến giờ Giang nghĩ đó là một quyết định đúng đắn.

Thời điểm đó, Giang giấu gia đình, vì sợ mọi người sẽ phản đối, sợ ảnh hưởng đến thi cử. Giang chỉ qiay video khi cả nhà đã đi ngủ. Sau một thời gian khi được có các nhãn hàng hợp tác và có một lượng người theo dõi nhất định thì Giang mới nói cho gia đình biết về việc mình đang làm. Kết quả đã không phụ sự nỗ lực của Giang khi cô đỗ Đại học Kiến trúc đồng thời xây dựng được hình ảnh cả nhân. Sau gần 2 năm, Dương Giang đã đạt 127 nghìn người theo dõi trên Instagram và 211 nghìn người theo dõi trên TikTok với gần 10 triệu lượt thả tim với cái tên vintace.ci.

Mỗi khi Thu Giang đăng video trên TikTok thu hút hàng trăm nghìn tới hàng triệu xem và nhận về rất nhiều phản hồi tích cực. Không những thế, với khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương, sự thân thiện, dễ gần, vóc dáng cân đối cùng phong cách thời trang ấn tượng, Thu Giang trở thành mẫu ảnh và hợp tác với nhiều nhãn hàng để quảng bá sản phẩm.

Thu Giang đã từng tham dự các sự kiện khai trương của các nhãn hàng về thời trang và làm đẹp như Dear, Klairs, Cath Kidston London, LYN, Bobbi Brown… Những hoạt động này giúp Thu Giang hiểu thêm rất nhiều về kỹ năng ứng xử, giao tiếp với mọi người đồng thời mang đến nhiều mối quan hệ và cơ hội phát triển. Giang cũng từng tham dự Vietnam Fashion Week 2022 với vai trò trợ lý trang phục cho các nhà thiết kế.

Trên nền tảng TikTok, Giang thường đăng những video ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, dễ xem, cập nhật các xu hướng thời trang mới lạ cũng như chia sẻ những quan điểm, những góc nhìn. Việc xây dựng hình ảnh cá nhân giúp Thu Giang nhận ra được nhiều điều và dần trưởng thành hơn về suy nghĩ đồng thời giúp Giang tự lập về tài chính sớm, đồng thời nhận được sự ủng hộ của gia đình.

Việc học đối với một sinh viên ngành thiết kế ngày càng bận rộn hơn, khối lượng bài tập, đồ án ngày càng nhiều, nhiều lúc Thu Giang cũng gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa thời gian học tập và làm việc. Mặc dù vậy, Thu Giang vẫn cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày để không phụ sự yêu mến của mọi người. Thu Giang mong muốn trong tương lai sẽ xây dựng được một thương hiệu thiết kế riêng, đồng thời ngày sẽ phát triển thương hiệu cá nhân hơn nữa.

Dương Diệp Quần

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-thu-giang-co-gai-tre-dam-me-thiet-ke-p35902/feed 0
Dương Văn Hải: Trở thành ông chủ nhờ tư duy dám nghĩ, dám làm http://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-hai-tro-thanh-ong-chu-nho-tu-duy-dam-nghi-dam-lam-p35872 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-hai-tro-thanh-ong-chu-nho-tu-duy-dam-nghi-dam-lam-p35872#respond Wed, 26 Apr 2023 09:02:07 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=35872 Đọc tiếp "Dương Văn Hải: Trở thành ông chủ nhờ tư duy dám nghĩ, dám làm"

]]>
Từ một công nhân, với sự nhanh nhạy, dám nghĩ dám làm, chàng trai trẻ Dương Văn Hải ở thôn Đoàn Kết, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã trở thành ông chủ của một cơ sở sản xuất nội thất, bàn ghế nhựa giả mây. Năm 2022, ông chủ trẻ này được Thành đoàn Hà Nội tặng danh hiệu “Thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi”, UBND huyện Thanh Oai tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt tiêu biểu”.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nên Hải sớm biết được những khó khăn của gia đình. Học hết phổ thông, Hải không lựa chọn con đường thi lên đại học mà xin bố mẹ cho đi làm công nhân để phụ giúp kinh tế cho gia đình. Hải vào làm công nhân cho một công ty chuyên sản xuất nội thất, bàn ghế nhựa ở phường Biên Giang, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Vốn tính cần cù, chịu khó nên Hải rất chăm chỉ chỉ làm việc và học hỏi kỹ thuật sản xuất. 5 năm làm công nhân Hải đã nắm vững kỹ thuật từng khâu sản xuất, đồng thời cũng nhận ra nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Hải đánh giá, xu thế của người tiêu dùng hiện nay là ưa sử dụng các sản phẩm nội thất tốt, rẻ, bền, đẹp, thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, các sản phẩm nội thất, bàn ghế nhựa giả mây được khách hàng ưa chuộng bởi giá thành không quá cao, mẫu mã, hình thức đẹp. Hải nghĩ, nếu có thể đưa được nghề này về quê sẽ giảu quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương, tao thêm thu nhập cho nhiều người bởi vùng quê của Hải kinh tế chỉ trông vào cây lúa.

Công nhân làm ghế nhựa giả mây tại xưởng sản xuất của Dương Văn Hải

Sau thời gian suy nghĩ, Hải quyết định xin nghỉ việc ở xưởng để về quê lập nghiệp với nghề sản xuất nội thất, bàn ghế nhựa giả mây. Trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, Hải tìm hiểu các quy định của nhà nước về thành lập hộ kinh doanh cá thể, các mô hình sản xuất thân thiện, bảo vệ môi trường. Bắt đầu với con só không, không mặt bằng, không vốn, không lao động có tay nghề… những bằng quyết tâm của tuổi trẻ Hải vẫn bắt tay vào khởi nghiệp. Với số vốn ít ỏi tích cóp được từ mấy năm làm công nhân, hải vay mượn thêm và thuê diện tích 400m2 làm nhà xưởng rồi đào tạo công nhân để mở cơ sở sản xuất.

Để sản phẩm được thị trưởng chấp nhận, Hải luôn chú ý đến chất lượng của sản phẩm, đồng thời nghiên cứu để cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nhờ đó, các các sản phẩm do cơ sở của Hải sản xuất đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và được khách hàng tin dùng. Năm 2022, doanh số bán hàng tại cơ sở của Hải đạt gần 6 tỉ đồng/năm. Với mức lợi nhuận từ 5 – 7% sau khi trừ chi phí và nộp thuế cho nhà nước, chàng trai trẻ có thu nhập tương đối lớn ở vùng quê thuần nông này. Không chỉ mang lại thu nhập cho ban thân, cơ sở sản xuất của Hỉa còn tạo việc làm cho 20 lao động với mức thu nhập trung bình từ 5 – 10 triệu đồng/tháng.

Điều khiến chàng trai trẻ vui nhất là năm 2022, 6 sản phẩm: Ghế mái vòm nhựa giả mây, bộ bàn ghế nhựa giả mây hoa cúc, bộ bàn ghế ban công nhựa giả mây, ghế papasan nhựa giả mây, xích đu nhựa giả mây phượng hoàng, giường ngủ nhựa giả mây do cơ sở của Hải sản xuất đã được Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Thanh Oai xếp hạng 4 sao.

Sản phẩm ghế nhựa giải mây do cơ sở của Hải sản xuất

Không chỉ quan tâm đến phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và thu nhập của người lao động, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, Hải còn tích cực tham gia các phong trào của địa phương, ủng hộ vào các hoạt động xã hội từ thiện. Cơ sở của Hải đã tặng một chiếc xích đu trị giá 2,8 triệu đồng cho Nhà văn hoá thôn Đoàn Kết, xã Kim Thư, lắp đặt dụng cụ thể dục xà đơn, xà kép tại các điểm công cộng trên địa bàn xã…

Dám nghĩ, dám làm, sản xuất kinh doanh giỏi, năm 2022 Dương Văn Hải được nhận danh hiệu “Thanh niên nông thôn làm kinh tế giỏi” từ Thành đoàn Hà Nội và danh hiệu “Người tốt, việc tốt tiêu biểu” do UBND huyện Quốc Oai TRao tặng. Chàng trai trẻ còn vinh dự là một trong những gương mặt ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2015.

Trong tương lai, Dương Văn Hải dự định sẽ mở rộng mô hình sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trưởng, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho lao động tại địa phương. Hải mong muốn được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và được các cấp chính quyền quan tâm tạo điều kiện quy hoạch, cho thuê mặt bằng để mở rộng sản xuất.

Dương Diệp Quần

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-hai-tro-thanh-ong-chu-nho-tu-duy-dam-nghi-dam-lam-p35872/feed 0
Dương Hữu Nghị – người tiên phong trồng giống lựu đỏ ở An Giang http://hoduongvietnam.com.vn/duong-huu-nghi-nguoi-tien-phong-trong-giong-luu-do-o-an-giang-p35814 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-huu-nghi-nguoi-tien-phong-trong-giong-luu-do-o-an-giang-p35814#respond Sat, 22 Apr 2023 00:50:48 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=35814 Đọc tiếp "Dương Hữu Nghị – người tiên phong trồng giống lựu đỏ ở An Giang"

]]>
Lựu đỏ Peru – loại trái cây nhập khẩu có giá trị cao đang phát triển rất tốt dưới bàn tay chăm sóc của thanh niên trẻ Dương Hữu Nghị (sinh năm 1989, ngụ ấp Tây Bình B, xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Anh Nghị là người tiên phong trồng giống lựu này trên đất An Giang.

Theo anh Nghị, trước khi quyết định trồng giống lựu đỏ Peru, anh đã tìm hiểu rất nhiều giống cây ăn trái mới, có giá trị kinh tế cao. Tình cờ biết được trái lựu đỏ Peru, anh đặt mua ăn thử thì thấy rất ngon. Ý định trồng giống cây này bắt đầu từ đó. Thế là anh Nghị nhờ bạn tìm cách đặt mua cây giống nhập khẩu này.

Vì là giống mới, anh chỉ trồng thử vài chục cây để xem cây phát triển thế nào, có thích hợp thổ nhưỡng không. Nhưng không ngờ, giống lựu đỏ này phát triển rất nhanh trên vùng đất Thoại Sơn.

Sau 3 tháng trồng, cây lớn nhanh đến bất ngờ. Thế là, anh Nghị đặt mua 1.000 cây giống (150.000 đồng/cây) về trồng. 6 tháng sau, anh trồng thêm 400 cây (chiết từ cây giống ban đầu). Hiện, vườn lựu đỏ Peru của anh Nghị có diện tích trên 1ha.

Anh Nghị với giống lựu đỏ Peru tại khu vườn của gia đình ở ấp Tây Bình B, xã Vĩnh Chánh, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).

“Cũng là người có kinh nghiệm làm vườn, thêm chịu khó học hỏi trên sách, qua mạng internet, thấy cây lựu thích hợp khí hậu vùng đất này nên tôi mạnh dạn mở rộng diện tích. Đây là loại cây ưa sáng, không chịu ngập nước nên quá trình làm đất cần chuẩn bị kỹ rãnh thoát nước chống úng khi mưa lớn. Khi lên liếp trồng cây lựu đỏ Peru, nhà vườn phải đảm bảo gốc lựu cách mặt nước trong mương khoảng 1m để đảm bảo tốt cho cây phát triển.

Vườn cũng không xen canh thêm cây khác nhằm tạo điều kiện cho cây lựu vươn lên đón nắng tốt. Cây có hoa sau 6 tháng trồng, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, sau 1 năm kể từ ngày trồng có thể thu trái chiến. Trọng lượng trái trung bình 500 – 800g.

Hiện, giá bán loại trái cây nhập khẩu này khoảng 300.000 đồng/kg. Cây cho trái quanh năm, nếu không muốn, người trồng có thể xử lý cho cây ra trái theo ý muốn của mình” – anh Nghị cho biết.

Đến nay, 18 cây thử nghiệm ban đầu của anh Nghị cho trái quanh năm, chủ yếu được dùng để biếu, tặng và giới thiệu các công ty thu mua. Với 1.000 cây trồng đợt đầu sẽ được anh Nghị xử lý ra hoa và cho trái trong khoảng tháng 6 (âm lịch).

Dự kiến đến tháng 12 (âm lịch) sẽ cung cấp trên thị trường từ 5-10 tấn lựu đỏ Peru. Hiện, nguồn thu nhập từ giống cây này dựa vào việc bán cây giống bằng phương pháp chiết cành. Anh Nghị chia sẻ, để chiết cành thành công, anh cũng chịu thất bại không ít lần.

Chịu khó học người có kinh nghiệm và nghiên cứu thêm, đến nay, anh đã chiết cành thuần thục. Mỗi tháng có thể cung cấp từ 1.000-1.500 cây giống cho thị trường các tỉnh miền Nam và miền Bắc. Trừ hết chi phí, anh Nghị thu về lợi nhuận khoảng 70 triệu đồng/tháng từ bán cây giống.

Nhờ tư duy sáng tạo, mạnh dạn, quyết đoán trong việc trồng giống lựu đỏ Peru, thanh niên Dương Hữu Nghị là một trong 98 nông dân được UBND huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) khen thưởng vì có thành tích trong phong trào nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi giai đoạn 2019-2022.

Nguồn: Báo Dân Việt

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-huu-nghi-nguoi-tien-phong-trong-giong-luu-do-o-an-giang-p35814/feed 0
Dương Thùy Linh: Khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi http://hoduongvietnam.com.vn/duong-thuy-linh-khoi-nghiep-tu-mo-hinh-chan-nuoi-p35668 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-thuy-linh-khoi-nghiep-tu-mo-hinh-chan-nuoi-p35668#respond Fri, 14 Apr 2023 04:33:14 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=35668 Đọc tiếp "Dương Thùy Linh: Khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi"

]]>
Với tinh thần khởi nghiệp của thanh niên, chị Dương Thùy Linh, 26 tuổi, ở ấp Lung Môn, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã không ngừng sáng tạo, mạnh dạn vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu bằng mô hình chăn nuôi gà, vịt theo hướng an toàn sinh học kết hợp cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi. Mô hình của chị đã tạo ra nguồn thu nhập ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp cho đoàn viên, thanh niên địa phương.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, từ nhỏ Thùy Linh chỉ sống chung với mẹ, tuy nhiên mẹ Linh thường xuyên bị bệnh và mất sớm. Hiện tại, Thùy Linh nuôi dưỡng, chăm sóc 2 người dì đã lớn tuổi, trong đó có 1 người dì bị bệnh tai biến, nằm một chỗ hơn 8 năm qua. Khó khăn là vậy nhưng Thùy Linh không bao giờ nản chí mà luôn có ý thức tự lập vươn lên và tìm hướng thoát khỏi nghèo đói. Với niềm đam mê chăn nuôi từ nhỏ, năm 2015, khi đang còn học lớp 12, Linh bắt tay vào nuôi 100 con gà giống, số gà đó mang lại cho Linh hơn 2 triệu đồng tiền lãi. Sau đó, Linh phấn đấu học và thi đậu vào ngành chăn nuôi của Trường Đại học Cần Thơ.

Để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt và học tập, ngoài thời gian dành cho việc học, Thùy Linh xin đi làm thêm tại một trang trại chăn nuôi của người quen. Quãng thời gian đó, Linh tích lũy thêm kinh nghiệm chăn nuôi cho bản thân và luôn ấp ủ ước mơ thoát khỏi cuộc sống đói nghèo bằng sức lao động của chính mình. Đến năm 2020, sau khi hoàn thành chương trình đại học, Thùy Linh quyết định trở về quê hương để đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà, vịt thịt bán kiếm lời, trang trải cuộc sống gia đình.

Với số vốn ít ỏi tích cóp được trong thời gian đi làm thuê, Linh chỉ đầu tư nuôi khoảng 100 con gà và 100 con vịt giống. Với kiến thức đã có cộng với sự cần cù, chăm chỉ và chịu khó làm ăn, chỉ hơn 3 tháng chăm sóc, số gà vịt ban đầu đã xuất bán được. Sau khi trừ đi chi phí, Thùy Linh thu về gần 7 triệu đồng tiền lãi. Từ thành công ban đầu, Linh tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình và mua thêm con giống. Sau thời gian dài không ngừng cố gắng, “vừa làm vừa rút kinh nghiệm” mô hình chăn nuôi của Thùy Linh ngày một phát triển. Hiện tại mỗi tháng, trang trại cho xuất bán khoảng 200 đến 500 con gà vịt, lợi nhuận đem về từ 8 – 15 triệu đồng. Ngoài ra, Linh còn bán con giống và thức ăn chăn nuôi, nhờ đó, đem về thêm nguồn thu cho gia đình hơn 10 triệu đồng mỗi tháng.

Bà con nông dân đến tham quan, học hỏi mô hình chăn nuôi của em Dương Thùy Linh

Nuôi ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương ngay từ khi mới lập nghiệp, Dương Thùy Linh đã thành công với mô hình chăn nuôi gà vịt và vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Những thành quả đạt được hôm nay của em thật đáng trân trọng, xứng đáng là tấm gương để các đoàn viên, thanh niên học tập và noi theo.

Dương Thủy

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-thuy-linh-khoi-nghiep-tu-mo-hinh-chan-nuoi-p35668/feed 0
Dương Văn Duy: Chàng thanh niên tạo thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của quê hương http://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-duy-chang-thanh-nien-tao-thuong-hieu-cho-san-pham-nong-nghiep-cua-que-huong-p35665 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-duy-chang-thanh-nien-tao-thuong-hieu-cho-san-pham-nong-nghiep-cua-que-huong-p35665#respond Fri, 14 Apr 2023 01:51:33 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=35665 Đọc tiếp "Dương Văn Duy: Chàng thanh niên tạo thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của quê hương"

]]>
Tốt nghiệp chuyên ngành Luật Kinh tế nhưng luôn trăn trở với các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của quê hương, anh Dương Văn Duy   Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ, Phú Bình, Thái Nguyên chính là người tạo nền tảng cho 3 sản phẩm nông nghiệp “ gạo nếp Thầu dầu  tương nếp Úc Kỳ – tương nếp Hồng Kỳ.

Từng tốt nghiệp cử nhân ngành Luật Kinh tế tại Đại học Thành Đông Hải Dương. Trở về quê, anh Dương Văn Duy luôn trăn trở với các sản phẩm nông nghiệp của quê mình. Nhận thấy quê hương có một lợi thế rất lớn, đó là cánh đồng sản xuất lúa nếp Thầu dầu đã được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung; bà con có nhiều kinh nghiệm trong canh tác lúa… Tuy nhiên lợi nhuận kinh tế đem lại chưa hiệu quả, thị trường chưa được nhiều người biết đến chưa có liên kết. Chính vì lý do đó mà anh Dương Văn Duy quyết tâm thành lập hợp tác xã đề giải quyết các vấn đề trên đem lại nguồn thu cho các hộ nông dân trong hợp tác xã.

Tuy nhiên, “vạn sự khởi đầu nan”, lúc đó anh còn quá trẻ và không học chuyên ngành về nông nghiệp, anh Duy phải mất một thời gian khá dài để tìm hiểu về quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP (sản xuất và thu hoạch theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm), hữu cơ từ những người có kinh nghiệm; tự mày mò, học hỏi, xin hướng dẫn về quy trình thành lập hợp tác xã …

Anh Dương Văn Duy đang đóng gói sản phẩm của Hợp tác xã

Năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ được thành lập với 22 thành viên, chuyên sản xuất lúa nếp Thầu dầu và tương. Tuy nhiên việc thị trường chưa biết đến sản phẩm khiến cho hợp tác xã không thể xuất bán được hết các sản phẩm làm ra.

Từ thực tế đó, tháng 8/2021, dưới sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn huyện Phú Bình, anh Duy đã liên kết với 90 hộ dân ở các xóm: Múc, Ngoài và Tân Lập, để hình thành vùng sản xuất lúa nếp Thầu dầu theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 10ha. Cùng với đó là, hợp tác xã tích cực tuyên truyền bà con sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị sản phẩm.

Nhờ đó, năm 2022 Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ đã xuất bán được khoảng 40 tấn gạo nếp (tăng gấp 2 lần so với năm 2020). Không dừng lại ở đó, để sản phẩm được nhiều người biết đến hơn, anh Duy đầu tư máy hút chân không; thiết kế bao bì, tạo mẫu mã bắt mắt cho sản phẩm gạo nếp Thầu Dầu. Trên bao bì có tem nhãn, mã vạch truy xuất nguồn gốc, số điện thoại…

Còn đối với việc sản xuất tương, với 10ha vùng nguyên liệu sẵn có, anh Duy tích cực vận động các hộ làm tương trong Hợp tác xã áp dụng máy móc hiện đại (như: máy sấy đỗ, máy nghiền, tủ nấu cơm bằng điện…) vào sản xuất để tăng công suất, chất lượng sản phẩm. Anh cũng chú trọng đầu tư “hình ảnh” cho sản phẩm tương của Hợp tác xã bằng việc sử dụng chai thủy tinh (850ml/chai), dán tem nhãn, đóng hộp, mã vạch truy xuất nguồn gốc… Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ cũng tích cực quảng bá sản phẩm trên nhiều “kênh” khác nhau như Facebook, Zalo… để mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay, trung bình một tháng, Hợp tác xã xuất bán được 800 – 1.000 lít tương (nếp và tẻ)…

Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã đã làm thay đổi từng hộ dân, thay đổi tư duy từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa có liên kết. Đưa các sản phẩm đặc sản của vùng đất Phú Bình được nhiều người biết đến, nâng cao giá trị kinh tế địa phương. Đây chính là điều mà anh Dương Văn Duy luôn ấp ủ hàng ngày.

Dương Hạnh

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-van-duy-chang-thanh-nien-tao-thuong-hieu-cho-san-pham-nong-nghiep-cua-que-huong-p35665/feed 0
Anh Dương Hồng Sơn: Làm giàu từ mô hình nuôi ếch http://hoduongvietnam.com.vn/anh-duong-hong-son-lam-giau-tu-mo-hinh-nuoi-ech-p35234 http://hoduongvietnam.com.vn/anh-duong-hong-son-lam-giau-tu-mo-hinh-nuoi-ech-p35234#respond Mon, 03 Apr 2023 03:04:23 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=35234 Đọc tiếp "Anh Dương Hồng Sơn: Làm giàu từ mô hình nuôi ếch"

]]>
Từ bỏ công việc ổn định tại một công ty có tiếng trong lĩnh lực kỹ thuật thị trường, chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ hải sản, anh Dương Hồng Sơn, Bí thư Chi đoàn tổ 14, phường An Tường, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi ếch. Anh đã trở thành tấm gương thanh niên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Ra trường với tấm bằng Đại học chuyên ngành Kỹ sư Thủy sản, anh Dương Hồng Sơn xin vào làm việc tại Công ty Cổ Phần GreenFeed Việt Nam. Những năm tháng ấy đã trang bị cho anh nhiều kiến thức, kinh nghiệm để anh quyết định khởi nghiệp từ nuôi ếch, một loại thủy đặc sản khá mới mẻ ngay tại thành phố Tuyên Quang.

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, anh Sơn nhận thấy mô hình nuôi ếch thương phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao, thích nghí với điều kiện tự nhiên của địa phương. Ếch là loài vật dễ nuôi, ít bị bệnh, đem lại lợi nhuận cao bởi thịt ếch là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng, chi phí đầu tư nuôi ếch không cao và kỹ thuật nuôi không khó. Tuy nhiên thị trường nuôi ếch chủ yếu tập trung ở miền Nam, còn miền Bắc vẫn hạn chế. Hầu hết, các nhà hàng đều phải đặt mua ếch ở xa về. Chính vì vậy, năm 2021, anh Sơn quyết định vay vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, chi nhánh Tuyên Quang 200 triệu đồng để đầu tư vào mô hình nuôi ếch. Để có diện tích phục vụ chăn nuôi, anh chi 100 triệu đồng vào cải tạo 800m² đất ruộng lầy thụt gia đình bỏ không đã lâu. Anh cho vét bùn để làm ao, mua tre về bắc cầu, cắm cọc, chống dây thép để căng bạt lưới làm mái che, làm lều trông, thuê thợ làm giếng khoan. Đồng thời, chia toàn bộ diện tích ao thành 65 tráng, trong đó 40 tráng nuôi ếch thịt, 25 tráng nuôi con giống, mỗi tráng rộng 12m². Toàn bộ bên dưới tráng lót phao dày, phủ lưới sao cho phần lưới chìm dưới nước khoảng 4-5 cm để ếch giống nằm không bị đuối nước và ương nuôi. Số tiền còn lại anh Sơn để mua giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc phòng, ngừa bệnh cho ếch…

Anh Sơn bắt đầu cho thả ếch vào tháng 4/2021. Do đặc thù ếch tăng trưởng nhanh nên khoảng 2 tháng chăm sóc là ếch đã có thể xuất bán được. Và chỉ sau 4 tháng, anh đã trả hết số vốn vay cho ngân hàng. Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi, anh Sơn cho biết, trong quá trình nuôi ếch thì điều quan trọng là quản lý tốt chất lượng nguồn nước, nguồn giống ổn định, thức ăn cho ếch đảm bảo chất lượng thì đã thành công. Bên cạnh đó, người nuôi phải chịu khó quan sát trong quá trình chăm sóc, kịp thời phòng ngừa bệnh, và phải thay nước thường xuyên, tránh ô nhiễm nguồn nước do thức ăn tồn đọng lại.

Sự chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng và lòng quyết tâm của anh Dương Hồng Sơn đã được đền đáp khi sản phẩm của anh vừa có mặt đã được thị trường đón nhận rất tích cực. Trong năm 2021, anh thu về hơn 40 triệu đồng tiền lãi. Bước sang năm thứ 2, anh Sơn quyết định mở rộng thêm mô hình bằng hình thức sản xuất con giống. Sau khi cho nhân giống và sàng lọc, anh nuôi 10 vạn con ếch giống, đồng thời, đầu tư thêm 1 ao giữ ếch con để tiến hành gối vụ. Các thương lái ở các tỉnh như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương đến tận trại thu mua ếch với giá 55 nghìn đồng/kg. Trong năm 2022, anh đã xuất buôn 18 tấn ếch, bán lẻ cho các nhà hàng, quán ăn, người dân được hơn 2 tấn ếch, thu về hơn 1 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí anh thu lãi trên 500 triệu đồng.

Không những chăm lo phát triển kinh tế, trại ếch của anh Sơn còn tạo việc làm ổn định cho 4 lao động chính ở địa phương với mức lương bình quân mỗi tháng là 5 triệu đồng/người. Năm 2023 anh Sơn đặt mục tiêu là mở rộng số lượng nuôi lên 32-34 vạn con, ước sản lượng đạt khoảng 55-60 tấn ếch. Ngoài ra anh Sơn còn vận động được 4 hộ cùng tham gia phát triển mô hình, anh sẽ đứng ra hướng dẫn các hộ về kỹ thuật và lo đầu ra cho sản phẩm. Mô hình của anh Sơn đang được Đoàn phường An Tường tổ chức cho các đoàn viên đến tham quan, học tập và nhân rộng trong thời gian tới.

Có thể nói, với đức tính cần cù, chịu khó làm ăn phát triển kinh tế, anh Dương Hồng Sơn xứng đáng là tấm gương để các đoàn viên thanh niên học tập và làm theo.

Dương Huyền

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/anh-duong-hong-son-lam-giau-tu-mo-hinh-nuoi-ech-p35234/feed 0
Sắc tộc Dương Gia: Câu chuyện Dòng tộc http://hoduongvietnam.com.vn/sac-toc-duong-gia-cau-chuyen-dong-toc-p35154 http://hoduongvietnam.com.vn/sac-toc-duong-gia-cau-chuyen-dong-toc-p35154#respond Thu, 30 Mar 2023 03:04:10 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=35154 Đọc tiếp "Sắc tộc Dương Gia: Câu chuyện Dòng tộc"

]]>
Năm 2017, Hội đồng Họ Dương (HĐHD) lâm thời tỉnh Bến Tre được thành lập. Đến mùa xuân 2018, lần đầu tiên người Họ Dương Bến Tre được tham gia hoạt động Dòng tộc cả nước tại Lễ hội mùa xuân năm 2018 được tổ chức ở thành phố Cần Thơ. Tại lễ hội mùa xuân này, HĐHD lâm thời Bến Tre tham gia với gian hàng “Du xuân cùng áo dài Họ Dương” do Dương Nguyễn Nguyệt Hằng thiết kế.

Hòa cùng không khí vui tươi của ngày hội, gian hàng “Du xuân cùng áo dài Họ Dương” được giải khuyến khích về trang trí gian hàng đẹp và ấn tượng. Trong buổi trao giải, khi nghe ông Dương Công Minh lên sân khấu chia sẻ nỗi niềm trăn trở về sản phẩm tộc phục lần đầu tiên triển khai còn nhiều thiếu sót, Nguyệt Hằng đã nảy ra ý tưởng thiết kế mẫu tộc phục Họ Dương. Tháng 6/2018, HĐHD Bến Tre được chính thức ra mắt. Sau lễ hội mùa xuân 2018, Nguyệt Hằng bắt tay vào vẽ phác thảo những bản thiết kế đầu tiên cho sản phẩm tộc phục. Việc chọn chất liệu và các chi tiết trang trí cho bộ sưu tập mất nhiều công sức và thời gian. Chất liệu gấm là loại vải phù hợp với truyền thống và tạo sự trang trọng cho sản phẩm. Nguyệt Hằng đã liên hệ và đến làm việc với công ty vải Thái Tuấn – thương hiệu vải gấm có uy tín tại thị trường vải Việt Nam, nhưng do thành phần vải 100% polyester sẽ tạo cảm giác bí, nóng khi thời tiết nóng và gây tích điện (dính sát vào người) khi thời tiết lạnh. Mặc dù vải gấm Thái Tuấn đa dạng về mẫu mã và hoa văn nhưng không phải là chất liệu phù hợp. Sau đó Nguyệt Hằng đã liên hệ và đến làm việc với cơ sở sản xuất lụa tơ tằm Toàn Thịnh. Lụa tơ tằm khắc phục được cảm giác nóng và tích điện của vải polyester nhưng tính sử dụng không năng động, bảo quản phải đúng tiêu chuẩn của lụa tơ tằm để kéo dài thời gian sử dụng, thêm nữa là giá thành cho vải tơ tằm rất đắt.

Dương Nguyễn Nguyệt Hằng

Quá trình lên ý tưởng, thiết kế, tìm chất liệu và thiết kế được diễn ra âm thầm, mang tính cá nhân của cháu Hằng chứ không qua sự chỉ đạo hay hỗ trợ nào từ Họ Dương Bến Tre. Đây cũng chính là tấm lòng hướng về Dòng tộc, mong muốn được đóng góp một cách tự nguyện theo khả năng của Nguyệt Hằng. Sau khi đã chọn được chất liệu và thực hiện hoàn thành bộ sưu tập 18 sản phẩm: gồm 9 áo nữ và 9 áo nam, Nguyệt Hằng cũng không biết cách nào để trình bày sản phẩm của mình với HĐHD Việt Nam. Nhân dịp Ngày hội Doanh nghiệp Doanh nhân Họ Dương Việt Nam vào tháng 10/2018, HĐHD Việt Nam có phát động cuộc thi văn nghệ mừng Ngày Doanh nghiệp Doanh nhân, cháu Hằng đã thông qua HĐHD tỉnh Bến Tre để đăng ký tiết mục trình diễn bộ sưu tập “Sắc tộc Dương Gia”. Hình ảnh sản phẩm được gửi về Ban tổ chức chọn lọc và chấp nhận cho tham gia chương trình văn nghệ.

Nguyệt Hằng chụp ảnh lưu niệm với đại diện Thường trực HĐHD Việt Nam và đại biểu tại lễ ra mắt HĐHD tỉnh Đồng Tháp

Bộ sưu tập “Sắc tộc Dương gia” trên nền nhạc violin “Xin chào Việt Nam” được các bạn thanh niên Họ Dương Hà Nội trình diễn xuất sắc tại Ngày hội Doanh nghiệp Doanh nhân Họ Dương Việt Nam năm 2018. Buổi biểu diễn đã gây được ấn tượng và tình cảm với các đại biểu và bà con Họ Dương tại ngày hội và Dương Nguyễn Nguyệt Hằng được ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐHD Việt Nam lên sân khấu tặng hoa chúc mừng.

Sau buổi trình diễn, bộ sưu tập “Sắc tộc Dương gia” được triệu hồi gửi về HĐHD Việt Nam tham khảo để triển khai sản xuất lại tộc phục cho bà con Họ Dương cả nước chuẩn bị cho lễ hội mùa xuân năm 2019.

Sắc tộc Dương gia tại Đại hội đại biểu Họ Dương tỉnh Bạc Liêu

Sau đại dịch Covid-19, đến tháng 8/2022, nhân dịp Đại hội đại biểu Họ Dương Thành phố Hồ Chí Minh, bà Dương Thị Ngọc Thủy – Chủ tịch HĐHD Thành phố Hồ Chí Minh đã liên hệ với Nguyệt Hằng để đặt sản xuất tộc phục cho đại biểu và bà con Họ Dương thành phố. Chất liệu lần này là vải gấm Thượng Hải cao cấp dày dặn, không nhàu, không co rút, mặc thoáng không gây nóng khó chịu trong thời tiết nóng hay hay tích điện trong thời tiết lạnh. Đây là loại vải được bà Ngọc Thủy tìm và chọn. Nguyệt Hằng tiến hành thiết kế và may mẫu trên chất liệu mới. Sau nhiều lần may mẫu và chỉnh sửa, sản phẩm hoàn thiện được ra đời. Mẫu áo nam và áo nữ được giặt máy và ủi để kiểm tra độ bền vải và bền màu. Khăn vấn nam và nữ được Nguyệt Hằng tự tay làm thủ công. Những sản phẩm đầu tiên được triển khai sản xuất và gửi đến tay đại biểu và bà con Họ Dương Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau sự thành công của Đại hội đại biểu Họ Dương Thành phố Hồ Chí Minh, hình ảnh cả hội trường rực rỡ trong sắc vàng tộc phục đã gây ấn tượng và sự quan tâm của các ông bà trong Thường trực HĐHD Việt Nam. Ông Dương Văn Bé Hai – Phó Chủ tịch HĐHD Việt Nam – Phó ban Xây dựng Dòng tộc phụ trách khu vực Tây Nam Bộ – đã liên hệ với Nguyệt Hằng và giới thiệu sản phẩm “Sắc tộc Dương gia” đến HĐHD các tỉnh miền Tây. Ông Dương Kim Song – Phó Chủ tịch HĐHD Việt Nam – Phó ban Xây dựng Dòng tộc phụ trách khu vực Trung Trung Bộ – cũng liên hệ với Nguyệt Hằng và giới thiệu sản phẩm sắc tộc Dương Gia đến HĐHD các tỉnh miền Trung. Ông Dương Quốc Trọng – Phó Chủ tịch HĐHD Việt Nam sau khi nhận 1 bộ áo nam và 1 bộ áo nữ do Nguyệt Hằng gửi cũng rất hài lòng về thiết kế và chất lượng của sản phẩm. Tại cuộc họp Thường trực của HĐHD Việt Nam đã ra công văn 668/CV-HĐHDVN ngày 22/10/2022, trong đó quy định mới về việc sử dụng tộc phục và ông Dương Quốc Trọng đã giới thiệu tới bà con Họ Dương cả nước “Sắc tộc Dương Gia” của Nguyệt Hằng. Từ đó bà con Họ Dương cả nước cũng như HĐHD các tỉnh/thành đã chủ động liên hệ với Nguyệt Hằng để đặt sản phẩm “Sắc tộc Dương gia”.

Tại Ngày hội văn hóa mùa xuân Họ Dương năm 2023, “Sắc tộc Dương gia” đã góp phần tô điểm cho ngày hội thêm phần sinh động. Bà con hài lòng về tộc phục và háo hức tham gia ngày Hội. Vì lần đầu triển khai sản xuất số lượng lớn nên sản phẩm “Sắc tộc Dương gia” cũng đã nhận được nhiều đóng góp cải tiến để phục vụ tốt hơn cho bà con. Nhìn chung “Sắc tộc Dương gia” – đứa con tinh thần của cháu Dương Nguyễn Nguyệt Hằng đã ra đời và đón nhận tích cực sau một thời gian dài thai nghén.

Dương Nguyễn Nguyệt Hằng là con gái lớn của ông Dương Minh Hoàn – Chủ tịch HĐHD tỉnh Bến Tre. Năm 2015, Nguyệt Hằng tốt nghiệp Kỹ sư dệt may tại Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh với chuyên ngành sợi dệt nên đã hỗ trợ cho Nguyệt Hằng trong quá trình tìm chọn chất liệu phù hợp cho “Sắc tộc Dương Gia”. Năm 2019, Nguyệt Hằng làm giảng viên thỉnh giảng dạy thiết kế thời trang tại trường Cao đẳng Việt Mỹ TP Hồ Chí Minh. Đến nay Nguyệt Hằng đang hoạt động kinh doanh tự do trong ngành may mặc thời trang tại TP Hồ Chí Minh, nhờ vậy mà Nguyệt Hằng có đủ điều kiện tiếp cận nguồn chất liệu cũng như xưởng sản xuất để triển khai thực hiện thành công tộc phục đến số lượng lớn bà con Họ Dương trong nước.

Dương Minh Hoàn

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/sac-toc-duong-gia-cau-chuyen-dong-toc-p35154/feed 0