Cơ hội kinh doanh – Bản tin Điện tử Họ Dương Việt Nam http://hoduongvietnam.com.vn Sat, 04 May 2024 00:19:45 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.9.8 Chị Dương Thị Ngát phát triển kinh tế từ trồng nho http://hoduongvietnam.com.vn/chi-duong-thi-ngat-phat-trien-kinh-te-tu-trong-nho-p29064 http://hoduongvietnam.com.vn/chi-duong-thi-ngat-phat-trien-kinh-te-tu-trong-nho-p29064#respond Wed, 06 Jul 2022 08:21:05 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=29064 Đọc tiếp "Chị Dương Thị Ngát phát triển kinh tế từ trồng nho"

]]>
Sau nhiều năm trồng hoa tại mảnh đất xóm Cậy, xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nhưng kinh tế không phát triển, chị Dương Thị Ngát và gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình từ trồng hoa sang trồng nho và mang lại thu nhập cao cho gia đình.

Nho hạ đen là giống nho á nhiệt đới, có nguồn gốc từ Trung Quốc, xa hơn là từ Nhật Bản. Đây là cây trồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang chuyển giao công nghệ thực hiện mô hình. là giống cây trồng phù hợp với thời tiết nắng nóng và ẩm, có khả năng kháng bệnh tốt và cho năng suất cao. Hiện nay, nho hạ đen đã được trồng tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc nước ta và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vườn nho Hạ Đen sai trĩu quả của chị Dương Thị Ngát

Nhận thấy nho hạ đen phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Thái Nguyên, tháng 3/2021, chị Dương Thị Ngát đã đầu tư khoảng 40 triệu đồng để xây dựng hệ thống nhà vòm và 250 gốc nho hạ đen trên diện tích là 1 sào đất. Đến nay, vườn nho của gia đình chị Ngát đã cho thu hoạch 2 vụ.

Chị Dương Thị Ngát chăm sóc vườn nho của gia đình

Khi bắt đầu chuyển sang trồng nho hạ đen, chị Dương Thị Ngát nhận được sự tư vấn, hỗ trợ về giống cây trồng, vật tư từ UBND thành phố Thái Nguyên và tư vấn về kỹ thuật, phương pháp chăm sóc từ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp Thái Nguyên. Với nguồn giống tốt, khỏe cùng phương pháp chăm sóc hiệu quả vườn nho cho trái trĩu cành, giòn và ngọt.

Chị Ngát cho biết, mỗi gốc nho hạ đen sẽ cho thu hoạch từ 4 – 5 kg, theo giá thành ở thời điểm hiện tại là 130.000 đồng/kg. Như vậy, với 250 gốc nho, mỗi vụ gia đình chị Ngát thu được hơn 1 tấn nho, bán được ít nhất 130 triệu, 1 năm thu hai vụ là 260 triệu đồng. So với thu nhập từ trồng hoa trước đó, chị Ngát nhận thấy nho hạ đen mang lại thu nhập cao hơn rất nhiều.

Vườn nho Hạ Đen đã mang lại thu nhập cao cho gia đình chị Dương Thị Ngát

Hiện nay, bên cạnh vườn nho hạ đen, chị Dương Thị Ngát đang tiếp tục trồng bổ sung thêm nho xanh, hay còn gọi là nho sữa, nho mẫu đơn để đa dạng hóa các giống như cung cấp cho thị trường cũng như nâng cao thu nhập.

Bên cạnh đó, trong vụ nho tới đây chị Dương Thị Ngát dự kiến sẽ mở cửa cho khách đến tham quan, chụp ảnh, hái nho trực tiếp cũng như học tập mô hình trồng nho để về xây dựng, phát triển kinh tế gia đình.

Dương Hòa

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/chi-duong-thi-ngat-phat-trien-kinh-te-tu-trong-nho-p29064/feed 0
Hai bố con Họ Dương biến đất lúa thành vườn nho trĩu quả hút hồn du khách http://hoduongvietnam.com.vn/hai-bo-con-ho-duong-bien-dat-lua-thanh-vuon-nho-triu-qua-hut-hon-du-khach-p27282 http://hoduongvietnam.com.vn/hai-bo-con-ho-duong-bien-dat-lua-thanh-vuon-nho-triu-qua-hut-hon-du-khach-p27282#respond Mon, 21 Mar 2022 03:52:34 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=27282 Đọc tiếp "Hai bố con Họ Dương biến đất lúa thành vườn nho trĩu quả hút hồn du khách"

]]>
Nhận thấy những mảnh đất trồng lúa bạc màu đã không còn mang lại hiệu quả canh tác, ông Dương Phước Hùng và con trai Dương Khắc Điền ở xã Mỹ Ngãi, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp bắt đầu hình thành ý tưởng trồng cây ăn trái kết hợp làm du lịch. Tình cờ trong một lần đi du lịch tại Ninh Thuận thấy những vườn nho trĩu quả, đẹp mắt, ông Hùng rất thích và quyết định “kết duyên” với cây trồng này.

Sau lần đi du lịch, ông bắt đầu tìm hiểu về nho Ninh Thuận và nhận thấy giống nho này rất dễ trồng, ăn ngon, quả đẹp nên rất hợp để vừa bán quả, vừa phục vụ khách tới tham quan, chụp hình. Nói là làm, ông cùng con trai đã cải tạo hơn 6.000m² đất (chia làm 2 khu) và mua cây nho Ninh Thuận về trồng thử. Hiện nay, vườn nho nhà ông Hùng có 3 loại là 152 – nho móng tay đỏ, giống 126 – nho kẹo và nho đỏ.

Ông Dương Phước Hùng giới thiệu vườn nho

Vào giữa năm 2021, vì vườn nho bắt đầu cho trái, ông Hùng mở cửa đón khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh. Thời điểm đó, cơ sở vất chất chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa có nhiều dịch vụ du lịch kết hợp nên gia đình ông quyết định mở cửa miễn phí cho khách tham quan.

Anh Dương Khắc Điền bên vườn nho của gia đình

“Tiếng lành đồn xa” vườn nho của bố con ông Hùng được nhiều người biết và đến tham quan. Bên cạnh vườn nho, trên diện tích 24.000m² cùng thửa cũng được ông trồng thêm một số loại cây khác như dâu tằm, lựu, bưởi; đào ao thả cá cho điểm du lịch thêm nhiều dịch vụ phong phú, đa dạng nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan, góp phần nâng cao thu nhập. Thông qua đợt mở cửa miễn phí, gia đình ông Hùng đã hiểu hơn và nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để tiến hành xây dựng, thay đổi khu vườn cho phù hợp.

Sau hai năm trồng thử nghiệm, giống nho Ninh Thuận rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Nam Bộ nên phát triển tốt, cho trái đẹp. Hơn nữa, gia đình ông Hùng cũng đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất bài bản, đẹp mắt và đặt tên là vườn nho Phước Điền.

Du khách đến tham quan, chụp ảnh tại vườn nho Phước Điền

Ngày 18/3 vừa qua, vườn nho Phước Điền đã chính thức mở cửa phục vụ khách tham quan, với giá vé người lớn là 40.000 đồng, trẻ em 20.000 đồng. Ngay trong ngày đầu khai trương, vườn nho Phước Điền đã có hơn 200 du khách đến tham quan, chụp ảnh. Sắp tới, vườn nho Phước Điền của gia đình ông Hùng sẽ mở thêm dịch vụ ăn uống để phục vụ du khách đến tham quan.

Hồng Anh

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/hai-bo-con-ho-duong-bien-dat-lua-thanh-vuon-nho-triu-qua-hut-hon-du-khach-p27282/feed 0
Chị Dương Thị Sinh đưa giống Thanh Long ruột đỏ về Cao Phong đem lại kinh tế cao http://hoduongvietnam.com.vn/chi-duong-thi-sinh-dua-giong-thanh-long-ruot-do-ve-cao-phong-dem-lai-kinh-te-cao-p27157 http://hoduongvietnam.com.vn/chi-duong-thi-sinh-dua-giong-thanh-long-ruot-do-ve-cao-phong-dem-lai-kinh-te-cao-p27157#respond Fri, 11 Mar 2022 10:20:36 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=27157 Đọc tiếp "Chị Dương Thị Sinh đưa giống Thanh Long ruột đỏ về Cao Phong đem lại kinh tế cao"

]]>
Thất bại với cây chè trên vùng đất Cao Phong, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chị Dương Thị Sinh cùng chồng đã mạnh dạn tìm hướng đi mới. Trong đó, vợ chồng chị là một trong những người đầu tiên đưa cây thanh long ruột đỏ về Cao Phong mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất cây chè đã xây dựng được thương hiệu nhưng cây chè lại không mang lại cho gia đình chị Sinh lợi nhuận kinh tế. Vợ chồng anh đã phải lặn lộn khắp nơi để làm thuê kiếm thêm thu nhập và tham khảo các mô hình kinh tế đem lại lợi nhuận cao. Đến năm 2015, trong một lần tham khảo mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại Thái Bình, chị Dương Thị Sinh đã cùng chồng tìm hiểu phương pháp canh tác và mạnh dạn đưa giống thanh long này về Cao Phong để nhân giống.

Sau 1 năm vừa học hỏi vừa tham khảo phương pháp canh tác, chị Dương Thị Sinh quyết định đầu tư gần 100 triệu đồng để chuyển đổi diện tích đất trồng chè sang trồng 300 trụ thanh long (tương đương 1.200 cây).

Chị Dương Thị Sinh cho hay, trồng thanh long nặng vốn đầu tư trụ đá và giống ban đầu (khoảng 200.000 đồng/gốc), còn công chăm sóc, bón phân thì không đáng kể. Đặc biệt, cây có sức đề kháng cao nên ít bị sâu bệnh. Vì trụ cây bằng bê tông, tán cây không cao nên ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, nhất là mưa bão. Thời gian từ khi trồng đến khi được thu hoạch mất hơn một năm nhưng sau đó, có thể thu được 4-5 lứa quả/năm và hàng chục năm mới phải trồng lại. Thanh long ruột đỏ có nhiều ưu điểm, đặc biệt là giá bán ổn định, cao hơn nhiều so với một số loại quả khác được trồng ở địa phương trước đây.

Chị Dương Thị Sinh chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ của gia đình

Theo tính toán, thu nhập từ cây thanh long ruột đỏ đem lại cao gấp 3 lần so với trồng chè trên cùng một diện tích. Về kinh nghiệm chăm sóc, bên cạnh việc chọn mua giống cây có chất lượng, khi bắt đầu trồng thanh long, phải làm trụ bê tông theo tiêu chuẩn (cao từ 1,8-2m, cạnh vuông từ 12-15cm, chôn sâu 30cm, mỗi trụ cách nhau 3m). Trong đó, mỗi trụ trồng 4 cây, phủ rơm rạ ở gốc để giữ ẩm và bổ sung thêm phân chuồng, phân hữu cơ một năm 2 lần (bón thúc mầm và bón thúc quả) cây sẽ phát triển tốt…

Sau một năm cần mẫn chăm sóc, vườn thanh long của gia đình chị Dương Thị Sinh đã cho trái ngọt. Chị Sinh chia sẻ, thành công bước đầu không chỉ là công sức của riêng tôi mà còn có sự hỗ trợ, tiếp sức của những người thân trong gia đình. Cuối năm 2016, gia đình tôi tiếp tục mở rộng quy mô trồng thanh long ruột đỏ lên 900 trụ trên diện tích hơn 1.000m2 đất vườn.

Đến nay, vườn cây thanh long ruột đỏ của gia đình chị Dương Thị Sinh đã cho thu hoạch đều đặn trên 15 tấn quả/năm. Với giá bán 18-20 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu về hơn 150 triệu đồng/năm.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng thanh long ruột đỏ của gia đình chị Dương Thị Sinh, nhiều hộ dân khác trong xóm Cao Phong, trong vùng đã đến học hỏi kinh nghiệm và đưa loại cây này vào trồng. Đến nay, cả xóm đã có gần 20 hộ tham gia trồng thanh long ruột đỏ với diện tích gần 10ha, góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều gia đình. Nguyện vọng của gia đình chị Dương Thị Sinh và các hộ trồng thanh long trong xóm là tiến tới thành lập hợp tác xã, nhằm tạo thành vùng sản xuất, gây dựng thương hiệu cho sản phẩm thanh long ruột đỏ Cao Phong, cũng như có được đầu ra ổn định.

Dương Hường

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/chi-duong-thi-sinh-dua-giong-thanh-long-ruot-do-ve-cao-phong-dem-lai-kinh-te-cao-p27157/feed 0
Anh Dương Văn Việt nuôi chó cảnh thu gần tỷ đồng/năm http://hoduongvietnam.com.vn/anh-duong-van-vie%cc%a3t-nuoi-cho-ca%cc%89nh-thu-gan-ty-nam-p27146 http://hoduongvietnam.com.vn/anh-duong-van-vie%cc%a3t-nuoi-cho-ca%cc%89nh-thu-gan-ty-nam-p27146#respond Fri, 11 Mar 2022 08:54:01 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=27146 Đọc tiếp "Anh Dương Văn Việt nuôi chó cảnh thu gần tỷ đồng/năm"

]]>
Anh Dương Văn Việt (xóm Nam Hương 2, xã Thanh Ninh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) đã khởi nghiệp thành công từ hai chú chó giống Labrador. Đến nay, việc nuôi chó cảnh đã mang lại cho anh nguồn thu nhập khủng lên tới gần 1 tỷ đồng mỗi năm.

Ngày nay, nhu cầu nuôi thú cảnh, đặc biệt là chó cảnh ngày càng tăng cao không chỉ ở các thành phố lớn mà ngay cả những vùng nông thôn. Nắm bắt được điều đó, anh Việt đã quyết định bắt đầu nuôi thử nghiệm hai chú chó giống Labrador để tìm hiểu cách chăm sóc và nhân giống chó cảnh. Từ đó, anh bắt đầu nhân giống và phát triển số lượng đàn cho cảnh với quy mô lớn.

Anh Dương Văn Việt chăm sóc đàn chó cảnh

Đến thời điểm hiện tại, anh Việt phát triển đàn chó cảnh chủ yếu thuộc các giống: Labrador, Golden, Phốc hươu và Mông cộc bản địa. Khác với chó nuôi thông thường, chuồng nuôi chó cảnh được thiết kế cầu kỳ, rộng rãi đảm bảo các điều kiện phát triển cũng như sân chơi, khu vực sinh sản riêng. Tổng diện tích chuồng nuôi chó cảnh nhà anh Việt lên tới 1.200m2 đáp ứng việc nuôi khoảng hơn 200 chú chó cảnh.

Anh Việt cho biết, chó cảnh dễ mắc bệnh khi thay đổi thời tiết cũng như một số bệnh về đường tiêu hóa. Chính vì vậy, anh tiến hành tiêm phòng cho chó theo đúng khuyến cáo theo từng giai đoạn phát triển của chó để đảm bảo đàn chó lớn lên an toàn, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, anh cũng có nhật ký tiêm chủng cũng như ghi chép rõ ngày sinh, đặc điểm của từng con để tiện theo dõi, chăm sóc.

Thông thường, anh Việt sẽ xuất bán chó con khi chúng được khoảng 2 tháng tuổi và đã được tiêm phòng đầy đủ. Giá bán trung bình khoảng 6 triệu đồng/con. Riêng giống Golden đỏ nếu có nguồn gốc, xuất xứ chuẩn, bố mẹ được nhập khẩu thì có giá bán từ 12 – 20 triệu đồng/con. Còn chó Mông lai có giá bán rẻ nhất, khoảng 1 triệu đồng/con.

Nuôi chó cảnh cho thu nhập cao hơn so với các vật nuôi khác mà lại có quy trình chăm sóc rõ ràng, cụ thể nên không mất nhiều công sức. Trung bình mỗi năm doanh thu từ việc nuôi chó cảnh của gia đình anh Việt đạt khoảng 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, anh thu về khoảng 500 – 600 triệu đồng tiền lãi, anh Dương Văn Việt chia sẻ.

Do nhu cầu của thị trường ngày càng cao, chó cảnh anh Việt nuôi đến đâu bán hết đến đó, thậm chí nhiều người phải đặt hàng trước nhưng vẫn không có để bán. Trong thời gian tới, anh Việt dự kiến sẽ mở rộng quy mô, diện tích chuồng nuôi chó cảnh để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Dương Hòa

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/anh-duong-van-vie%cc%a3t-nuoi-cho-ca%cc%89nh-thu-gan-ty-nam-p27146/feed 0
Doanh nhân Dương Minh Tuấn và khát khao phát triển du lịch Việt Nam http://hoduongvietnam.com.vn/doanh-nhan-tre-duong-minh-tuan-va-khat-khao-phat-trien-du-lich-viet-nam-p26930 http://hoduongvietnam.com.vn/doanh-nhan-tre-duong-minh-tuan-va-khat-khao-phat-trien-du-lich-viet-nam-p26930#respond Fri, 25 Feb 2022 09:26:48 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=26930 Đọc tiếp "Doanh nhân Dương Minh Tuấn và khát khao phát triển du lịch Việt Nam"

]]>
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), Dương Minh Tuấn (tên thường gọi Tim Dương) đã làm việc tại nhiều vị trí quan trọng trong các tập đoàn hàng đầu thế giới. Thế nhưng, Dương Minh Tuấn vẫn quyết định từ để để bước chân con đường khởi nghiệp với Emerging Capital – Quỹ đầu tư trong lĩnh vực Du lịch, Khách sạn.

Từ bỏ vị trí “vạn người mơ”…

Sau khi tốt nghiệp, Dương Minh Tuấn về làm việc tại một số công ty trong top Fortune 500 và được niêm yết trên sàn giao dịch lớn nhất thế giới Nasdaq. Sau khi trở về Việt Nam, năm 2013, anh tiếp tục nắm giữ các vị trí Phó Chủ tịch của Cốc Cốc – trình duyệt thông dụng lớn thứ 2 ở Việt Nam (chỉ sau Google).

Doanh nhân Dương Minh Tuấn

Ngã rẽ lớn nhất trên con được sự nghiệp của Dương Minh Tuấn là anh gia nhập Tập đoàn Booking Holdings – tập đoàn đặt phòng khách sạn lớn nhất thế giới với vị trí Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam. Thời gian đó, dù đã phát triển rất mạnh ở các nước trên thế giới nhưng thương hiệu Booking.com gần như chưa xuất hiện trên bản đồ du lịch Việt Nam. “Mặc dù khi đó tôi chưa có kinh nghiệm trong ngành du lịch nhưng tôi vẫn nhận lời giữ vị trí này vì tôi thích thử thách mình làm những điều mới mẻ, có tính chinh phục cao và có thể đóng góp giá trị cho nước nhà”, Dương Minh Tuấn từng chia sẻ với báo chí.

Bước sang một lĩnh vực hoàn toàn mới, với vị trí thuyền trưởng Dương Minh Tuấn không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, trang bị kiến thức để nhanh chóng hòa nhập và đưa ra những góc nhìn mới dẫn dắt Booking.com phát triển. Trong thời gian đảm nhiệm vai trò Giám đốc Quốc gia của Booking.com tại Việt Nam, CEO Dương Minh Tuấn đã dẫn dắt tập đoàn tại Việt Nam tăng trưởng thần tốc và vượt bậc so với các quốc gia khác.

Từ khởi đầu với Booking.vn, doanh nhân trẻ mong muốn góp phần phát triển hơn nữa tiềm năng du lịch Việt Nam. Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhận thấy một doanh nghiệp không thể có đủ khả năng để hỗ trợ cho các khách sạn vực dậy. Cần có những phương án, giải pháp mang tính tổng hợp để thúc đẩy, hỗ trợ các khách sạn có thể thực sự bứt phá. Và chính vì lẽ đó, Dương Minh Tuấn đã nung nấu ý định khởi nghiệp với Quỹ đầu tư Emerging Capital.

… khởi nghiệp với du lịch Việt

Nghĩ là làm, năm 2020, Dương Minh Tuấn quyết định rời vị trí Giám đốc Quốc gia của Booking.com để khởi nghiệp. Và Emerging Capital đã chính thức ra đời. “Thị trường du lịch tại Việt Nam vô cùng tiềm năng. Rất nhiều ông lớn trên toàn cầu đang nhắm tới thị trường này. Việc thành lập Quỹ đầu tư Emerging Capital để tạo ra một “sân chơi” lớn dành cho các đại gia và nhà đầu tư”, Dương Minh Tuấn chia sẻ.

Không chỉ đầu tư đơn thuần vào các chỗ nghỉ, Emerging Capital đặc biệt áp dụng công nghệ độc quyền do tập đoàn nghiên cứu để quản lý vận hành các khách sạn, đảm bảo được tối đa lợi nhuận và tăng trưởng về giá trị.

Ngay từ khi được thành lập, Emerging Capital đã phát triển các giải pháp công nghệ vượt trội ứng dụng cho quản trị khách sạn nhằm hỗ trợ các đối tác vượt qua những thách thức do Covid-19 gây ra. Việc triển khai thành công giải pháp mang tính chất đột phá, giúp khách sạn tăng trưởng lợi nhuận ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành đã khiến Emerging Capital nhận được sự tin tưởng, đồng hành của nhiều đối tác trong thời gian qua.

CEO Dương Minh Tuấn ký kết hợp tác với LuxCommerce nhằm cung cấp giải pháp công nghệ, marketing và truyền thông, bán hàng cho các khách sạn

Trong đó, dự án “giải cứu khách sạn” là dự án nổi bật Emerging Capital đang phát triển, để giúp khách sạn tiếp cận nhiều nguồn khách hàng mới, cải thiện doanh thu và gia tăng giá trị tài sản thời điểm hiện tại và tương lai.

Được biết, Emerging Capital đã hợp tác và áp dụng giải pháp thành công với nhiều đơn vị có tiếng tại phân khúc khách sạn 4-5 sao như Mangala Zen Garden, Oriental Hội An, Odys Boutique, Hidden Long Beach, Amanaki… Đặc biệt tháng 5/2021, Emerging Capital Group đã trở thành đối tác với Q-House thuộc tập đoàn IRR, đơn vị lớn trong ngành du lịch khách sạn, hiện đang sở hữu trường đại học về du lịch khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tính tới thời điểm hiện tại, Emerging Capital đã hỗ trợ hàng chục đối tác khách sạn và resort lớn nhỏ từ 3-5 sao ở Việt Nam với sự tăng trưởng trên 300% doanh thu hằng tháng.

Dương Minh Tuấn chia sẻ tại Hội thảo Cross Chat Live chủ đề Triển vọng Kinh tế Việt Nam 2020-2021 do hiệp hội doanh nghiệp quốc tế tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Doanh nhân Dương Minh Tuấn cho rằng, việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật số trong thời điểm này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục hoạt động du lịch cũng như giúp mọi thứ trở nên dễ dàng và tối ưu hơn.

Hiện nay, ngoài Emerging Capital, Minh Tuấn còn sáng lập và điều hành một Sàn đầu tư Bất động sản mã hoá và là Cố vấn cho ngành Tâm lý học của Đại học Rmit, diễn giả quen thuộc của một số diễn đàn về tài chính và kinh tế.

Hòa Dương (T/h)

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/doanh-nhan-tre-duong-minh-tuan-va-khat-khao-phat-trien-du-lich-viet-nam-p26930/feed 0
Thanh niên Họ Dương tại địa phương tham gia Dự án nuôi bò ứng dụng công nghệ cao http://hoduongvietnam.com.vn/thanh-nien-ho-duong-tai-dia-phuong-tham-gia-du-an-nuoi-bo-ung-dung-cong-nghe-cao-p22299 http://hoduongvietnam.com.vn/thanh-nien-ho-duong-tai-dia-phuong-tham-gia-du-an-nuoi-bo-ung-dung-cong-nghe-cao-p22299#respond Mon, 26 Apr 2021 07:58:27 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=22299 Đọc tiếp "Thanh niên Họ Dương tại địa phương tham gia Dự án nuôi bò ứng dụng công nghệ cao"

]]>
Nằm trong kế hoạch triển khai Dự án nuôi bò ứng dụng công nghệ cao với những mô hình phát triển kinh tế vệ tinh xung quanh, được sự ủng hộ của Hội đồng Họ Dương Việt Nam, ngày 22/4/2021, Công ty TNHH Dương Gia Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Thanh niên Họ Dương tại địa phương tham gia Dự án nuôi bò ứng dụng công nghệ cao  nhằm giới thiệu một cách cơ bản, đầy đủ về Dự án, để các bạn thành niên Họ Dương cùng tìm hiểu, và đồng hành, phát triển Kinh tế tại địa phương. 

Tham dự Hội nghị có: Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam cùng các ông, bà Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam, ông Dương Ngọc Lương – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Dương Gia Việt Nam, TS Nguyễn Hoàng Giang – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dương Gia Việt Nam cùng gần 70 thanh niên đại diện cho thanh niên Họ Dương tại 63 tình, thành phố trên cả nước.

TS. Nguyễn Hoàng Giang – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dương Gia Việt Nam

Trước khi giới thiệu với thanh niên Họ Dương Việt Nam, TS. Nguyễn Hoàng Giang đã giới thiệu về Sàn Thương mại điện tử SunBiz. Đây là sàn thương mại điện tử kết nối giữa doanh nghiệp Họ Dương với doanh nghiệp Họ Dương. Trong thời gian tới, tất cả các hoạt động đấu thầu về hợp tác giữa các doanh nghiệp Họ Dương sẽ được thực hiện trên trang web www.sunbiz.vn. Đặc biệt, Công ty TNHH Dương Gia Việt Nam cũng sẽ hỗ trợ chuyển đổi số, lập trang thương mại điện tử cho các doanh nghiệp của thanh niên Họ Dương.

Ông Nguyễn Hoàng Giang cho biết, Dự án nuôi bò ứng dụng công nghệ cao là một mô hình chiến lược trong việc phát triển kinh tế cho người Họ Dương, đặc biệt là bà con nông dân Họ Dương. Dự án được ra đời nhằm tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho bà con Họ Dương, tạo môi trường khởi nghiệp cho thanh niên Họ Dương, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông và phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu ngân sách nhà nước.

Toàn cảnh Hội nghị

Bước đầu, Công ty Dương gia tại các địa phương sẽ tham gia vào công đoạn cung cấp nguyên liệu để tạo đệm lót sinh học và thức ăn là cỏ, ngô cho bò.

Đệm lót sinh học là một nền lót được làm bằng nguyên liệu từ cellulose trộn với một hệ vi sinh vật để giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, ngừa dịch bệnh và tận dụng được nguồn phân và nước tiểu của bò để sử dụng làm phân bón. Lớp đệm lót sinh học sẽ giúp xử lý phân bò, giảm mùi hôi thối, giữ lại dưỡng chất có ích trong nước tiểu và phân bò để làm phân bón vi sinh, hạn chế ruồi muỗi, ký sinh trùng phát triển. Đồng thời, đệm lót sinh học giúp bò vận động thoải mái, hạn chế bệnh về da, vú, móng, tránh nhiễm trùng cho bê sơ sinh, giữ ấm vào mùa đông và không mất thời gian rửa chuồng. Theo đó, Công ty Dương Gia của thanh niên địa phương có thể cung cấp nguyên liệu để làm đệm lót sinh học như: Vỏ cây của những cây không có dầu, trấu và rơm…

Ông Dương Tuấn Vũ – Chủ tịch Câu lạc bộ Thanh niên Họ Dương tỉnh Sơn La trao đổi với công ty về những thuận lợi, khó khăn của Sơn La trong việc tham gia Dự án

Về việc cung cấp thức ăn cho trang trại bò, các Công ty Dương Gia địa phương có thể cung cấp các thức ăn cơ bản như cỏ voi hay ngô cho trang trại lõi của Công ty Dương Gia Việt Nam hoặc bà con nuôi bò theo mô hình thuộc các Công ty Dương gia địa phương. Theo đó, các Công ty Dương Gia địa phương có thể trực tiếp thuê đất trồng thức ăn hoặc đặt trồng, thu mua của bà con nông dân địa phương.

Bà Phạm Thị Thu Hằng – Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Họ Dương Việt Nam

Phát biểu kết luận Hội thảo, bà Phạm Thị Thu Hằng – Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Họ Dương Việt Nam cho biết Dự án chăn nuôi bò thịt công nghệ cao là cơ hội khởi nghiệp vô cùng tốt cho Câu lạc bộ Thanh niên Họ Dương các tỉnh, thành phố. Trong thời gian tới, Hội đồng Họ Dương Việt Nam cũng như Công ty TNHH Dương Gia Việt Nam sẽ hỗ trợ hết mình để giúp các Câu lạc bộ tham gia vào dự án một cách thuận lợi, góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho các thành viên cũng như tạo nguồn kinh phí phát triển hoạt động của Câu lạc bộ.

Dương Hòa

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/thanh-nien-ho-duong-tai-dia-phuong-tham-gia-du-an-nuoi-bo-ung-dung-cong-nghe-cao-p22299/feed 0
Dương Phú Nam – người nông dân thành công với nuôi bò 3B Công nghệ cao http://hoduongvietnam.com.vn/duong-phu-nam-nguoi-nong-dan-thanh-cong-voi-nuoi-bo-3b-cong-nghe-cao-p18751 http://hoduongvietnam.com.vn/duong-phu-nam-nguoi-nong-dan-thanh-cong-voi-nuoi-bo-3b-cong-nghe-cao-p18751#respond Tue, 01 Sep 2020 03:52:01 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=18751 Đọc tiếp "Dương Phú Nam – người nông dân thành công với nuôi bò 3B Công nghệ cao"

]]>
Bén duyên với con bò nhưng chưa một lần thành công, phải đến khi bắt tay thành lập Hợp tác xã ông Dương Phú Nam ở thôn Triêm Nam (xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) mới có thành quả như ngày hôm nay.

Vốn có hoài bão chăn nuôi từ lâu, nhưng phần do thiếu vốn cộng với kỹ thuật chăm sóc vật nuôi còn hạn chế cũng như chưa có đầu ra cho sản phẩm vì thế mà bao năm giấc mơ của ông Nam vẫn chỉ dừng lại ở ý tưởng. Nhưng cách đây hơn 1 năm với việc thức thời trong chăn nuôi công nghệ cao và nhất là quyết định bắt tay với Hợp tác xã để đưa giống bò 3B có xuất xứ từ Bỉ bằng cách chăm sóc chất lượng cao thì đã đem lại lợi nhuận ban đầu cho cả gia đình.

Ông Dương Văn Nam chia sẻ: Ngoài việc tự tìm tòi, cắp sách đi học về cách xây dựng chuồng trại cũng như kỹ thuật chăn nuôi Bò công nghệ cao từ Hợp tác xã Gò Nổi, ông còn tự mình tìm hiểu về cách nhân giống cho đàn bò.

“Những năm trước, nuôi giống bò của Thái Lan, mỗi ngày tôi phải cung cấp cho 1 con không dưới 50kg cỏ. Nay nuôi giống bò 3B của Bỉ, hằng ngày chỉ cho 1 con ăn từ 10 – 15kg cỏ, còn lại chủ yếu là sử dụng thức ăn tinh. Trong quá trình nuôi, tôi thấy đàn bò 3B sinh trưởng khá nhanh”, ông Nam cho hay.

Nuôi được 12 tháng, trọng lượng mỗi con bò 3B đạt từ 600 – 650kg hơi, ông Nam xuất bán 4 con cho Hợp tác xã  chăn  nuôi bò công nghệ cao Gò Nổi với mức giá 87 nghìn đồng/kg hơi. Tính ra bình quân 1 con bò 3B trưởng thành cho ông nguồn thu nhập khoảng 54,5 triệu đồng, trừ chi phí, mỗi con bò 3B cho lãi ròng 23 triệu đồng, cao gấp 2 – 3 lần so với trước đây nuôi giống bò của Thái Lan hoặc bò cỏ vàng địa phương.

Hiện nay ngoài việc nuôi giống bò của Bỉ ông cũng đang kết hợp nuôi các giống Bò Charolais có nguồn gốc từ Pháp với quy mô lớn hơn để nâng cao thu nhập.

Ông Dương Văn Nam cho biết, không chỉ dừng lại ở mô hình vài chục con như hiện tại mà sẽ phấn đấu nhân đàn lên với số lượng lớn, đồng thời sẽ làm chủ được giống để bán giống cho các hộ chăn nuôi khác hoặc Hợp tác xã để giúp bà con làm chủ được công nghệ và kỹ thuật nuôi bò 3B.

Dương Hường (T/h)

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/duong-phu-nam-nguoi-nong-dan-thanh-cong-voi-nuoi-bo-3b-cong-nghe-cao-p18751/feed 0
Cựu chiến binh Dương Công Tuyết làm giàu từ mô hình ấp trứng gà, vịt giống http://hoduongvietnam.com.vn/cuu-chien-binh-duong-cong-tuyet-lam-giau-tu-mo-hinh-ap-trung-ga-vit-giong-p16007 http://hoduongvietnam.com.vn/cuu-chien-binh-duong-cong-tuyet-lam-giau-tu-mo-hinh-ap-trung-ga-vit-giong-p16007#respond Mon, 18 May 2020 03:21:23 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=16007 Đọc tiếp "Cựu chiến binh Dương Công Tuyết làm giàu từ mô hình ấp trứng gà, vịt giống"

]]>
Cựu chiến binh Dương Công Tuyết, thôn Đon Riệc II, xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn được biết đến là người tích cực tham gia hoạt động Hội, các phong trào của địa phương, có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội, đồng thời tấm gương vươn lên làm giàu từ mô hình ấp trứng gà, vịt giống.

Năm 1975, ông Dương Công Tuyết lên đường nhập ngũ, năm 1980, ông xuất ngũ trở về địa phương. Lúc này, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Không cam chịu đói nghèo, ông tích cực đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và đã thành công với mô hình đầu tư ấp gà, vịt giống.

Trước đây, việc ấp trứng hoàn toàn bằng thủ công, cho năng suất thấp và tốn nhiều sức lao động. Sau đó, ông đã chuyển đổi sang lò ấp bằng bóng điện sợi đốt. So với lò thủ công trước đây tốn ít công sức hơn, tuy nhiên, tỷ lệ trứng nở cũng không tăng lên, vì thế lời lãi ít, chưa có tích lũy. Qua tìm hiểu thông tin từ đồng đội, năm 1996, ông đã lặn lội đi tìm hiểu và vay vốn anh em, họ hàng để mua máy ấp trứng công nghiệp hiệu quả cao. Từ khi đầu tư máy ấp công nghiệp, mỗi mẻ ấp được gần 5.000 quả trứng, nhiệt độ, độ ẩm được điều chỉnh bằng máy, tỷ lệ trứng nở cao. Theo đó, gia đình ông chuyên sản xuất các loại con giống như: vịt lai Hà Lan, gà ta truyền thống. Để có nguồn trứng giống đạt chất lượng và ổn định, ông đã liên kết với 12 hộ trên địa bàn các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia chuyên cung cấp trứng cho ông. Mỗi tháng, gia đình ông thu nhập 30 triệu đồng từ nghề ấp trứng gia cầm. Mỗi năm lò ấp của gia đình thu trên 200 triệu đồng lãi. Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình ông còn giúp các hộ dân trên địa bàn nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Tuyết cho biết: Nghề ấp trứng gia cầm không khó nhưng đòi hỏi người làm nghề phải chịu khó, tỉ mỉ. Thời gian cho trứng vào lò ấp, thời gian soi trứng đều được ghi lại cẩn thận, gà, vịt mới nở cần được chăm sóc và cho uống thuốc phòng bệnh… Nhờ tích lũy được kinh nghiệm, đầu tư công nghệ nên đa số con giống của gia đình ấp ra đều đảm bảo chất lượng, khỏe mạnh nên tiêu thụ thuận lợi.

Ngoài phát triển nghề ấp trứng gia cầm, gia đình cựu chiến binh Dương Công Tuyết kết hợp với trồng hơn 200 cây bưởi, cấy 6 sào lúa và nuôi thêm gia súc đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Dương Công Tuyết còn được biết đến là người luôn đi đầu trong phong trào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và trong các phong trào của địa phương, vận động bà con xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, ông được hội viên tin tưởng bầu làm Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh của thôn và là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Như Cương

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/cuu-chien-binh-duong-cong-tuyet-lam-giau-tu-mo-hinh-ap-trung-ga-vit-giong-p16007/feed 0
Tập huấn đầu vườn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giống mắc ca” http://hoduongvietnam.com.vn/tap-huan-dau-vuon-ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-giong-mac-ca-p15968 http://hoduongvietnam.com.vn/tap-huan-dau-vuon-ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-giong-mac-ca-p15968#respond Sat, 16 May 2020 02:52:43 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=15968 Đọc tiếp "Tập huấn đầu vườn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giống mắc ca”"

]]>
Chiều ngày 13/5/2020, tại vườn ươm cây giống mắc ca của Công ty cổ phần Dương Gia Đắk Lắk đóng trên địa bàn Ea Tul, huyện Cư M’gar, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt tổ chức buổi tập huấn đầu vườn “Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây giống mắc ca”.

Tới dự buổi tập huấn có Giáo sư Nguyễn Lân Hùng, ông Huỳnh Ngọc Huy – Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam; đại diện Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng.

Ngoài ra còn có sự tham gia của Chủ tịch Hội đồng Họ Dương các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; Chủ tịch Hội đồng Họ Dương các huyện Cư M’gar; Cư Kuin, Krông Ana, thành phố Buôn Mê Thuột cùng với hơn 100 bà con nông dân là người Họ Dương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và bà con địa phương xã Ea Tun.

Tại buổi hội thảo, bà con đã được các chuyên gia của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam giới thiệu về giá trị kinh tế, tiềm năng phát triển của cây mắc ca, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch mắc ca tại Tây Nguyên. Đây là vùng đất có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với phát triển loại cây trồng này. Các chuyên gia cũng đã giải đáp những thắc mắc của bà con như làm thế nào để chọn được cây giống đảm bảo chất lượng, đầu ra cho sản phẩm như thế nào…

Cây mắc ca đã được Hội đồng Họ Dương Việt Nam chọn là cây xoá đói giảm nghèo, từng bước tiến tới làm giàu cho người Họ Dương và khuyến khích bà con có điều kiện nên phát triển loại cây này và có thể trồng xen trong rẫy cà phê sẽ càng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hiện nay, ở hầu khắp các tỉnh có thể trồng cây mắc ca đều đã có các vườn ươm cây giống mắc ca của người Họ Dương đảm bảo chất lượng, được Hiệp hội Mắc ca Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật và kiểm tra giám sát thường xuyên. Đặc biệt khi bà con Họ Dương mua cây giống tại các công ty của người Họ Dương sẽ được cam kết bảo hành chất lượng cho đến khi thu hoạch.

Với sự quan tâm giúp đỡ của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, sự đồng hành hỗ trợ về nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt cùng với sự vào cuộc đầy quyết tâm của chính quyền địa phương các cấp, chắc chắn trong tương lai không xa, cây mắc ca sẽ đem lại một cuộc sống ấm no cho bà con nông dân nói chung, người Họ Dương nói riêng.

Dương Hợp

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/tap-huan-dau-vuon-ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-giong-mac-ca-p15968/feed 0
Hội thảo phát triển và nâng cao chất lượng cây giống Mắc ca http://hoduongvietnam.com.vn/hoi-thao-phat-trien-va-nang-cao-chat-luong-cay-giong-mac-ca-p5366 http://hoduongvietnam.com.vn/hoi-thao-phat-trien-va-nang-cao-chat-luong-cay-giong-mac-ca-p5366#respond Wed, 06 Mar 2019 02:20:36 +0000 http://hoduongvietnam.com.vn/?p=5366 Đọc tiếp "Hội thảo phát triển và nâng cao chất lượng cây giống Mắc ca"

]]>
Trong các ngày 2,3,4 và 5 tháng 3 năm 2019, Hiệp hội mắc ca Việt Nam đã tổ chức đoàn nghiên cứu, khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất cây giống mắc ca, các vườn trồng mắc ca tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc và Gia Lai. Trong khuôn khổ chuyến nghiên cứu này, Hiệp hội mắc ca đã tổ chức hội thảo về phát triển và nâng cao chất lượng cây giống mắc ca với gần 300 đại biểu tham dự.

Hội thảo được tổ chức tại tỉnh Lâm Đồng với sự tham gia của ông Dương Công Minh, Chủ tịch, các ông Phó Chủ tịch và Ban điều hành Hiệp hội Mắc ca Việt Nam; đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; lãnh đạo UBND các tỉnh Lâm Đồng, Lai Châu, Đăk Nông; các ông, bà Phó Chủ tịch Hội đồng họ Dương Việt Nam và Hội đồng Họ Dương một số địa phương, Chủ tịch Viện Sâm Ngọc Linh Việt Nam, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các trung tâm nghiên cứu cây mắc ca, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, các hộ gia đình và doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.

Phát biểu khai mạc, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã nêu rõ: Mục tiêu của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam (HHMCVN) đề ra trong những năm sắp tới, mỗi năm Việt Nam sẽ trồng được trên 3 triệu cây mới. Với tình hình hiện tại, khi mà người nông dân ở Tây Bắc, Tây Nguyên và nhiều nơi khác đã phân vân chưa biết trồng loại cây gì, vì những cây truyền thống như cao su, cà phê, hồ tiêu…cho hiệu quả kinh tế không cao…Trước tình hình đó, lãnh đạo HHMCVN tin tưởng rằng, mục tiêu tăng thêm 3 triệu cây mới mỗi năm là có thể dễ dàng thực hiện được trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta đang đối diện với một vấn đề rất bất cấp bách là cây giống mắc ca có chất lượng tốt đang thiếu một cách nghiêm trọng …

Ông Dương Công Minh phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu tham luận, ông Triệu Văn Lực, Vụ trưởng Vụ Phát triển rừng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giới thiệu thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNN ngày 16/11/2018 về Danh mục loại cây trồng lâm nghiệp chính. Theo đó, trong 20 loại cây trồng lâm nghiệp chính thì cây mắc ca đứng thứ 16. Về sản xuất cây giống phải theo các quy trình: Cây trội (cây mẹ) là cây mắc ca tốt nhất được lựa chọn kỹ, có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có khả năng chống sâu bệnh, là cây để lấy hom ghép tạo ra cây giống, cung cấp vật liệu sản xuất giống vô tính… Theo ông, trước tình trạng nhiều nơi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật – trong đó bao gồm sản xuất cây giống mắc ca không đạt tiêu chuẩn, gây thiệt hại cho người trồng mắc ca, Chính phủ đã ban hành Nghị định  31/2016/NĐ-CP ngày 16/05/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Người nào có hành vi sản xuất giống cây lâm nghiệp không từ cây đầu dòng đã được công nhận thì bị phạt tiền với mức tối đa là 50.000.000 đồng đối cá nhân, đối với tổ chức là 100.000.000 triệu đồng.

Ông Triệu Văn Lực phát biểu tham luận

Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phó Chủ tịch HHMCVN, GS Hoàng Hòe và các đại biểu đã tập trung thảo luận về các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng, sản lượng, giảm giá thành cây giống mắc ca. Các phương pháp phòng trừ sâu bệnh, tổ chức sản xuất  vườn ươm giống mắc ca. Những cơ hội hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các Doanh nghiệp, đồng thời đưa ra biện pháp về tham gia quản lý chất lượng, dự báo sản lượng cây giống, giá bán và chủng loại giống phù hợp với từng địa bàn, từng thời điểm. Nhiều đại biểu cũng nêu những kinh nghiệm sản xuất cây giống mắc ca, các biện pháp kỹ thuật sản xuất cây giống từ tuyển hạt ươm làm gốc ghép, làm bầu, ươm cây gốc ghép, tuyển cành ghép đạt tiêu chuẩn, kỹ thuật ghép cây và chăm sóc cây ghép tại vườn ươm. Nhiều đại biểu đã đề cập những khó khăn trong sản xuất giống mắc ca tại một số vườn ươm, công tác nghiên cứu giống và công nghệ sinh học. Hiện nay với sự gia tăng nhanh chóng diện tích, nhiều cơ sở, hộ gia đình đã tự ươm giống mắc ca không tuân theo quy trình, kỹ thuật, trong đó không chú ý quan tâm cây đầu dòng khiến cho chất lượng giống không đảm bảo. Từ đó, nhiều đại biểu nêu ý kiến cảnh báo với người trồng khi mua cây giống phải đúng địa chỉ có thương hiệu, đáng tin cậy; kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có chính sách hỗ trợ sản xuất cây giống và các giải pháp quản lý chặt chẽ hơn nhằm hạn chế sự lan tràn các loại cây giống mắc ca kém chất lượng hiện nay.

Ông Phạm S phát biểu tham luận tại Hội thảo

Ông Võ Duẩn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc ca đã có bài phát biểu về những kinh nghiệm, phương pháp chọn địa điểm để làm vườn ươm; xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng vườn đầu dòng…Trong đó ông đặc biệt lưu ý về vai trò quan trọng của cây đầu dòng trong việc sản xuất cây giống mắc ca ghép. Theo ông, cây đầu dòng phải là cây được định danh rõ ràng, được trồng khảo nghiệm và được công nhận phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại vùng trồng đã ra hoa đậu quả, cho năng suất ổn định ít nhất 3 năm trở lên mới được khai thác hom ghép.…

Ông Võ Duẩn đang thuyết trình kỹ thuật sản xuất cây giống tại vươn ươm Him Lam Mắc ca

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Dương Công Minh khẳng định: Hiện nay, tình hình sản xuất mắc ca mới đáp ứng 20% nhu cầu của thế giới và dự báo đến năm 2050, cũng mới đáp ứng nhu cầu 50%. Đối với nước ta, nhu cầu về cây giống mắc ca đạt tiêu chuẩn đang là vấn đề thời sự. Để đáp ứng nhu cầu về giống, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cần chú ý phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nghiên cứu chọn các loại bộ giống mắc ca có chất lượng, năng suất cao, không sâu bệnh và phù hợp với thổ nhưỡng từng vùng. Ông yêu cầu, những người tham dự hội thảo, hãy vì sự phồn vinh của người dân, của đất nước, phối hợp chặt chẽ giữa HHMCVN với các cơ quan, tổ chức, nghiên cứu, sản xuất đủ giống đạt tiêu chuẩn cho bà con trồng cây mắc ca. Góp phần xây dựng ngành công nghiệp Mắc ca Việt Nam ngày càng phát triển bền vững

Đoàn nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống tại vườn ươm Him Làm Mắc ca

                                                     Dương Hoàng

 

]]>
http://hoduongvietnam.com.vn/hoi-thao-phat-trien-va-nang-cao-chat-luong-cay-giong-mac-ca-p5366/feed 0