LƯỢC SỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
- 08/04/2016
- Ban Thông tin truyền thông
Ban thông tin truyền thông xin đăng tải toàn bộ hình ảnh phục vụ cuộc thi “Tự hào Lịch sử Họ Dương Việt Nam” được diễn ra trong khuôn khổ Trại hè Thanh niên Họ Dương Việt Nam năm 2019 để thanh niên Họ Dương nói riêng, bà con Họ Dương cả nước nói chung cùng tìm hiểu về Lịch sử Họ Dương Việt Nam.
A. PHẦN LỊCH SỬ:
I. Phả đồ, sơ đồ hệ phả (1- 4):
1. Cây phả Họ Dương Việt Nam (Cây phả do cụ Dương Văn San biên soạn năm 1975).
Cây phả Họ Dương Việt Nam do cụ Dương Văn San (Nam Định) xây dựng năm 1975, dựa theo tài liệu “Dương tộc kỷ sử” của Thừa tướng, Quốc Công Dương Đình Tiến (hay Dương Công Tiến) khởi soạn năm Mậu Tuất (1058) triều Vua Lý Thánh Tông; Các đời sau sao lục và viết tiếp.
Cây phả cho các đời sau biết Họ Dương phát tích (gốc) từ Cụ Dương Lạc Tướng phù Vua Kinh Dương Vương (năm 2879 TCN) phát triển qua nhiều đời, biểu thị qua các tầng cành, nhánh của cây phả.
2. Cây Tổ Dã Hương hơn 600 năm tuổi ở làng Dương Phạm, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, Nam Định.
Cây này được cụ Dương Công Đình mang từ Kinh Bắc về trồng từ đầu thế kỷ 15. Bên cây cổ thụ xum xuê có miếu thờ Thần rất linh thiêng, nay trở thành Cây Tổ Họ Dương Việt Nam, được nhân giống mang trồng ở các di tích Họ Dương tại mọi miền đất nước.
3. Sơ đồ tộc hệ Họ Dương xã Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định.
Căn cứ vào sơ đồ Tộc hệ cho biết: Họ Dương Cổ Lễ có 02 chi Tổ với 02 tên gọi là chi Dương Cả và chi Dương Nhì. Nhà thờ chi Dương Cả thờ Bình Vương Dương Tam Kha; Nhà thờ chi Dương Nhì thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Đào Sư Tích (gốc Dương) hay còn gọi là nhà thờ Đào Phạm Dương. Từ đây tiếp nối nhiều đời xin xem trên phả đồ.
4. Phả đồ tóm lược nguồn gốc lịch sử Họ Đào (gốc Dương), Khả Lao, Kiến Xương, Thái Bình.
Phả đồ cho biết:
– Họ Đào khởi đầu từ cụ Đào Dương Bật, chuyển từ Họ Lý sang.
– Diễn trình: Từ cụ Tổ Họ Dương là Dương Thanh => Họ Lý => Họ Đào.
– Các chi hậu duệ của Họ Đào.
II. Đền thờ, Nhà thờ Họ Dương (5 – 22):
5. Lăng Kinh Dương Vương ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Kinh Dương Vương là Thủy Tổ Việt Nam. Năm 2879 TCN Kinh Dương Vương lên ngôi Vua đặt tên nước là Xích Quỷ, đóng đô ở Luy Lâu (Liên Lâu), (nay thuộc huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh).
Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân, từ đó nối 18 đời Vua Hùng, rời Đô về Phong Châu (Phú Thọ)…
Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quan đến tế lễ, dân thờ phụng trang trọng. Trong lăng hiện còn bức hoành phi đề “Nam Bang Thủy Tổ”, tức là “Thủy tổ nước Nam”.
Đến nay Lăng Kinh Dương Vương vẫn còn, cùng với dấu tích Thành Luy Lâu (ở huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh). Ngày nay lễ hội truyền thống Kinh Dương Vương từ xa xưa đến nay được tổ chức vào ngày 18 tháng Giêng hàng năm.
6. Đền Hùng (Thượng) trên núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ).
Đền thờ các Vua Hùng (đền Thượng) trên núi Nghĩa Lĩnh (Phú Thọ) có công dựng nước Nam ta. Hàng đại tự trên cao “Nam Việt Triệu Tổ”, nghĩa là: Nơi khởi nghiệp đế Vương của nước Việt.
Thời Hùng vương thứ nhất, Dương Lạc Tướng phò Vua đổi tên nước là Văn Lang, soạn Hiến pháp, chia nước ta thành 15 bộ: Phong Châu (Phú Thọ); Vũ Ninh (Kinh Bắc – Bắc Ninh);… để dễ bề cai quản.
Thời Hùng Vương thứ 6, Lạc Tướng Dương Minh Thắng được Vua cử về đất Vũ Ninh dẹp giặc Ân, giặc tan được lệnh ở lại định cư.Từ đó con cháu người họ Dương nhiều đời nối tiếp, di cư đi khắp nơi trên nước Việt làm ăn sinh sống, thành nhiều chi Họ Dương.
7. Đền thờ Hai Bà Trưng và Dương Thi Sách ở Hạ Lôi, Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay thuộc Hà Nội).
Sau thất bại của cha con Lạc Tướng Dương Thái Bình và Dương Thi Sách (năm 38 sau CN), bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị dấy binh đánh giặc Đông Hán quyết “Đền nợ nước, trả thù nhà” (năm 40 – 43 sau CN). Cuộc khởi nghĩa tuy bị thất bại, nhưng biểu hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần quyết tâm đánh giặc ngoại xâm của người con dâu họ Dương – Trưng Nữ Vương.
8. Đền thờ Dương Thanh (thế kỷ 9, Đô Lương, Nghệ An).
Dương Thanh là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa đánh giặc nhà Đường, giết chết quan đô hộ nhà Đường Lý Tượng Cổ là tên quan nổi tiếng tham tàn và hơn nghìn bộ hạ của hắn; chiếm thành Tống Bình giành quyền tự chủ cho đất nước; mở đầu trang sử họ Dương anh hùng. Đền thờ người anh hùng dân tộc Dương Thanh nay tọa lạc tại xóm 7, xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương – Nghệ An.
9. Đền thờ Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ thế kỷ 10, tại Làng Giàng, xã Thiệu Dương, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
Năm 931 Dương Đình Nghệ tiến đánh thành Đại La đuổi Lý Tiến, giết tướng giặc Lý Khắc Chính, Trần Bảo, chiếm lại Giao Châu, khôi phục nền tự chủ nước nhà, tự xưng là Tiết Độ Sứ – làm vua cai quản đất nước 6 năm (931 – 937). Ông là người khởi đầu cơ nghiệp lớn của họ Dương.
Đền được xây dựng từ thế kỷ thứ 10, qua nhiều lần trùng tu tôn tạo.
10. Nhà Bia Bình Vương tại Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha, thế kỷ X, ở Cỗ Lễ, Trực Ninh, Nam Định.
Dương Tam Kha là con trai thứ của Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ; năm 944 Ngô Vương Quyền mất, Ông tự xưng là Bình Vương. Trong thời gian cai trị đất nước, ông giữ chính sự tương đối ổn định, khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, nhất là ở các vùng Chương Dương (Thường Tín-Hà Nội) và Cổ Lễ (Nam Định). Ông ở ngôi được 6 năm (945 – 951), gánh vác việc non sông đất nước.
11. Đền thờ cụ Dương Thị Thuần Mỹ con gái Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ (thế kỷ 10) ở Phú Thọ.
Dương Thị Thuần Mỹ là con gái thứ của Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ, là mẹ của tướng quân Kiều Công Thuận.
Lăng và đền thờ Bà và con trai nay ở thôn Trù Mật, xã Trù Mật, thị xã Phú Thọ;… lưu truyền trong nhân dân nơi đây rất linh thiêng, được con cháu họ Dương và nhân dân trong vùng hương khói quanh năm thành kính; nơi đây thu hút đông đảo khách thập phương hành hương, đặc biệt dịp lễ hội đền Hùng 10/3 hàng năm.
12. Tượng Thái hậu Dương Vân Nga (thế kỷ 10) ở Cố Đô Hoa Lư Ninh Bình.
Dương Vân Nga là ái nữ của Bình Vương Dương Tam Kha, cháu nội của Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ. Bà đã biết noi theo tinh thần đại nghĩa của ông cha, gác bỏ quyền lợi riêng tư, đặt lợi ích của nhân dân và đất nước lên trên hết giúp hai triều vua Đinh – Lê đánh thắng quân xâm lược nhà Tống. Gương sáng một người con gái họ Dương còn lưu truyền đến ngày nay.
“Dương Vân Nga trao áo Hoàng bào
Gương liệt nữ ngời ngời hậu thế”
13. Tượng Vua Lý Thần Tông – Dương Hoán (thế kỷ 12) ở Đền Đô – Từ Sơn – Bắc Ninh.
Dương Hoán là con quan Sùng Hiền Hầu triều vua Lý Nhân Tông (1072 – 1127). Lý Nhân Tông không có người kế vị, nhận Dương Hoán làm con từ nhỏ về cung nuôi đặt làm Thái Tử, cho mang quốc tính (Họ Vua), gọi là Lý Dương Hoán. Vua mất, Dương Hoán được truyền ngôi, đặt hiệu là Lý Thần Tông – Dương Hoán, làm vua 10 năm (1128 – 1138), thọ 23 tuổi.
Tiếp sau Dương Hoán là hậu duệ lần lượt nối ngôi làm vua: Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông và Lý Chiêu Hoàng.
Họ Dương kế vị Nhà Lý trị vì đất nước 97 năm.
14. Đền thờ Dương Tự Minh – Đền Đuổm (thế kỷ 12 ở Phú Lương, Thái Nguyên).
Giữa thế kỷ 12, vua Lý Anh Tông (1138 – 1175) cử tướng Dương Tự Minh lên vùng rừng núi phía bắc dẹp giặc quấy nhiễu, trấn giữ miền biên ải, rồi định cư lạc nghiệp tại đây, sinh ra nhiều thế hệ Họ Dương, trở thành khởi tổ họ Dương vùng này.
Các huyện Phú Bình, Phú Lương (Thái Nguyên) nay là tụ điểm người họ Dương rất đông đúc người họ Dương. Đặc biệt là huyện Phú Bình ngày xưa gọi là Châu Dương Xá – nơi ở của người họ Dương.
Nhà Lý đã truy phong ông làm Uy viễn đôn tỉnh cao sơn quảng độ chi thần, nhiều triều đại phong kiến Việt Nam ban sắc phong là Thượng đẳng thần, còn nhân dân thì tôn ông làm Đức Thánh, xây đền thờ ông ở làng Đuổm mà sau này được gọi là đền thờ Đức Thành Đuổm.
Nay ở các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn có hàng trăm đền thờ Dương Tự Minh.
15. Đền thờ Vua bà Lý Chiêu Hoàng (1225, Từ Sơn – Bắc Ninh).
Lý Chiêu Hoàng là hậu duệ đời thứ 5 của vua Lý Thần Tông – Dương Hoán, là đời vua thứ 9 của Nhà Lý, không được thờ ở Đền Đô mà thờ riêng ở Đền Rồng, làng Long Vỹ, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn – Bắc Ninh.
16. Đền Lưỡng quốc Trạng nguyên Đào Sư Tích (thế kỷ 14 ở Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định).
Đào Sư Tích gốc Họ Dương quê ở Song Khê, Yên Dũng, Bắc Giang, sau di cư về Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Dần (1374), phù nhà Trần, sau làm việc cho nhà Hồ, đi sứ nhà Minh, nằm trong âm mưu muốn hại ông của Hồ Qúy Ly.
Đề phòng họa tru di đối với các con cháu, ông cho các con đổi sang nhiều họ khác: Đào, Phạm, Nguyễn,…
Nhà thờ ông ở Cổ Lễ được gọi là nhà thờ Đào, Phạm, Dương.
Nhiều chi họ liên quan đến Đào Sư Tích hiện nay: Ngoài ở Cổ Lễ (Nam Định) còn có Họ Đào Đông Trang (Hoa Lư – Ninh Bình); họ Nguyễn ở Lý Hải (Bình Xuyên – Vĩnh Phúc); họ Đào ở Khả Lao – Minh Tân (Kiến Xương – Thái Bình).
17. Nhà thờ Họ Dương làng Dương Phạm xã Yên Nhân – Ý Yên – Nam Định.
Ông tổ Họ Dương được thờ ở đây là Thượng Tướng quân Dương Công Đình (thế kỷ 15). Tổ vốn gốc ở Cổ Pháp – Vũ Ninh, trước phù nhà Trần, Trần tan, sau phù Lê Thái Tổ (1418) đánh giặc Minh; lập công lớn được vua ban tước vị và lộc điền. Hòa bình, Tổ chuyển gia đình về định cư ở Ý Yên – Nam Định, trở thành khởi tổ Họ Dương ở làng Dương Phạm nói riêng và nhiều chi Họ Dương ở Nam Định nói chung.
Trên biển sơn son thiếp vàng đề: Thượng tướng quân Dương Công Đình, lá cờ đuôi nheo có thêu: Lê Triều Tướng quân Dương Công Đình, nghĩa: Dương Công Đình Thượng Tướng quân triều Lê.
18. Đình Vồng thờ 18 Quận công Họ Dương tại Tân Yên – Bắc Giang.
Đình Vồng hay đình Cầu Vồng được xây dựng thời Lê trên đất Vân Cầu, nay là xã Song Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, thờ Thành Hoàng là Cao Sơn Qúy Minh, một tướng thời Hùng Vương, đồng thời thờ 18 vị quận công Họ Dương thời Lê Mạc, người địa phương và cũng là nơi tôn thờ các tướng sĩ có công của khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám chống Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Lưu truyền: Xưa mỗi lần xuất quân, Đề Thám vào Đình, Đền, Nghè làm lễ tế cờ cầu mong Thần linh phù hộ, chiến thắng trở về thì cho quân lính sắm lễ dâng hương lễ ta.
Đình Vồng nằm trong cụm di tích Cầu Vồng, được xếp hạng di tích cấp Quốc gia ngày 29 tháng 3 năm 2012.
Lễ hội Đình Vồng hàng năm được tổ chức vào ngày 15 và 16 tháng Giêng.
19. Đền thờ Tổ Họ Dương Long Vỹ (Từ Sơn – Bắc Ninh)
Lưu truyền: Long Vỹ (Cổ Pháp – Vũ Ninh) thời Hùng Vương thứ 6, khởi đầu là Tổ Dương Minh Thắng thừa lệnh vua về đánh giặc Ân, sau ở lại Long Vỹ định cư, trở thành Khởi Tổ Họ Dương Việt Nam.
Nhiều chi Họ Dương còn giữ được sơ đồ phân nhánh Họ Dương, xuất phát từ đây.
20. Đền thờ Tiến sĩ Hoàng Giáp Dương Chấp Trung ở Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh.
Dương Chấp Trung (1414 – 1469) quê làng Văn Thai, xã Sài xuyên, tổng Lạc Xuyên huyện Kỳ Hoa, nay là xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là con trai của tướng Dương Công Cứ – Tiến sĩ võ (Tạo Sĩ) được vua ban Tráng Hiển Đại Vương Bàn Thạch Hầu, cai quản quan cấm vệ triều đình của nhà Lê.
Dương Chấp Trung đỗ Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa thi Mậu Thìn niên hiệu năm Đại Hòa 6 (1448) đời Lê Nhân Tông, làm quan tới chức Tham Chính Thừa Tuyên Sứ, dưới triều Lê Thánh Tông được thăng chức Đại Lý Tự Khanh (1467), sau được thăng chức Hữu Thị Lang Bộ Hình, Tả Thị Lang Bộ Hình.
Ông mất năm 1469, thọ 56 tuổi. Tên Ông được khắc tại bia số 02, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long Hà Nội.
21. Nhà thờ Dương Tộc đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi.
Họ Dương là một trong 7 dòng họ cư trú lâu đời ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Xưa kia họ nào cũng có sắc chỉ của các vua triều Nguyễn cử người đi trấn giữ đảo Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.
Mỗi nhà thờ Họ ở đây là một bảo tàng về gia tộc và về chủ quyền đất nước.
Cụ Dương Quỳnh năm nay 98 tuổi (người thứ 5 từ phải sang trái thắt caravat), là người đầu tiên dịch sắc chỉ của vua Minh Mạng (1834) từ chữ Hán – Nôm ra tiếng Việt, làm bằng chứng chủ quyền của Việt Nam từ xa xưa đối với dảo Hoàng Sa.
Việc xây dựng phả hệ Họ Dương ở đảo Lý Sơn đang được HĐHD miền Trung – Tây Nguyên xúc tiến.
22. Nhà thờ Tổ Họ Dương tại xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam.
Quảng Nam là một tỉnh sớm kết nối tham gia phong trào Họ Dương toàn quốc và thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích hoạt động của Ban liên lạc Họ Dương toàn quốc. Ngày 25/03/2001 (tức ngày 01 /3 Tân Tỵ) tại Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban liên lạc HDVN. Đại biểu Ban liên lạc Họ Dương Quảng Nam đã có bài phát biểu quan trọng về công tác kết nối, xây dựng Dòng tộc, tri ân Tổ tiên mà xã Điện Phương, huyện Điện Bàn là một địa phương tiêu biểu làm tốt công tác tri ân Tổ tiên đã xây dựng được nhà thờ Tổ khang trang đẹp đẽ.
III. Lăng mộ cổ Họ Dương Việt Nam (23 – 29):
23. Phần mộ Nữ tướng Dương Thị Giã ở Tân Yên – Bắc Giang.
Bà quê ở Tân Yên – Bắc Giang, là một tướng dũng cảm của hai Bà Trưng hồi đầu Công Nguyên. Khi chủ tướng thất thế, Bà tìm đường về quê và hóa tại quê hương. Nhân dân mai táng Bà ở chân núi Đót; nay còn di tích gọi là Lăng mộ Nàng Giã đại thần, thường xuyên được hương khói rất linh thiêng. Khu di tích về Bà gồm đình, đền, chùa trên đồi rừng Dinh tại làng Lý Cốt, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cách núi Đót không xa.
24. Bia và mộ cổ – cụ Khởi Tổ Dương Đình Thiện (Tự Phúc Thiện), làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Lưu truyền: Long Vỹ (Cổ Pháp – Vũ Ninh) có khu mộ cổ xứ đồng cánh nhạn từ thời Hùng Vương thứ 6, khởi đầu là Tổ Dương Minh Thắng thừa lệnh vua về đánh giặc Ân, sau ở lại Long Vỹ định cư trở thành Khởi Tổ Họ Dương, ở đây có mộ cổ của cụ Dương Đình Thiện, thân phụ Tiết Độ Sứ Dương Đình Nghệ.
25. Lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha khánh thành năm 2016 ở làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
Năm 980, từ Tùng Khê – Cổ Lễ – Nam Định, Dương Tam Kha trở về làng Giàng – Dương Xá ở Châu Ái và mất cùng năm đó, thọ 85 tuổi. Mộ và đền thờ Ông ở ấp Mỗ Mao (nay là làng Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa – Thanh Hóa), được khởi công xây dựng lại to đẹp khang trang như hiện nay vào ngày 23 tháng 6 năm 2015 và tổ chức lễ khánh thành vào ngày 10 tháng 8 Bính Thân (2016). Ông Dương Công Thuyên người Bất Phí xã Nhân Hòa, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh tài trợ chính.
26. Lăng miếu lưỡng quốc Trạng nguyên Đào Sư Tích (gốc Dương) ở Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định.
Cuối thế kỷ 14, Đào Sư Tích bị nhà Hồ bắt đi sứ nhà Minh bên Tàu rồi chết ở bên đó. Theo nguyện vọng của Cụ trước khi chết là nếu chết bên Tàu thì cho về quê hương mai táng. Vua Minh thực hiện điều đó. Lăng miếu quan Trạng hiện ở cánh đồng xóm 2 thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
27. Lăng mộ Trạng nguyên Dương Phúc Tư (ở Lạc Đạo,Văn Lâm, Hưng Yên).
Dương Phúc Tư sinh năm Ất Sửu (1505) tại xã Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc, nay là xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; đỗ Trạng nguyên ở tuổi 43, tại khoa thi Đinh Mùi (1547) triều Mạc, được coi là cây đại thụ của nền khoa bảng nước nhà.
Hậu duệ của ông nhiều người đỗ đạt, Trong đền có đôi câu đối:
Nhất đại trạng nguyên bát Tiến sĩ
Tam công hầu bá lục thượng thư
Nghĩa: Một họ sinh ra tám Tiến sĩ; một ông Quan Trạng; ba tước Bá Hầu; sáu chức Thượng Thư.
Trạng Nguyên Dương Phúc Tư được hậu duệ tôn làm Thủy Tổ Họ Dương Lạc Đạo năm Nhâm Ngọ (1642) triều vua Lê Thần Tông, lấy ngày 15 tháng Giêng hàng năm là ngày xuân tế. Ngày giỗ cụ là 29 tháng Chạp.
28. Mộ Tổ Họ Dương tại thị trấn Yên Lạc – Vĩnh Phúc.
Khu mộ có 02 ngôi mộ của Tiến sĩ Dương Tĩnh và Tiến sĩ Dương Đôn Cương là 02 ông cháu, hiện được thờ ở Nhà thờ Họ Dương thị trấn Yên Lạc.
Tại Nhà thờ này còn thờ Trạng nguyên Dương Phúc Tư và Dương Cương Thiện con trai trưởng của Trạng nguyên Dương Phúc Tư. Lăng mộ cụ Dương Cương Thiện nằm cách khu mộ Tổ Họ Dương tại thị trấn Yên Lạc không xa.
29. Lăng mộ Danh nhân Dương Khuê (tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội)
Dương Khuê (1839 – 1902) làm quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19. Ông là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội). Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, nên nhờ văn hay, chữ tốt, năm 1864, ông đỗ Cử nhân. Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Tiến sĩ. Sau đó, ông làm quan triều đình nhà Nguyễn và nổi tiếng là một vị quan thanh liêm. Ngoài sự nghiệp quan trường, ông cũng là một nhà thơ nổi tiếng thế kỷ 19, thơ ông đã đạt đến trình độ “thanh thoát, uyển chuyển và hóm hỉnh”. Lăng mộ ông đã được thành phố Hà Nội trao tặng bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, thành phố ngày 10.4.2019.
B. PHẦN 27 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BAN LIÊN LẠC – HỘI ĐỒNG HỌ DƯƠNG VIỆT NAM:
I. NHỮNG NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA HỘI ĐỒNG HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
1. Xây dựng Dòng tộc (30 – 48):
30. Ban liên lạc Họ Dương toàn quốc đầu tiên năm 1992
31. Ban liên lạc Họ Dương toàn quốc năm 2005
32. Ban liên lạc Họ Dương toàn quốc năm 2008
33. Hội đồng Dòng tộc Họ Dương Việt Nam năm 2010
34. Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam ký ban hành Điều lệ Họ Dương Việt Nam năm 2019 tại Đại hội đại biểu Họ Dương Việt Nam phiên bất thường ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 23/02/2019.
35. Điều lệ Họ Dương Việt Nam năm 2019
36. Tộc Huy Họ Dương Việt Nam năm 2019
37. Tộc kỳ Họ Dương Việt Nam năm 2019
38. Tộc ca Họ Dương Việt Nam
39. Tộc phục Họ Dương Việt Nam
40. Đại hội đại biểu Họ Dương tỉnh Điện Biên lần thứ 1, nhiệm kỳ (2017 – 2022) ngày 20.01.2018 tại Nhà thờ Họ Dương, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
41. Đại hội đại biểu Họ Dương tỉnh Bắc Ninh lần thứ 2, nhiệm kỳ (2018 – 2022). Ngày 6.5.2018 tại Trung tâm văn hóa Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh.
42. Đại hội đại biểu Họ Dương tỉnh Quảng Ninh lần thứ 2, nhiệm kỳ (2017 – 2022) ngày 29.10.2017, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
43. Đại hội đại biểu Họ Dương tỉnh Lâm Đồng lần thứ 2, nhiệm kỳ (2018 – 2022) ngày 29.4.2018, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
44. Đại hội đại biểu Họ Dương tỉnh Bình Định lần thứ 2, nhiệm kỳ (2018 – 2022), ngày 13.5.2018, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
45. Đại hội đại biểu Họ Dương Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ (2017 – 2022), ngày 17.9.2017 tại Sân golf Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
46. Đại hội đại biểu Họ Dương tỉnh Bến Tre lần thứ I nhiệm kỳ (2018 – 2022), ngày 10.6.2018 tại xã Bình Phú, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
47. Đại hội đại biểu Họ Dương huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lần thứ nhất, nhiệm kỳ (2017 – 2022), ngày 12.11.2017 tại xã Bom Bo, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
48. Lễ ra mắt Hội đồng Họ Dương xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, ngày 19.12.2016.
2. Mừng thọ và Khuyến học – Khuyến Tài (49 – 53):
49. Lễ mừng thọ và vinh danh khen thưởng, tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2017 ở cung Tiên Sơn, thành phố Đà Nẵng, Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến 12/02/2017.
50. Lễ vinh danh khen thưởng Học sinh Giỏi Họ Dương Việt Nam lần thứ nhất, tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, ngày 02/12/2012.
51. Hội đồng Họ Dương tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ mừng thọ cho các cụ cao tuổi Họ Dương năm 2019, tại tỉnh Phú Yên, ngày 9 và 10/3/2019.
52. Hội đồng Họ Dương huyện Kinh Môn tổ chức Lễ mừng thọ và vinh danh học sinh Giỏi Họ Dương huyện Kinh Môn năm 2018, tại xã Thất Hùng, huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, ngày 05.01.2019.
53. Hội đồng Họ Dương xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam trao bằng mừng thọ các cụ cao tuổi năm 2018, ngày 25.3.2018.
3. Tương thân – Tương ái, đền ơn đáp nghĩa (54 – 69)
* Tri ân Tổ tiên, đền ơn đáp nghĩa (54 – 61):
54. Đoàn Thường trực Hội đồng Họ Dương Việt Nam thắp hương tại Nhà thờ Họ Dương Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, ngày 23.12.2018.
55. Thờ bái vọng bộ Hoàng Bào của các ngôi vua nhà Lý (gốc Dương) tại đền thờ lưỡng quốc Trạng nguyên Đào Sư Tích ở Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
56. Lăng miếu Bình Vương Dương Tam Kha tại thôn Thành Đạt, xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa (do ông Dương Công Thuyên – UV HĐHDVN tài trợ chính, khánh thành ngày 10.9.2016).
57. Đền thờ Tiến sĩ Hoàng Giáp Dương Chấp Trung tại xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh do Hội đồng Họ Dương tỉnh Hà Tĩnh và Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam đóng góp xây dựng. Đền thờ khánh thành ngày 15.7.2017.
58. Lễ khởi công công trình Đền thờ Nam Bang Đại tướng Dương Thanh tại thôn Văn Lang, xã Hưng Phúc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, ngày 05.8.2018.
59. Lễ cắt băng khánh thành nhà thờ Họ Dương Công xóm Dòng, huyện Bình Chánh, tại Ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15.03.2019.
60. Lễ cắt băng khánh thành Nhà bia và khuôn viên Nhà thờ Đại vương Dương Khuê tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, ngày 01.4.2015.
61. Lễ khởi công xây dựng công trình Hải Phòng Dương Tộc Đại Từ Đường tại thôn Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng ngày 23.4.2019.
* Tương thân tương ái: (62 – 69):
62. Hội đồng Họ Dương Việt Nam phát động ủng hộ bà con bị lũ lụt tại các tỉnh miền Trung năm 2016.
63. Hội đồng Họ Dương thành phố Hà Nội trao quà (lần 2) cho gia đình ông Dương Đăng Vụ quận Long Biên Hà Nội bị hỏa hoạn ngày 01 Tết Kỷ Hợi, ngày 11.4.2019
64. Ông Dương Hồng Sơn – Chủ tịch Hội đồng Họ Dương tỉnh Quảng Ngãi và các thành viên Hội đồng bàn giao nhà nhân ái cho bà Dương Thị Qua xã Nghĩa Hà, thành phố Quảng Ngãi, ngày 29.5.2018.
65. Ông Dương Văn Rum ở xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang trao quà cho người nghèo năm 2018.
66. Ông Dương Hữu Đức – Chủ tịch Hội đồng Họ Dương tỉnh An Giang trao tiền của Dòng Họ cho bé Dương Yến Nhi mắc bệnh hiểm nghèo, tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang, ngày 07.4.2019.
67. Ban chăm sóc sức khỏe cộng đồng Họ Dương thành phố Hà Nội khám và cấp thuốc miễn phí cho bà con Họ Dương tại Hội trường UBND xã Đại Yên – Chương Mỹ – Hà Nội, ngày 07.01.2018.
68. Hội đồng Họ Dương tỉnh Thái Bình trao tặng nhà tình thương và 1 sổ tiết kiệm 20 triệu đồng cho hai chị em người mù ở xã Hồng Lĩnh – huyện Hưng Hà, Thái Bình, ngày 16.10.2016.
69. Hội đồng Họ Dương Thành phố Hồ Chí Minh trao nhà tình thương cho gia đình ông Dương Hữu Dưỡng, ngày 13.9.2017.
4. Phát triển kinh tế (70 – 76):
70. Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam phát động phong trào Họ Dương khởi nghiệp, tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2017, ở cung thể thao Tiên Sơn, thành phố Đã Nẵng, Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến 12.02.2017.
71. Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam – Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam trao Quyết định thành lập Chi hội Mắc ca tỉnh Yên Bái cho ông Dương Quốc Tiến – Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng Họ Dương tỉnh Yên Bái – Chi hội trưởng Chi hội Mắc ca Yên Bái, ngày 01.10.2018.
72. Đoàn nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống của Hiệp hội mắc ca Việt Nam tại vườn ươm Mắc ca Him Lam tỉnh Lâm Đồng, ngày 02.3.2019.
73. Công ty cổ phần Dương Gia Kon Tum tổ chức Lễ động thổ khởi công vườn ươm giống Mắc Ca Kon Tum, tại xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, ngày 04.4.2019.
74. Ông Dương Thanh Biểu trò chuyện với các chuyên gia Mắc ca tại vườn Mắc ca của gia đình ông Trần Xuân Danh tại Đức Trọng, Lâm Đồng, ngày 03.3.2019.
75. Ban Chấp hành Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương tỉnh Cà Mau tại Đại hội Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương tỉnh Cà Mau lần thứ nhất nhiệm kỳ (2019 – 2021), ngày 12.1.2019.
76. Ký kết hợp tác giữa Công ty cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, tại thành phố Lào Cai, ngày 30.5.2018.
5. Công tác Thanh niên – Tổ chức Trại hè Thanh niên Họ Dương (77 – 84):
77. Khai mạc Trại hè Thanh niên Họ Dương lần thứ nhất năm 2018, tại Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trại hè diễn ra từ ngày 10 đến 12.7.2018.
78. Thi chạy Marathon tại Trại hè Thanh niên Họ Dương 2018, tại Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trại hè diễn ra từ ngày 10 đến 12.7.2018.
79. Cuộc thi Dự án Kinh tế – Xã hội “Những ngôi sao nhỏ Họ Dương” tại Trại hè 2018, ở Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trại hè diễn ra từ ngày 10 đến 12.7.2018.
80. Thanh niên Họ Dương tham dự Cuộc thi Dự án kinh tế – xã hội “Những ngôi sao nhỏ Họ Dương” tại Trại hè 2018, ở Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trại hè diễn ra từ ngày 10 đến 12.7.2018.
81. Dự án thành lập Trung tâm ngoại ngữ tại Trại hè 2018, ở Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trại hè diễn ra từ ngày 10 đến 12.7.2018.
82. Cuộc thi “Vươn ra biển lớn” của Thanh niên Họ Dương tại Trại hè 2018, ở Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trại hè diễn ra từ ngày 10 đến 12.7.2018.
83. Giải thi đấu bóng chuyền bãi biển tại Trại hè Thanh niên Họ Dương 2018, ở Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trại hè diễn ra từ ngày 10 đến 12.7.2018.
84. Các thành viên xuất sắc trong hoạt động Trại hè Thanh niên Họ Dương lần thứ I – năm 2018, ở Tuần Châu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trại hè diễn ra từ ngày 10 đến 12.7.2018.
6. Thông tin – Truyền thông (85 – 94):
85. Bản tin truyền thống Họ Dương Việt Nam
86. Bản tin điện tử Họ Dương Việt Nam (hoduongvietnam.com.vn)
87. Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam phát biểu tại Hội nghị tập huấn cộng tác viên thông tin truyền thông các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17.11.2018.
88. Toàn cảnh Hội nghị tập huấn cộng tác viên thông tin truyền thông các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17.11.2018.
89. Ông Dương Thanh Biểu – Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam – Trưởng Ban thông tin truyền thông Họ Dương Việt Nam phát biểu tại Hội nghị tập huấn Cộng tác viên thông tin truyền thông các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung và Tây Nguyên, ở Đà Nẵng ngày 19.11.2018.
90. Các đại biểu tại Hội nghị tập huấn Cộng tác viên thông tin truyền thông các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên, ở Đà Nẵng ngày 19.11.2018
91. Nhà báo Dương Viết Cương hướng dẫn các cộng tác viên kỹ năng viết tin, bài tại Hội nghị tập huấn Cộng tác viên thông tin truyền thông các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ, ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17.11.2018.
92. Toàn cảnh Hội thảo tập huấn Cộng tác viên thông tin truyền thông các tỉnh, thành phố miền Bắc, ở Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, ngày 21.9.2018.
93. Bà Dương Phạm Thị Thu Hằng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Họ Dương Việt Nam phát biểu khai mạc tại Hội thảo tập huấn Cộng tác viên thông tin truyền thông các tỉnh, thành phố miền Bắc, ở Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, ngày 21.9.2018.
94. Tham luận của các đại biểu tại Hội thảo tập huấn cộng tác viên thông tin – truyền thông các tỉnh, thành phố miền Bắc, ở Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, ngày 21.9.2018.
II. NHỮNG CÔNG TÁC KHÁC
1. Thành lập các Câu lạc bộ Họ Dương (95 – 99):
95. Đại hội Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương và Tổng hội Thanh niên, học sinh, sinh viên Họ Dương Việt Nam tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2016, Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21.02.2016.
96. Lễ ra mắt Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương tỉnh Lào Cai, ngày 30.3.2019.
97. Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thanh niên Họ Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2019 – 2022, ngày 21.4.2019.
98. Lễ ra mắt Câu lạc bộ Lão thành Họ Dương Việt Nam năm 2019, tại Ngày hội văn hóa mùa xuân Họ Dương Việt Nam 2019, ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Ngày hội diễn ra từ ngày 22 đến 24.02.2019.
99. Lễ ra mắt Câu lạc bộ Lão thành Họ Dương thành phố Hà Nội tại Tòa nhà Câu lạc bộ Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, ngày 27.01.2019.
2. Tổ chức các kỳ Lễ hội – Ngày hội văn hóa mùa xuân Họ Dương (100 – 117):
100. Khai mạc Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2016, tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21.02.2016.
101. Lễ Rước lửa tại Ngày hội văn hóa mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2019, tại Vĩnh Phúc, Ngày hội diễn ra từ ngày 22 đến 24.02.2019.
102. Lễ cầu an, cầu siêu cho toàn Dòng tộc tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương 2016, ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21.02.2016.
103. Đoàn Phú Thọ diễu hành tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương 2016, ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21.02.2016.
104. Đoàn Cộng hòa Liên Bang Đức và Cộng hòa Séc diễu hành tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương 2016, ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21.02.2016.
105. Lễ dâng bánh Dày của Hội đồng Họ Dương tỉnh Hải Dương tại Lễ hội 2016, ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21.02.2016.
106. Lễ mừng thọ – Vinh danh khen thưởng tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2017, ở cung thể thao Tiên Sơn, thành phố Đã Nẵng, Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến 12/02/2017.
107. Trao tiền thưởng Khuyến học – Khuyến tài cho Hội đồng Họ Dương các địa phương tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2016, ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21.02.2016.
108. Cuộc thi “Tự hào tôi Thanh niên Họ Dương” tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2018, ở Nhà thi đấu đa năng thành phố Cần Thơ, Lễ hội diễn ra từ ngày 23 đến 25.02.2018.
109. Lễ trao tặng chữ Dương bộ mộc – Phần thưởng cao quý của Hội đồng Họ Dương Việt Nam cho những người có công trong xây dựng Dòng tộc tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2016, ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21.02.2016.
110. Lễ trao tặng chữ Tâm cho các đại biểu có đóng góp lớn lao trong phong trào Họ Dương tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2015, ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội diễn ra từ ngày 28.02 đến 01.3.2015.
111. Thi giã bánh Dày tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2016, ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21.02.2016.
112. Chương trình Nghệ thuật đặc sắc “Âm vang hồn việt” tại Ngày hội văn hóa mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2019, ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Ngày hội diễn ra từ ngày 22 đến 24.02.2019.
113. Chung kết giải Bóng đá Thanh niên Họ Dương lần thứ 2 năm 2019, tại Ngày hội văn hóa mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2019, ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Ngày hội diễn ra từ ngày 22 đến 24.02.2019.
114. Thi kéo co tại Ngày hội văn hóa mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2019, ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Ngày hội diễn ra từ ngày 22 đến 24.02.2019.
115. Giải vật truyền thống tại Ngày hội văn hóa mùa xuân Họ Dương Việt Nam 2019, ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Ngày hội diễn ra từ ngày 22 đến 24.02.2019.
116. Khai mạc gian hàng Doanh nghiệp Họ Dương tại Lễ hội mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2016, ở thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Lễ hội diễn ra từ ngày 19 đến 21.02.2016.
117. Giới thiệu không gian lịch sử văn hóa tại Ngày hội văn hóa mùa xuân Họ Dương Việt Nam năm 2019, ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Ngày hội diễn ra từ ngày 22 đến 24.02.2019.
3. Tổ chức Ngày hội Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam (118 – 124):
118. Ông Dương Công Minh – Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam – Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam phát biểu khai mạc Ngày hội Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam năm 2018, tại Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, Ngày hội diễn ra từ ngày 12 – 13.10.2018.
119. Diễn đàn Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam tại Ngày hội Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam năm 2018, ở Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, Ngày hội diễn ra từ ngày 12 – 13.10.2018.
120. Ban chấp hành Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Họ Dương Việt Nam nhiệm kỳ (2018 – 2023) tại Hội nghị Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam thuộc chuỗi chương trình Ngày hội Doanh nhân – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam năm 2018, ở Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, Ngày hội diễn ra từ ngày 12 – 13.10.2018.
121. Sản phẩm của doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Họ Dương Thành phố Hồ Chí Minh tại Ngày hội Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Họ Dương Việt Nam 2018, ở Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, Ngày hội diễn ra từ ngày 12 – 13.10.2018.
122. Sản phẩm của doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương tỉnh Hà Nam tại Ngày hội Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam năm 2018, ở Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, Ngày hội diễn ra từ ngày 12 – 13.10.2018.
123. Sản phẩm của doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương tỉnh Hải Dương tại Ngày hội Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam 2018, ở Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, Ngày hội diễn ra từ ngày 12 – 13.10.2018.
124. Gian hàng của doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương thành phố Hà Nội tại Ngày hội Câu lạc bộ Doanh nghiệp – Doanh nhân Họ Dương Việt Nam 2018, ở Sân golf Long Biên, thành phố Hà Nội, Ngày hội diễn ra từ ngày 12 – 13.10.2018.
Nguồn: Ban Nghiên cứu Lịch sử Họ Dương Việt Nam
BẢN TIN ĐIỆN TỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
© 2005-2018 Họ Dương Việt Nam. All rights reserved
Biên tập: Văn phòng Họ Dương Việt Nam - Địa chỉ: Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Long Biên,
Khu Trung Đoàn 918, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243.526.5678 - Fax: 0243.699.3366 - Email: thongtinsukienhdvn@gmail.com