LƯỢC SỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
- 08/04/2016
- Ban Thông tin truyền thông
Luôn trăn trở tìm ra giải pháp chống ùn tắc giao thông đô thị, đó là ông Dương Anh Tuấn ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Tự mua phương tiện, miệt mài nghiên cứu, ông Tuấn mong muốn giải pháp của mình có thể góp phần vào việc chống ùn tắc giao thông ở những đô thị lớn.
Sinh năm 1966, tại Hà Nội, năm 1984, chàng trai trẻ Dương Anh Tuấn nhập ngũ và được biên chế vào một đơn vị thuộc Quân đoàn 2. Sau 3 năm trong quân ngũ, ông Tuấn trở về địa phương, vào công tác ở Đài Phát thanh Hà Sơn Bình. Sau đó 2 năm, ông Tuấn xin nghỉ việc ở Đài rồi mở công ty truyền thông sự kiện, làm dịch vụ cho các chương trình truyền hình.
Nhà ông Tuấn ở mạn Hà Đông, công việc thường diễn ra trên phố nên quãng đường di chuyển khá dài. Hơn nữa, do làm công việc tổ chức sự kiện nên thường phải di chuyển vào quãng thời gian tan tầm, thời điểm thường xuyên diễn ra ùn tắc giao thông. Có lần chương trình truyền hình trực tiếp về hợp tác xã điển hình toàn quốc tổ chức ở Rạp Hồng Hà ấn định giờ phát sóng lúc 20 giờ, 17 giờ ông đã xuất phát từ Hà Đông, nhưng do tắc đường nên buộc phải bỏ xe ô tô ở lề và bắt xe ôm đến. Chính những điều này thúc đẩy ông tìm kiếm giải pháp chống ùn tắc giao thông đô thị.
Ông Tuấn bắt đầu dành thời gian tìm hiểu về mạng lưới giao thông Hà Nội từ năm 2025. Từ những tài liệu liên quan, ông đã phân tích và rút ra được nguyên nhân gây ùn tắc. Theo nghiên cứu và quan sát, giao thông ít ùn tắc ở các tuyến phố cũ mà chính các tuyến đường được xây mới, có từ 3 làn xe trở lên, có cầu vượt, hầm đi bộ lại tắc. Nhận ra vấn đề này, cứ đến giờ cao điểm ông Tuấn lại đến khảo sát, lấy dữ liệu tại các nút ùn tắc, vẽ ra giấy rồi thức trắng đêm để phấn tích, tìm các giải pháp tối ưu. Bất kể mưa nắng, không ngày nào ông Tuấn không đi khảo sát và lấy số liệu. Sau thời gian đến một điểm, ông Tuấn rút ra kết luận, nguyên nhân chính của ùn tắc giao thông tại các điểm này là do đèn tín hiệu giao thông. Vốn dĩ đèn tín hiệu là để diều tiết giao thông, tuy nhiên, trong điều kiện lượng phương tiện tham gia giao thông lớn thì nó trở thành vật cản, ngăn trở dòng chảy phương tiện. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề này thì phải kéo giãn dòng phương tiện và tổ chức quay xe ở các điểm hợp lý.
Nắm được quy luật ông Tuấn đầu tư thiết bị và thời gian nghiên cứu. Ông bỏ tiền mua một chiếc máy tính đắt tiền có card đồ họa và nhờ cậu con trai vẽ ý tường phần mềm. Ông còn đầu tư thuê flycam ghi hình các nút giao thông từ trên cao để dễ quan sát. Ông Tuấn chia mạng lưới giao thông Hà Nội thành 3 nhóm tuyến đường khác nhau để tìm giải pháp riêng cho từng nhóm. Ông Tuấn tính toán, nếu các dòng phương tiện được khơi thông sẽ tránh được ùn tắc, Nhà nước sẽ tiết kiệm đường hàng nghìn tỉ đồng cho việc xây dựng cầu vượt, hầm đi bộ.
Năm 2017, Sở Giao thông vận tải TP.Hà Nội mở cuộc thi chống ùn tắc giao thông, ông Tuấn gửi ý tưởng của mình đi tham dự, nhưng vì không có chứng chỉ về lĩnh vực này theo quy định của ban tổ chức nên thất bại. Thất bại không làm ông Tuấn nản lòng mà ngược lại có thêm thời gian để ý tưởng được hoàn thiện. Sau khi hoàn thiện ý tường, ông Tuấn gửi giải pháp của mình sang Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – và được chứng nhận độc quyền. Năm 2022, Cục Cảnh sát giao thông, Báo Điện tử Dân trí và Công ty ô tô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sáng kiến an toàn giao thông Việt Nam năm 2022”, ông Tuấn đã gửi giải pháp đến tham dự. Giải pháp này của ông đã đoạt giải nhất với 100 triệu đồng tiền thưởng. Cuối năm 2022, ngành giao thông Hà Nội đã sử dụng một phần giải pháp của ông để phân luồng phương tiện ở những nút giao ùn tắc kinh niên, như: Ngã ba Vũ Trọng Khánh -Tố Hữu; Ngã Tư Sở; ngã tư Trần Duy Hưng – Nguyễn Chánh – Hoàng Minh Giám; ngã tư Lê Trọng Tấn – Quang Trung (Hà Đông); ngã tư Chu Văn An-Quang Trung (Hà Đông); ngã tư Phạm Hùng -Nguyễn Hoàng – Tôn Thất Thuyết; ngã tư Trường Chinh – Tôn Thất Tùng – Lê Trọng Tấn. Đây là phần thưởng lớn nhất đối với ông Tuấn, bởi giải pháp đã cho kết quả khả quan. Điều ông Tuấn mong muốn nhất là giải pháp này được sử dụng triệt để, làm giảm ùn tắc giao thông, góp phần giúp tiết kiệm ngân sách chi cho việc xây cầu vượt, hầm đường bộ hoặc mở tuyến đường mới…
Giải pháp bỏ đèn đỏ và tổ chức phân luồng lại giao thông tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh để không ùn tắc của ông Dương Anh Tuấn có 3 nội dung chính:
1. Đối với những tuyến đường hai chiều có dải phân cách cứng, mỗi chiều đường rộng ít nhất 4 làn xe (khoảng 14 – 15m) trở lên, anh đưa ra giải pháp bỏ đèn tín hiệu giao thông tại các ngã 3, 4, 5… tạo điểm quay liên hoàn, giúp cho phương tiện di chuyển liên tục mà không phải dừng lại, vì thế, không làm tăng mật độ phương tiện. Giải pháp này phù hợp với các tuyến đường: Trần Phú (Hà Đông)-Nguyễn Trãi; Trần Duy Hưng-Nguyễn Chí Thanh; Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến-Nguyễn Xiển… ở Thủ đô Hà Nội.
2. Đối với những tuyến đường hai chiều, mỗi chiều đường rộng 3 làn xe (khoảng 10,5 – 12m).
+ Phương án 1: Mở rộng được lòng đường (lên 14 – 15m) và áp dụng bỏ đèn đỏ, tạo các điểm quay liên hoàn như giải pháp A.
+ Phương án 2: Áp dụng biện pháp liên thông đèn xanh tại các nút giao và quy định vận tốc tối thiểu, lập các điểm quay, điểm dừng chờ và phân luồng lại cho các phương tiện. Việc này giúp cho phương tiện được di chuyển liên tục mà không phải dừng lại do đèn đỏ hoặc bị xung đột, hoặc thời gian dừng chờ đèn đỏ ngắn hơn. Phương án này phù hợp với những tuyến đường: Tố Hữu – Lê Văn Lương-Láng Hạ – Giảng Võ; Nguyễn Hoàng – Hàm Nghi; Nguyễn Cơ Thạch… ở thủ đô Hà Nội.
3. Đối với những tuyến đường hai chiều có mỗi chiều đường rộng 2 làn xe (khoảng 8m) trở xuống mà có các tuyến đường khác chạy song song bên cạnh và có các tuyến đường cắt ngang thì tổ chức đi một chiều. Giải pháp này phù hợp với các tuyến đường: Trần Phú-Nguyễn Thái Học cắt với các đường Lê Trực – Hùng Vương – Chu Văn An – Hoàng Diệu hoặc đường Tràng Thi – Hai Bà Trưng – Lý Thường Kiệt – Trần Hưng Đạo cắt với các đường Phan Bội Châu – Quán Sứ – Quang Trung – Bà Triệu – Phố Huế… hoặc các khu nội đô như Mỹ Đình, khu phố cổ ở thủ đô Hà Nội.
Dương Diệp Quần
BẢN TIN ĐIỆN TỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
© 2005-2018 Họ Dương Việt Nam. All rights reserved
Biên tập: Văn phòng Họ Dương Việt Nam - Địa chỉ: Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Long Biên,
Khu Trung Đoàn 918, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243.526.5678 - Fax: 0243.699.3366 - Email: thongtinsukienhdvn@gmail.com