LƯỢC SỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
- 08/04/2016
- Ban Thông tin truyền thông
Với mong muốn học sinh được trang bị các kỹ năng phòng chống xâm hại, cô giáo Dương Thị Ngọc, giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa 2, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã chia sẻ giải pháp hỗ trợ, nâng cao kỹ năng phòng chống bị xâm hại cho học sinh.
Thời gian qua, khi đại dịch Covid diễn ra nghiêm trọng trên cả nước, học sinh các trường học phải chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến trong thời gian khá dài. Việc học sinh học trực tuyến trong thời gian dài kéo theo việc lướt mạng internet, nguy cơ tiếp cận với các nguồn thông tin độc hại, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em.
Khi trẻ em tiếp cận các nguồn thông tin trên mạng internet, vì khả năng tự bảo vệ mình không có nhiều nên rất dễ dẫn đến nguy cơ bị xâm hại với các hình thức phổ biến như: Mất thông tin cá nhân; bị lừa đảo trên mạng (mua hàng giả, lừa tiền thông qua việc chuyển tiền mua hàng, lừa về tình cảm…); tiếp cận thông tin, chia sẻ, tin vào các thông tin giả, sai lệch; xem các chương trình, ấn phẩm không phù hợp với lứa tuổi, độc hại; tham gia những thử thách độc hại ảnh hưởng đến tâm lý, tính mạng,… Khi trẻ bị xâm hại trên mạng sẽ để lại hậu quả nghiệm trọng về tinh thần cho trẻ và gia đình.
Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị xâm hại tình dục trên mạng. Theo chia sẻ của cô Ngọc, kẻ xâm hại sẽ tiếp cận qua mạng bằng cách sau: Đầu tiên, kẻ xâm hại sẽ tiếp cận qua những nhóm kín trên mạng xã hội. Kẻ xấu sẽ hỏi chuyện trên những phòng chat như: Chatroom, livestream, chơi game… Sau đó tạo niềm tin bằng cách tặng quà rồi kể những câu chuyện buồn của bản thân để tạo sự cảm thông. Bước tiếp theo kẻ xấu sẽ liên tục đòi hỏi gửi hình ảnh. Nếu làm theo, kẻ xấu sẽ dọa gửi cho ba, mẹ hoặc đăng lên Facebook, Zalo, trang web sex… cho mọi người biết và uy hiếp phải thực hiện các hành vi khiêu dâm, hẹn gặp mặt đòi hỏi ép buộc thực hiện hành vi tình dục ở ngoài thực tế.
Cô Dương Thị Ngọc luôn nhắc nhở học sinh không nên đưa quá nhiều hình ảnh cá nhân lên mạng để chủ động phòng ngừa cái xấu, nhất là tránh bị xâm hại tình dục trên môi trường mạng. Cô cũng dặn dò học sinh tuyệt đối không kết bạn, nói chuyện với những người không quen biết, không tò mò truy cập vào những trang web có nội dung không lành mạnh. Theo cô Ngọc, đây chính là điều cơ bản nhằm tự bảo vệ mình hiệu quả nhất.
Để hạn chế tối đã việc trẻ em bị xâm hại trên mạng, cô Ngọc Cũng đưa ra giải pháp giáo viên phối hợp với phụ huynh trong quản lý các thiết bị và quy định giờ cho học sinh lên mạng dưới sự kiểm soát của cha mẹ. Học sinh tự giác chia sẻ, thống nhất với bố, mẹ và nghiêm chỉnh chấp hành những nguyên tắc sử dụng Hướng dẫn học sinh cài đặt quyền riêng tư, hạn chế người xem với các tài khoản mạng xã hội của mình. Không cho người khác biết mật khẩu tài khoản mạng xã hội của mình (trừ bố, mẹ). Không đăng tải bất kỳ thông tin riêng tư, hình ảnh thiếu lành mạnh, hoặc những bài viết không phù hợp lên mạng xã hội. Không cung cấp thông tin, hình ảnh hoặc cho người khác nhìn mình qua webcam. Không đi chơi với bạn quen trên mạng mà không có sự đồng ý của bố, mẹ. Bỏ qua, chặn và báo cáo những tài khoản có những bình luận, gửi tin nhắn bắt nạt, bôi nhọ mình hoặc đề cập đến những vấn đề nhạy cảm. Hỏi ý kiến của bố, mẹ trước khi tải, cài đặt một phần mềm về máy tính, điện thoại…
Gặp những vấn đề làm bản thân thấy khó chịu, lo sợ khi sử dụng mạng, học sinh cần nhờ sự trợ giúp, tư vấn từ: Bố, mẹ hoặc bất kỳ ai tin tưởng và có khả năng giải quyết vấn đề; gọi điện tới Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111…
Để việc giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại đạt hiệu quả nhất, cô Dương Thị Ngọc lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng tránh bị xâm hại cho học sinh một cách phù hợp và vận dụng vào các môn học liên quan. Chẳng hạn trong giờ sinh hoạt lớp đưa ra các tình huống để học sinh đưa ra các cách giải quyết, sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn cách giải quyết phù hợp nhất với tình huống đó. Hoặc cô Ngọc đưa ra các hình ảnh chia sẻ và hướng dẫn học sinh cách xử lý các tình huống như: Bị “nhìn hoặc bắt nhìn” hoặc nói chuyện dâm ô; bị động chạm, sờ mó, ôm bế bất thường; bị dụ dỗ, cưỡng bức sex…
Cô Ngọc cũng nhấn mạnh cần hướng dẫn học sinh các kỹ năng: Giúp học sinh nhận biết, giữ gìn các vùng nhạy cảm trên cơ thể; tránh xa người lạ mặt; phòng chống bị bạo lực, bắt cóc, các đụng chạm không an toàn, cách giữ khoảng cách an toàn với mọi người xung quanh…
Để học sinh hiểu và nhớ lâu các kỹ năng, bên cạnh việc hướng dẫn lý thuyết cô Ngọc luôn tạo ra các trò chơi, xử lý tình huống, vẽ tranh… để các em thực hành, vừa tạo không khí thoải mái, vừa ghi nhớ các kỹ năng.
Giáo dục giới tính và kỹ năng phòng chống xâm hại ở Việt Nam vẫn chưa thật được chú trọng trong các trường phổ thông cũng như trong gia đình, thậm chí có gia đình coi đó là “vùng cấm”. Chính vì vậy, sau khi bị kẻ xấu xâm hại thường sợ sệt, không dám nói với cha mẹ hoặc người lớn để can thiệp, vì thói quen, phong tục và cách giáo dục trẻ. Việc chia sẻ các giải pháp phòng chống xâm hại của cô giáo Dương Thị Ngọc phần nào góp phần vào việc thay đổi cách nhìn của xã hội, gia đình, nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho học sinh, để từ đó chủ động triển khai vấn đề phòng chống xâm hại cho học sinh một cách bài bản, khoa học và hiệu quả.
Dương Thùy
BẢN TIN ĐIỆN TỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
© 2005-2018 Họ Dương Việt Nam. All rights reserved
Biên tập: Văn phòng Họ Dương Việt Nam - Địa chỉ: Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Long Biên,
Khu Trung Đoàn 918, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243.526.5678 - Fax: 0243.699.3366 - Email: thongtinsukienhdvn@gmail.com