Chị Dương Thị Oanh: Đánh thức tiềm năng từ cây dong rừng

Những cây dong rừng, nhiều người dân ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã thuần hóa bằng cách trồng dưới tán rừng, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ. Một trong những người đi đầu trong việc đánh thức tiềm năng của cây dong rừng là chị Dương Thị Oanh ở bản Pác Khoang, xã Yên Mỹ, huyện Chợ Đồn.

Trước đây, người dân Chợ Đồn chỉ khai thác là dong trong tự nhiên. Vùng đất này nhiều đổi, núi có độ cao thấp, nhiều khe, lạch, suối nước trong lành nên thuận lợi cho cây dong rừng phát triển. Tuy nhiên, dù tài nguyên có phong phú đến mấy thì khai thác mãi cũng cạn kiệt, phải đi xa hơn, khai thác khó hơn nhiều. Lúc này, nhiều người nghĩ đến việc thuần hóa, trồng cây dong rừng. Chị Dương Thị Oanh là một trong những người đi đầu trong việc đánh thức tiềm năng của cây trồng này.

Chị Dương Thị Oanh bên những khóm dong xanh mướt

Nghĩ là làm, chị cùng gia đình trồng cây dong rừng dưới tán rừng trồng. Vốn là loài cây ứa bóng mát, có khe nước nên dong rừng trồng dưới tán rừng phát triển rất tốt, khóm to, lá đồng đều xanh mướt. Mặt khác, trồng dong rừng dưới tán rừng dễ thu hoạch hơn nhiều so với thu hoạch dong rừng trọng tự nhiên. Từ diện tích nhở ban đầu, gia đình chị đã nhân rộng dần, đến nay diện tích lên đến 1ha.

Chị Oanh cho biết, trước đây thường dong rừng chi thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán để phục vụ người dân gói bánh chưng. Nhưng hiện nay, đời sống khá giả, bánh chưng được gói bán quanh năm. Có cả những làng nghề chuyên sản xuất bánh chưng như Bờ Đậu, Thái Nguyên nên nhu cầu lá dong quanh năm. Trung binh một năm thu hoạch hai lứa, mang về số tiền vài chục triệu đồng, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của gia đình chị Oanh cũng như các hộ trồng dong rừng khác.

Theo chị Oanh, trồng rong rừng rất dễ, gần như không tốn kém gì, lại tận dụng được đất dưới tán rừng. Để trồng dong rừng, người dân chỉ việc vào rừng đào lấy từng khóm cây nhỏ mang về trồng. Sau ba năm khóm tự nhân ra nhiều nhánh, một khóm có thể cho thu hoạch liên tục nhiều năm. Dong rừng có ưu điểm là sinh trưởng tốt trong tự nhiên nên không phải đầu tư phân bón. Nếu có được địa hình đất ẩm, râm mát, cây càng phát triển, lại ít sâu bệnh, một năm chỉ phải làm cỏ hai lần sau mỗi đợt thu hoạch.

Từ suy nghĩ ban đầu trồng dong rừng để tiện lấy lá, giờ cây dong lại đang trở thành mũi nhọn kinh tế ở bản Pác Khoang. Cây dong rừng chủ yếu trồng dưới tán rừng tự nhiên, nếu trồng ở rừng keo thì cây càng nhanh phát triển. Nhờ cây lá dong, gia đình chị Dương Thi Oanh cũng như nhiều gia đình khác trong bản có thêm thu nhập vài chục triệu đồng/năm.

Dương Diệp Quần

Ban Thông tin truyền thông
Ban Thông tin truyền thônghttp://hoduongvietnam.com.vn/

Bản tin điện tử Họ Dương Việt Nam. Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Dương Văn Mão - Phó Ban Thông tin truyền thông Hội đồng Họ Dương Việt Nam.

BẢN TIN ĐIỆN TỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
© 2005-2018 Họ Dương Việt Nam. All rights reserved

Biên tập: Văn phòng Họ Dương Việt Nam - Địa chỉ: Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Long Biên,
Khu Trung Đoàn 918, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243.526.5678 - Fax: 0243.699.3366 - Email: thongtinsukienhdvn@gmail.com