LƯỢC SỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
- 08/04/2016
- Ban Thông tin truyền thông
Những ngày này, gia đình bà Dương Thị Mai, thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh đang tất bật thu hái cam. Sau khi nhận đơn đặt hàng từ các thương lái và người mua lẻ, từ sáng sớm gia đình bà đã huy động hết nhân lực cắt cam để kịp giao cho khách hàng.
Bà Dương Thị Mai chia sẻ, trang trại cam của gia đình bà rộng hơn 4 ha trồng cam chanh, cam giòn các loại. Năm nay sản lượng cả vườn cam đạt khoảng 40 tấn. Nhờ quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ, sử dụng các loại chế phẩm sinh học và bọc quả ngay từ đầu vụ nên cam có chất lượng cao, mẫu mã đẹp.
Vườn cam của gia đình bà Dương Thị Mai tại thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Bà Dương Thị Mai cho hay, gia đình trồng cam theo hướng VietGAP và được chứng nhận sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 3 sao cấp tỉnh từ năm 2019. Hiện nay, giống cam giòn là loại sản phẩm được khách hàng ưa chuộng vì ngon hơn các loại khác. Việc tiêu thụ cam khá thuận lợi, ngoài bán lẻ thì các thương lái cũng đến tận vườn để thu mua.
Bà Dương Thị Mai (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc) bên vườn cam gia đình
Hiện mới đầu vụ nhưng thương lái đã tới tận vườn mua cam chanh với giá 30.000 đồng/kg, cam giòn từ 50.000-60.000 đồng/kg. Năm nay, cam vừa được mùa, lại được giá, đây là mức giá cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây. Dự kiến năm nay doanh thu của gia đình bà đạt khoảng 1,2 tỷ đồng.
Bà Dương Thị Mai cho hay, gia đình trồng cam theo hướng VietGAP và được chứng nhận sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 3 sao cấp tỉnh từ năm 2019. Hiện nay, giống cam giòn là loại sản phẩm được khách hàng ưa chuộng vì ngon hơn các loại khác. Việc tiêu thụ cam khá thuận lợi, ngoài bán lẻ thì các thương lái cũng đến tận vườn để thu mua.
Bà Mai chia sẻ: Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, toàn bộ quá trình chăm sóc cây, sử dụng phân bón, đến thu hoạch đều được gia đình tôi ghi chép nhật ký. Đặc biệt, gia đình tôi sử dụng phân vi sinh , vừa sạch sẽ, không ô nhiễm môi trường lại tiết kiệm công lao động; cây cam phát triển tốt, đanh cây, trái đẹp.
Bà Dương Thị Mai (bên phải) tại vườn cam của Gia đình thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Thời điểm này, những vườn cam ở Hà Tĩnh đang bước vào mùa thu hoạch. Sản lượng lớn cùng với giá bán tăng cao, từ 30.000-60.000 đồng/kg tùy loại, giúp nông dân có thu nhập ổn định. Theo các nhà vườn, đây là mức giá cao nhất trong khoảng 10 năm gần đây.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thượng Lộc Nguyễn Xuân Diệu, cam được trồng chủ yếu ở các thôn Anh Hùng, Sơn Bình, Nam Phong, Đông Phong… Năm nay sản lượng cam toàn xã đạt hơn 1.800 tấn, cho giá trị kinh tế hàng chục tỷ đồng.
Thời gian qua, việc sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đang được các hộ tại địa phương quan tâm thực hiện để tạo ra sản phẩm an toàn phục vụ nhu cầu thị trường. Việc sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là hướng đi tất yếu để nâng cao chất lượng nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm sạch, an toàn. Cây cam vì thế trở thành cây trồng giúp người dân địa phương thoát nghèo, mang lại thu nhập khá. Thời gian tới xã tiếp tục hỗ trợ người dân chuyển đổi sang trồng giống cam giòn để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tại huyện Hương Khê, hiện có diện tích trồng cam đạt khoảng 2.000 ha, tập trung ở các xã như Hương Đô, Hương Thủy, Phúc Trạch, Lộc Yên, Hương Giang. Nhiều mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình chăm sóc tốt, cam đạt chất lượng cao nên được khách hàng ưa chuộng, có sức tiêu thụ tốt trên thị trường trong nhiều năm qua.
Dương Lãng
BẢN TIN ĐIỆN TỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
© 2005-2018 Họ Dương Việt Nam. All rights reserved
Biên tập: Văn phòng Họ Dương Việt Nam - Địa chỉ: Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Long Biên,
Khu Trung Đoàn 918, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243.526.5678 - Fax: 0243.699.3366 - Email: thongtinsukienhdvn@gmail.com