Hội nghị “Dương tộc kỷ sử”
- 17/08/2016
- Ban Thông tin truyền thông
- 14652
“Dương tộc kỷ sử” là tài liệu lịch sử của Họ Dương Việt Nam, được viết từ thế kỷ XI, hoàn thiện qua nhiều đời và rất cần cho việc biên soạn bộ sách “Lịch sử Họ Dương Việt Nam”.
Tài liệu này do cụ Dương Văn San (làng Dương Phạm, Yên Nhân, Ý Yên, Nam Định) sao chép, dịch thuật lại.
Bởi vậy, ngày 29/05/2016, Hội đồng Họ Dương Việt Nam, HĐHD Nam Định, HĐHD huyện Ý Yên cùng bà con họ Dương làng Dương Phạm thống nhất tổ chức Hội nghị “Dương tộc kỷ sử” tại nhà thờ họ Dương nơi đây.
Tham dự Hội nghị gồm có: HĐHDVN (Ông Dương Đình Chiến – CT; ông Dương Văn Đảm – PCT, trưởng ban Nghiên cứu lịch sử HDVN; ông Dương Xuân Thoa – UVTT), HĐHD tỉnh Nam Định (Ông Dương Công Kết – PCT; ông Dương Văn Tất – UVTT; ông Dương Công Đường – Tổng thư ký), HĐHD huyện Ý Yên và hơn 60 bà con đại diện cho 8 chi Họ Dương làng Dương Phạm.
Đại biểu tham dự Hội nghị
– Mục đích Hội nghị:
+ Khẳng định tầm quan trọng của “Dương tộc kỷ sử”.
+ Phát động bà con tiếp tục cung cấp những tài liệu cổ liên quan đến lịch sử Họ Dương và tài liệu của cụ Dương Văn San còn thất lạc.
– Nội dung Hội nghị:
+ Giới thiệu về tài liệu “Dương tộc kỷ sử” đang lưu hành hiện nay.
+ Báo cáo kết quả tìm hiểu tư liệu lịch sử Họ Dương ở làng Dương Phạm từ ngày 05/04/2016 đến nay.
+ Tài liệu chữ Hán (còn lại tại các gia đình và chi họ) liên quan đến “Dương tộc kỷ sử” và “Gia phả Họ Lý – Họ Dương” cụ San đã sử dụng để biên soạn các tài liệu đang lưu hành.
+ Gia phả các chi họ viết dựa theo tài liệu của cụ San (Tên gia phả và người lưu giữ gia phả).
+ Đánh giá về tài liệu “Gia phả Họ Lý – Họ Dương” sao chụp ngày 03 – 04/04/2016, liên hệ với các tài liệu khác.
+ Đề xuất hướng nghiên cứu “Dương tộc kỷ sử”.
+ Giới thiệu bản tường trình của các nhân chứng,…
Rất nhiều bà con trực tiếp mang tài liệu chữ Hán của gia đình mình đến để HĐHDVN sao chụp lại
– Kết quả Hội nghị:
+ Hội đồng Họ Dương Việt Nam đã nhận được 22 phiếu ý kiến từ bà con, 100% các phiếu ý kiến này đều xác nhận tài liệu “Dương tộc kỷ sử” cổ của cụ Dương Văn San là có thật, là khách quan, được “sao lục” và sử dụng để viết Phả các họ Dương từ xưa (gần nhất là Gia phả viết từ thời Tự Đức).
+ Có 3 người trực tiếp mang tài liệu chữ Hán của gia đình mình đến Hội nghị để văn phòng HĐHDVN sao chụp làm tư liệu. Bà con Họ Dương hứa sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu về họ Dương của địa phương để cung cấp cho Hội đồng Họ Dương Việt Nam.
+ Cung cấp thông tin, địa chỉ của những cá nhân đang lưu giữ tài liệu về Họ Dương như: Ông Dương Xuân Phú (Hiện sinh sống tại Đắc Lắk) đang giữ 4 quyển sách chữ Nho về Họ Dương; Ông Dương Ngọc Chất (Kim Sơn – Ninh Bình) còn giữ 1 số tài liệu chữ Nho liên quan đến Họ Dương; Ông Dương Đình Vận (Nam Định) còn giữ tài liệu liên quan đến Dương tộc kỷ sử;….
Hội nghị thành công tốt đẹp, bà con đều phấn khởi, rất đồng tình với Hội đồng Họ Dương Việt Nam, tự hào với mảnh đất Dương Phạm – Hậu duệ của cụ Dương Công Đình, quyết tâm cùng HĐHDVN, HĐHD Nam Định tìm hiều thêm tài liệu để xây dựng Bộ sách “Lịch sử Họ Dương Việt Nam”.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị “Dương tộc kỷ sử”:
Đại biểu thắp hương tại nhà thờ họ Dương làng Dương Phạm
Ông Dương Đình Chiến – CT HĐHDVN phát biểu tại Hội nghị
Một cụ cao tuổi trong làng khẳng định mình đã nhìn thấy cuốn “Dương tộc kỷ sử” bìa màu đen
Cô Dương Thị Hải khẳng định năm 1998 đã nhìn thấy cuốn “Dương tộc kỷ sử” bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ nhưng do không biết chữ Hán nên cô chỉ sao chép phần chữ Quốc ngữ
Bà con điền thông tin mình biết về tài liệu Họ Dương vào phiếu phỏng vấn
Cụ Dương Xuân Sinh thay mặt Họ Dương làng Dương Phạm ký biên bản Hội nghị
Đôi cánh cửa do cụ Dương Công Đình – cụ Tổ của làng Dương Phạm mang từ Châu Cổ Pháp (Vũ Ninh – Kinh Bắc) về làng Dương Phạm – Ý Yên – Nam Định từ thế kỷ 15. Đôi cánh cửa này, nay là cửa cung cấm đình làng Dương Phạm, vẫn bền chắc, đẹp, là báu vật của làng Dương Phạm.
Cây Dã Hương được cụ Dương Công Đình mang từ Kinh Bắc về trồng từ đầu thế kỷ 15. Bên cây cổ thụ xum xuê có miếu thờ Thần rất linh thiêng, nay trở thành Cây Tổ Họ Dương Việt Nam
Dương Loan