Lễ giỗ Tổ Dương Thanh và kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Dương Thanh
- 24/08/2016
- Ban Thông tin truyền thông
- 2318
Ngày 16/03/2015 (tức 26 tháng Giêng năm Ất Mùi) tại Đền thờ Dương Thanh, xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã diễn ra buổi lễ giỗ tổ Dương Thanh và kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Dương Thanh (819 – 820). Về dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện, phòng VHTT&TT huyện Đô Lương, các đồng chí đại biểu Đảng ủy, HĐND, UBND và các ban ngành xã Thuận Sơn. Các đại biểu Hội đồng Họ Dương Việt Nam, các đại biểu Hội đồng Họ Dương Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh … Các đại biểu Hội đồng Họ Dương Nghệ An cùng đông đảo con cháu các Chi họ Dương ở Thuận Sơn, Yên Sơn, Thịnh Sơn, Minh Sơn … huyện Đô Lương.
Trong Đại Việt sử ký toàn thư tập I, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1993, trang 1992 viết “năm Kỷ Hợi (819), mùa đông, tháng mười, đô hộ là Lý Tượng Cổ tham bạo hà khắc, mất lòng dân chúng, tướng của Cổ là Dương Thanh là tù trưởng Man, khoảng niên hiệu khai nguyên nhà Đường, làm thứ sử Châu Hoan. Tượng Cổ vẫn kiêng dè, gọi cho làm nha tướng, đến đây sai đi đánh người Man ở Hoàng Động. Dương Thanh nhận thấy lòng người oán giận Tượng Cổ, đang đêm trở về đánh úp, chiếm được thành Tống Bình, giết Tượng Cổ. Vua Đường lại sai Quyến Trọng Vũ đánh Dương Thanh mà không thắng”.
Thượng cờ Truyền thống Họ Dương tại buổi Lễ
Sách lịch sử lớp 10 (tái bản lần thứ nhất) NXB Giáo Dục, năm 2007, trang 83 đã viết : “Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905 đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (các năm 100, 137, 144) nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba Quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178,181), tiếp tục sau đó, khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 – 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819- 820). Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân, ba quân tham gia hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian”.
Trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB KH – Hà Nội, 1992, trang 107 và Đại Việt Sử ký toàn thư quyển I, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội năm 2006 đều ghi rất rõ cuộc khởi nghĩa Dương Thanh với tinh thần ca ngợi.
Ông Dương Đình Chiến – Chủ tịch HĐHDVN phát biểu tại Lễ giỗ tổ Dương Thanh và kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Dương Thanh (819-820)
Với những ý nghĩa to lớn và sâu sắc việc tổ chức kỷ niệm khởi nghĩa Dương Thanh là tri ân với bậc tiền bối Họ Dương. Những tư tưởng và sự nghiệp của Ông sẽ hun đúc thêm cho những thế hệ nối tiếp gìn giữ, phát huy di sản tinh thần của bậc tiền nhân.
Mão Dương