Lễ kỷ niệm 500 năm ngày mất Danh thần Tiến sĩ Dương Đức Nhan

Tiến sỹ Dương Đức Nhan quê xưa xã Hà Dương, phủ Vĩnh Lại, trấn Hải Dương (nay thuộc Thôn 2 làng Hà Dương xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo TP Hải Phòng); Ông thi đậu Đệ Tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân, làm quan đến chức Hữu Thị Lang Bộ Hình, tước Dương Xuyên Hầu. Ông là tác giả của rất nhiều tập thơ, trong đó nổi tiếng nhất là tập “Tinh tuyền chư gia luật thi”.

Đoàn đại biểu Họ Dương Hải Phòng làm lễ tại đền Tiến sỹ Dương Đức Nhan

Ông thân sinh ra ái nữ Dương Thị Diệu (hiệu Từ Ý) kết duyên cùng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khi về hưu ông mở trường dạy học, hưng công xây dựng Chùa và đường xá cầu cống. Năm 1524 Năm Giáp Thân ông tạ thế và được đặc cách ký táng ngay đầu hồi phía Đông chùa Hoa Am và được lập đền thờ. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, đền thờ Tiến sỹ Dương Đức Nhan luôn là nơi gửi gắm niềm tin thiêng liêng của dân làng, là trung tâm quy tụ sự đoàn kết để tạo nên sức mạnh to lớn của cộng đồng, đền thờ không những phục vụ đời sống tâm linh của nhân dân mà còn phục vụ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến, mặc dù ở bất cứ giai đoạn nào thì đền thờ Tiến sĩ Dương Đức Nhan vẫn là niềm tự hào về vùng đất, con người, là niềm tự hào về truyền thồng văn hóa của quê hương làng Hà Dương.

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 500 ngày mất Tiến sỹ  Dương Đức Nhan

Ngày 01/ 01/ 2025 tại Khu di tích Đến thờ Danh thần Tiến sỹ Dương Đức Nhan, chùa Hoa Am làng Hà Dương, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng đã diễn ra Lễ kỷ niệm 500 năm ngày mất Danh thần Tiến sĩ Dương Đức Nhan.

Về dự Lễ kỷ niệm đại biểu thành phố có ông Dương Đức Hùng Phó giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng.

Đại biểu lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ các xã bạn Vĩnh Hưng, Vĩnh Hải, Lý Học, Cao Minh

Đại biểu xã Tiền Phong có ông Lê Đức Thuận Huyện ủy viên – Bí thư Đảng ủy, ông Vũ Thành Đạo Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy – Chủ tịch HĐND xã, ông Vũ Văn Thụ phó Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã, ông Nguyễn Văn Sơn; Chủ tịch ủy ban MTTQ xã.

Cùng các ông bà trong Ban Thường vụ Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ, cán bộ công chức xã, các ông, bà là Bí thư chi bộ trưởng thôn, hiệu trưởng các trường, Công An xã Tiền Phong.

Đại biểu Họ Dương Hải Phòng ông Dương Đức Tùng- Ủy viên HĐHD Việt Nam – Chủ tịch HĐHD Hải Phòng; Các ông PCT Hội đồng  Họ Dương, Thường trực HĐ Họ Dương Hải Phòng, các ông, bà đại diện  HĐHD các quận, huyện trong thành phố Hải Phòng.

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 500 ngày mất  Danh thần Tiến sĩ  Dương Đức Nhan

Các ông bà đại diện cho  Họ Dương huyện Vĩnh Bảo, các xã có Dòng họ Dương trong huyện, các ông bà trong Ban hành giáo, Ban hậu tự các nhà thờ, nhà chùa, các Đình, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn xã Tiền Phong và các xã bạn, các ông Bà trong Ban quản lý, ban khánh tiết Di tích Lịch sử Văn hóa Đền thờ Danh thần Tiến sĩ Dương Đức Nhan, chùa Hoa Am, Các Cụ cao liên bô lão của làng, các dòng họ trong làng, con em xa quê, du khách thập phương cùng nhân dân cùng về dự.

Ông Bùi Văn Mạnh Phó Bí thư Đảng ủy xã Tiền Phong phát biểu tại buổi Lễ kỷ nim

Tại  Lễ  kỷ niệm ông Bùi Văn Mạnh Phó Bí thư Đảng ủy; Trưởng ban quản lý di tích lịch sử văn hoá Đền thờ Danh thần Tiến sỹ Dương Đức Nhan, Trưởng ban tổ chức lễ kỷ niệm 500 năm ngày mất Danh thân Tiến sĩ  trong bài khai mạc đã nêu bật về thân thế sự nghiệp của Tiến sĩ Dương Đức Nhan:

Dương Đức Nhan là người ở xã Hà Dương, tổng Hạ Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay là làng Hà Dương, xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng), Ông là học trò của Thám hoa Lương Nhữ Học. Năm Quý Mùi (1463) đời Lê Thánh Tông, Dương Đức Nhan thi đỗ Tiến sĩ, làm quan trải đến chức Hữu Thị lang bộ Hình, tước “Dương Xuyên hầu”. Vào năm 1501 ông về trí sỹ tại quê và hưng công Hoa Am (chùa Am). Bốn chục năm sau con rể ông là Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy tên Hoa Am đặt cho làng ven sông Đuống là Hoa Am. Đến thời Thiệu Trị đổi thành Thanh Am. Đây có thể coi là làng Am thứ 19 của lục tổng khu dưới Vĩnh Bảo.

Dương Đức Nhan có công lớn đối với quê hương, nên khi ông tạ thế (03/02 niên hiệu Thống Nguyên thứ ba, 1524) thọ tám mươi ba tuổi, được dân làng đặc cách ký táng ông tại đầu hồi chùa Hoa Am, theo hướng Đông Nam cùng với chùa. Còn hình thức mai táng cũng rất đặc biệt là quan tài được đặt trong khối hộp đá có trục xoay được phần nắp trên, nhưng không thể mở ra được. Ngay sau đó đền thờ nhà khoa bảng Dương Đức Nhan được dựng bên cạnh nơi yên nghỉ của ông và sau này thôn dân nơi đây tôn ông là Phúc thần.

Ông Dương Đức Hùng – Phó giám đốc Sở Du lịch phát biểu tại lễ kỷ niệm

Phát biểu tại buổi Lễ Kỷ niệm Ông Dương Đức Hùng Phó giám đốc Sở Du lịch Hải Phòng đã nêu bật 3 công tích của Ngài tiến sỹ:

Thứ nhất: Ngài là một vị quan thanh liêm, một nhà luật học uyên bác, một nhà ngoại giao tài năng. Ngài đã tham gia biên soạn bộ Luật Hồng Đức là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, đặc biệt có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp lý hiện đại. Am hiểu sâu sắc luật pháp, lại giỏi ngoại ngữ, Ngài được cử đi sứ nhà Minh. Trong vai trò này, Ngài đã thể hiện là nhà ngoại giao tài năng, vừa giữ được quan hệ hữu hảo, vừa giữ được danh dự và vị thế quốc gia.

Thứ hai: Ngài là một nhà văn hóa xuất sắc, một nhà giáo mẫu mực. Khi ở độ tuổi 18, đôi mươi Ngài đã biên soạn thi phẩm ”Tình tuyển chư gia luật thi” giới thiệu 472 bài thơ của các thi nhân tiền bối. Có thể nói;  tác phẩm này đã thể hiện kiến thức uyên thâm của Ngài. Không chỉ là nhà văn hóa xuất sắc , Ngài còn là nhà giáo mẫu mực. Khi nghỉ hưu tại ấp Dương Xuyên Ngài đã mở trường dạy học. Học trò từ muôn nơi nghe danh tiếng thầy đến học rất đông, xuất sắc nhất là trò Nguyễn Văn Đạt chính là trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này.

Thứ ba: Ngài là người có công lớn với dân làng, do có công lao to lớn với đất nước Ngài được phong tước vị Dương Xuyên Hầu và được ban tặng thái ấp Dương Xuyên, Ngài đã hiến đất để làm đường, xây cầu, dựng chùa, mở trường học

Bà Dương Thị Hồng Đào tặng quà cho các cụ từ 80 tuổi trở lên

Tại buổi lễ kỷ niệm 500 năm ngày mất Danh thần Tiến sỹ Dương Đức Nhan, bà Dương Thị Hồng Đào Phó Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp doanh nhân Họ Dưng Hải Phòng đã tặng 65 xuất quà cho các cụ tuổi từ 80 trở lên mỗi túi quà trị giá 600 nghìn đồng  và 11 xuất quà mỗi xuất 500 nghìn đồng, tổng trị giá quà tặng  44 triệu 500 nghìn đồng.

Các đại biểu dự lễ kỷ niệm 500 ngày mất Danh thần Tiến sĩ  Dương Đức Nhan

Cuộc đời và sự nghiệp của Tiến sỹ Dương Đức Nhan là tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta học tập, đặc biệt là người dân Hải Phòng. Tám mươi ba năm cuộc đời, sáu mươi mốt năm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, người có ảnh hưởng lớn với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và sự hưng thịnh của miền đất quê hương.

Buổi lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp, bà con nhân dân vô củng phấn khởi

 

Dương Văn Đức

Ban Thông tin truyền thông
Ban Thông tin truyền thônghttp://hoduongvietnam.com.vn/

Bản tin điện tử Họ Dương Việt Nam. Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Dương Văn Mão - Phó Ban Thông tin truyền thông Hội đồng Họ Dương Việt Nam.

BẢN TIN ĐIỆN TỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
© 2005-2018 Họ Dương Việt Nam. All rights reserved

Biên tập: Văn phòng Họ Dương Việt Nam - Địa chỉ: Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Long Biên,
Khu Trung Đoàn 918, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243.526.5678 - Fax: 0243.699.3366 - Email: thongtinsukienhdvn@gmail.com