Phần thứ hai: Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong sự nghiệp khôi phục chủ quyền, xây dựng nhà nước phong kiến
- 15/10/2023
- Ban Thông tin truyền thông
- 318
Chương 1
GÓP PHẦN ĐẤU TRANH LẬT ĐỔ ÁCH THỐNG TRỊ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC, GIÀNH LẠI CHỦ QUYỀN CHO DÂN TỘC
- Họ Dương trong thời đại Lạc Hồng
Theo truyền thuyết, từ hơn hai ngàn năm trước Công nguyên, tổ tiên ta đã làm chủ vùng đất Châu Kinh, Châu Dương, dựng nên nước Xích Quỷ. Đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn. Để khẳng định vai trò chủ thể ở địa bàn do mình đứng đầu, Lộc Tục đã tự xưng vương hiệu là Kinh Dương – thủ lĩnh lớn của chủng Âu Việt, phân bố rộng khắp Châu Kinh và chủng Lạc Việt chiếm phần lớn Châu Dương.
Thời Sùng Lãm kế nghiệp, Nhà nước Xích Quỷ bị phân chia thành nhiều vùng đất. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm tướng) là tổ của Bách Việt. Một hôm, vua bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 người con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về miền Nam (có bản chép về Nam Hải), phong cho con trưởng là Hùng Vương, nối ngôi vua” 1 .Người con trưởng của Lạc Long Quân nối dõi cha ông, dựng nên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. SáchViệt sử lược chép:
“Xưa, Hoàng Đế dựng muôn nước, thấy Giao Chỉ ở xa ngoài cõi Bách Việt, không thể thống thuộc được, bèn chia giới hạn ở góc Tây Nam.
Có 15 bộ lạc là: Giao Chỉ, Việt Thường Thị, Vũ Ninh, Quận Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Dương Tuyền, Tân Xương, Bình Văn, Văn Lang, Cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Hoan, Cửu Đức đều là những miền Vũ cống không nói đến. … Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 – 682 TCN), ở bộ Gia Ninh2 , có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương. Việt Câu Tiễn (505 – 465 TCN) đã sai sứ tới dụ, Hùng Vương chống cự lại”3.
Ngay từ thuở ấy, dân tộc Việt Nam bắt đầu hiện hữu và hình thành. Họ Dương đã cùng nhiều dòng tộc khác quy tụ về Bạch Hạc – nơi có huyền thoại con chim thần
1. Ngô Sĩ Liên và các sứ thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, t.I, tr.83. 2. Nay thuộc tỉnh Phú Thọ (B.T). 3. Việt sử lược (Trần Quốc Vượng phiên dịch và chú giải), Nxb. Thuận Hóa, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, tr.17-18. 36
Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc đậu trên cây vũ trụ ở Ngã Ba Hạc, lập nên Làng Cả – Việt Trì để hội lưu Bách tộc – Bách man. Từ đó, nơi đây trở thành tâm điểm, thủ phủ của Nhà nước Văn Lang và cũng là thủ phủ của nền văn hóa thôn dã, văn hóa xóm làng. Dã sử, thần phả và tộc phả đều ghi nhận rằng, từ thuở Hồng Bàng, Họ Dương đã cùng các dòng tộc khác góp phần tạo nên lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc:
Gươm thư giúp sức gươm hùng
Điểm tô nghiệp cả con Rồng cháu Tiên
(Đoàn Thị Điểm – Nữ trung tùng phận)
Mai sau sự nghiệp hoàn thành
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng1
(Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta)
Ghi nhận những đóng góp của dòng họ từ thuở ban đầu dựng nước, đáng kể nhất là bộ sách Dương tộc Kỷ sử, còn có tên khác là Lý tộc – Dương tộc gia phả, do Dương Hữu Tự Do biên soạn vào khoảng giữa thế kỷ XVI. Nguyên bộ Tộc phả này kế thừa từ bộ Huyền phả, tương truyền do Thừa tướng Quốc công Dương Đình Tiến ghi chép vào năm Mậu Tuất (1058) dưới thời Lý Thánh Tông và Thủy tổ làng Dương Phạm (nay thuộc xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) là Dương Công Đình viết tiếp vào năm Nhâm Tý (1432). Theo Lý tộc – Dương tộc gia phả, vào đời Hùng Vương thứ nhất, dòng Họ Dương Bạch Hạc (xứ Đoài cũ, nay thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) có Thượng thượng tổ khảo Quốc công Dương Minh Tiết là viên quan lớn của triều đình, giỏi giang chính sự, chăm việc giáo dân, lấy nghề nông làm nghiệp lớn, chỉ dẫn cho dân cách xuống hạ du khai phá thủy điền để an cư lạc nghiệp, mở rộng đất đai.
1.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.3, tr.266.
Thượng thượng tổ khảo và Thượng thượng tổ tỷ Phạm Thị Vinh khi qua đời cùng được an táng dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, cạnh mộ nhà vua và các chức quan đồng triều khác.
Huyền thoại và tộc phả cũng đều nói rằng, khung cảnh thanh bình, no đủ và an vui của Nhà nước Văn Lang luôn bị đe dọa. Lạc dân thời Vua Hùng thứ 6 bắt đầu vừa chăm lo sản xuất, vừa phải rèn rũa và hoàn thiện vũ khí để phòng giữ bản làng. Nhiều cuộc xung đột ác liệt chống giặc Man, giặc Hồ Tôn, giặc Hồ Xương, giặc Mũi Đỏ, giặc Thục xuất hiện liên tục trong thần tích, thần phả và truyền thuyết.
Chiến tranh đã trở thành hiện tượng phổ biến đe dọa nghiêm trọng lợi ích chung của cộng đồng. Câu chuyện Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên vương) là một bản anh hùng ca đượm màu sắc huyền thoại phản ánh và ngợi ca cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của cư dân Văn Lang trong buổi đầu dựng nước. Theo Lý tộc – Dương tộc gia phả, Lạc tướng Dương Minh Thắng vốn dòng họ Dương Bạch Hạc, được Hùng Vương thứ 6 cử về xây dựng Kim Đồn ở bộ Vũ Ninh. Khi hay tin giặc Ân xâm lược bờ cõi đã đem binh tướng giáp công cùng Phù Đổng Thiên vương đánh đuổi. Giặc tan, Lạc tướng Dương Minh Thắng ở lại Kim Đồn, trở thành thủy tổ của dòng họ Dương Cổ Pháp trên đất Vũ Ninh.
Đến năm 473 TCN, Việt Vương Câu Tiễn diệt nước Ngô, làm chủ vùng đất suốt từ miền duyên hải Sơn Đông đến Quảng Đông. Đây là thời kỳ dân phương Nam khổ vì bị người phương Bắc quấy nhiễu không được như xưa. Năm 221 TCN, nhà Tần thành lập lại càng đẩy mạnh tham vọng lược định đất Dương Việt.
Trong bối cảnh ấy, Thục Phán – thủ lĩnh các bộ lạc của người Âu Việt trên đất Châu Kinh xưa, lùi dần xuống đất Châu Dương, tiến vào Văn Lang. Năm 208 TCN, Thục Phán sáp nhập các bộ lạc của người Lạc Việt trên đất Văn Lang với các bộ lạc của người Âu Việt, chính thức lập nên một liên minh mới mang tên Âu Lạc, xưng là An Dương Vương với ý nghĩa yên định được đất Dương của Lạc Việt, như Thủy kinh chú ghi nhận: con vua Thục đem ba vạn quân đến đánh các Lạc vương và Lạc hầu, chinh phục được các Lạc tướng xưng là An Dương Vương. Sau Nam Việt Vương là Triệu Đà đem quân đánh An Dương Vương, dựng nên nước Nam Việt.
Trong cuộc kháng chiến chống lại Nam Việt Vương Triệu Đà, theo Thần tích Ninh Vũ Đại Vương lưu tại đình làng Xuân Mai2 cho biết: Đại Tổng binh Nguyên soái Dương Viết Điển sinh tại trang Ninh Vũ2 văn võ toàn tài, được Thục Phán trọng dụng, phong làm Đại Tổng binh
1.Xưa thuộc tổng Phương Hương, huyện Mỹ Lương, phủ Quốc Oai, xứ Sơn Tây, nay là thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
2. Xưa thuộc tổng Yên Cảnh, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu, xứ Sơn Nam, nay thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Nguyên soái, tục gọi là Ninh Vũ Đại vương. Vào năm 208 TCN, sau nhiều lần tiến đánh Âu Lạc thất bại, Triệu Đà lại theo lời khuyên của Nhâm Ngao đem binh tiến đánh vào Cổ Loa lần nữa, khiến An Dương Vương bị bất ngờ phải bỏ thành rút chạy. Trong khi ngăn chặn địch quân truy đuổi, Đại Tổng binh Nguyên soái Dương Viết Điển đã anh dũng hy sinh cùng Nga Lăng công chúa – người vợ của ông.
Từ năm 137 TCN đến năm 112 TCN là thời kỳ tồn tại của Nhà nước Nam Việt, trong đó dưới thời Anh Tề (112 TCN) là thời kỳ mà Thừa tướng Lữ Gia – học trò của thầy giáo Dương Như Tồn, một người thao lược, văn võ song toàn, nắm giữ nhiều quyền bính trong triều đình. Như vậy, trong vòng hơn một thế kỷ, kể từ năm 208 TCN trở đi, trong dòng tộc tiếp tục xuất hiện và đóng góp vào lịch sử của đất nước một vị tài tướng và một nhà giáo tài danh, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của tổ tông.
2.Họ Dương trong công cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc
Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại làm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. Nhân dân Châu Giao ngoài việc phải nộp các loại thuế, nhất là thuế muối, sắt… hằng năm còn phải lên rừng, xuống biển tìm những sản vật quý để cống nạp cho nhà Hán.
Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái Thú quận Giao Chỉ, ra sức đàn áp và vơ vét của cải của nhân dân ta, khiến nhân dân ta càng thêm khổ cực, dẫn đến mâu thuẫn vô cùng gay gắt giữa nhân dân và các quan viên người Việt và chế độ thống trị hà khắc của nhà Hán. Trước tình hình đó, đã có nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân ta nhằm chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Hán. Trong đó có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa nổ ra khi Thi Sách – chồng của Trưng Trắc, bị Thái thú Tô Định giết với mục đích muốn dập tắt ý định chống đối của thủ lĩnh nhân dân ta. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: Trưng Trắc “nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu”1 ; “Thi Sách cũng là con lạc tướng, con hai nhà lạc tướng kết hôn với nhau” 2 . Sách Thủy kinh chú sớ của Lịch Đạo Nguyên viết: “Con trai lạc tướng huyện Chu Diên tên là Thi Sách, lấy con gái lạc tướng huyện Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ”; “Trắc là người can đảm, có dũng khí, cùng Thi nổi lên… Sau Hán sai phục ba tướng quân là Mã viện đem quân sang đánh…”3 . Theo sách Nại Tử xã thần miếu sự tích, thì Thi Sách là con trai lạc tướng Chu Diên Dương Thái Bình và bà Hồ Thị Nhữ. Vào tuổi trưởng thành, nghe nói: con gái lạc tướng Mê Linh là Ả Lã Nàng Đê nhan sắc kiều diễm mà chưa lấy chồng bèn nói với cha.
1, 2. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.183. 3. Thủy kinh chú sớ, Lịch Đạo Nguyên (chú), Dương Thư Kính, Hùng Hội Trinh (sớ), Nguyễn Bá Mão (dịch), Nxb. Thuận Hóa, 1999, qu.XXXVII, tr.424-425.
Dương lạc tướng bèn cho người đến hỏi và đón về. Hôm đó là ngày mồng 10 tháng Một năm Kỷ Hợi (15/12/39)1 . Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép: “Mùa xuân, tháng 2,… Thái thú Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Định giết chồng mình, mới cùng em gái là Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu. Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Châu, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng”2 . Về Thi Sách, còn nhiều ý kiến khác nhau về tên họ và sự nghiệp của ông, ví dụ như: sách Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn cho rằng Thi Sách họ Đặng là “một tù trưởng có nhiều uy tín tại bộ Giao Chỉ”.
Ngay khi cuộc khởi nghĩa được phát động, còn có nhiều cừ súy, thủ lĩnh họ Dương như Dương Bốc (Cẩm Khê – Phong Châu), Dương Công (Thiện Tài – Vũ Ninh), Dương Giã Tiên (Yên Thế – Vũ Ninh), Dương Nước và Dương Đình (Uy Viễn – Kim Động), Dương Ngọc (Kim Thành – Dương Tuyền)… tham gia hưởng ứng.
Tương truyền, trong số các tướng lĩnh kề vai sát cánh cùng chủ tướng có Tham quân Dương Quốc Trinh, người ở Đoài Ấp (xã Khả Phong, tổng Khả Phong, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, xứ Sơn Nam, nay thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) và Nguyên soái Dương Học, người làng Ngô Khê (sau thuộc tổng Ngô Khê, huyện Nam Xang, phủ Lỵ Nhân, xứ Sơn Nam, nay thuộc xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) đã đem quân giao chiến nhiều trận với giặc tại vùng Đọi Sơn (Hà Nam).
1. Xem Nại tử xã thần miếu sự tích: Sao lục ngày 6 tháng Sáu năm Bảo Đại 13 (1938).
2.Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.183.
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hầu như thế kỷ nào nhân dân cũng nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Phong trào đấu tranh chuyển dần vai trò lãnh đạo từ các quý tộc bộ lạc cũ sang các hào trưởng, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lý Bí dẫn tới việc thành lập Nhà nước Vạn Xuân.
Lý Bí (Lý Bôn) xuất thân là một Hào trưởng ở huyện Thái Bình (khu vực Hoài Đức, bao gồm cả đôi bờ sông Hồng thuộc Hà Nội). Ông là người có tài văn võ, từng làm một chức quan nhỏ của nhà Lương ở Cửu Đức (Hà Tĩnh). Bộ máy đô hộ của nhà Lương ở Giao Châu vô cùng hà khắc, tàn bạo, bóc lột, vơ vét và đàn áp nặng nề nhân dân ta, đặt ra hàng trăm thứ thuế khiến cho đời sống của nhân dân khốn khổ… Thấu hiểu đời sống thống khổ của nhân dân và bất bình với bè lũ đô hộ nhà Lương, Lý Bí bỏ về quê, tập hợp lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa. Mùa xuân, tháng 1 năm 542 cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Không đầy 3 tháng, thắng lợi liên tiếp của nghĩa quân khiến cho Tiêu Tư, kẻ đứng đầu chính quyền đô hộ phải bỏ chạy về nước. Chính quyền đô hộ tan rã, Nhà nước Vạn Xuân được thành lập.
Khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí vừa bùng nổ, Dương Khoan Khoáng – con gái của Dương Đức Minh, sinh ra tại Hồ Kỳ thuộc xã Báo Văn1 , từ nhỏ đã chuộng võ nghệ, đã cùng các hào kiệt ở địa phương gia nhập phong trào và lập nhiều chiến công lừng lẫy. Năm 544, Nhà nước Vạn Xuân ra đời, bà được cử trấn ải vùng phía Bắc.
Khi nhà Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên mang quân xâm lấn bờ cõi, bà lui về quê, đem quân cản địch khắp mặt trận và anh dũng hy sinh trong trận đánh diễn ra vào ngày 10 tháng Chín năm Bính Dần (tức ngày 18/10/546)1 .
1 .Sau thuộc tổng Yên Lạc, phủ Vĩnh Tường, trấn Sơn Tây; nay thuộc xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nửa sau thế kỷ VIII, ách cai trị của nhà Đường ngày càng suy yếu. Các Tiết độ sứ nhân cơ hội đó ra sức cát cứ để gia tăng quyền lực, tự ý trưng thu thuế má. Đô hộ An Nam là Cao Chính Bình ra sức bòn rút của cải bằng cách đánh thuế rất nặng. Nhận thấy lòng căm phẫn của nhân dân ngày một dâng cao, lợi dụng thời cơ quân lính ở Tống Bình nổi dậy, vào khoảng đời Đại Lịch (766 – 779) Phùng Hưng đã phát động khởi nghĩa chống lại chính quyền đô hộ.
Phùng Hưng là một hào trưởng ở vùng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), có nhiều uy tín đối với nhân dân trong vùng, đã cùng với em là Phùng Hải lãnh đạo khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đường. Lợi dụng địa thế thuận tiện của vùng bán sơn địa có sông Hồng, sông Tích bao quanh, có núi Ba Vì làm thế tựa, nghĩa quân đã xây dựng Đường Lâm thành căn cứ liên hoàn, khiến cho tướng nhà Đường là Cao Chính Bình nhiều lần tập trung binh lực tấn công vào căn cứ Đường Lâm nhưng đều thất bại. Năm 791, nghĩa quân đã đánh, chiếm được thành Tống Bình, giành quyền tự chủ cho đất nước.
1.Hiện nữ tướng Dương Khoan Khoáng được thờ phụng tại đình và đền thôn Báo Văn và thôn Đồng Lạc (Đồng Văn – Yên Lạc); đình thôn Hương Cốc (trước thuộc huyện Bạch Hạc, nay chuyển về thôn Trại Cốc, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc); đình thôn Đồng Cương (xã cùng tên – Yên Lạc) và đền xã Trung Nguyên – Yên Lạc
Vào thời điểm ấy, Dương Vạn, người hương Diên Uẩn, huyện Long Biên – Giao Châu, ông nội của Dương Thanh đã đem lực lượng của mình gia nhập lực lượng của Phùng Hưng và được cử giữ chức Tham tướng trong Bộ Chỉ huy. Theo ghi nhận của Tộc phả họ Dương, Phùng Hưng trị nước được 11 năm thì mất, con là Phùng An nối ngôi. Đến năm 802, Phùng An đầu hàng nhà Đường, Dương Vạn phẫn uất tự sát.
Cùng vào thời điểm ấy, theo Cổ Lễ trang Điền tổ Dương Bình Vương sắc phong phúc thần sự tích của Tiến sĩ Vũ Huy Trác, “tại nước ta vào thời Phùng Vương có hai vị tướng tên là Nguyễn Duy Lương và Dương Kế Thành, ban đầu tới chiếm một vùng hữu ngạn sông Nhị (tức sông Hồng) thuộc huyện Giao Thủy, chiêu tập dân tụ hội nhưng ở không được bao lâu lại phải rời về phía đông trang Mậu Lực huyện Đại An cư trú 1 . Hai ông đi rồi nhưng ở đó vẫn còn vài nhà thuyền chài qua lại”. Năm 679, sau khi có thêm một số Đô hộ phủ (An Bắc, Thiều Vu, An Đông), nhà Đường chuyển Giao Châu đại đô đốc phủ thành An Nam đô hộ phủ. Tới năm 866, ở An Nam mới có riêng Tiết độ sứ cai quản bởi nhà Đường cho rằng cấu trúc quan xa nha gần đã tạo ra không ít biến cố tại An Nam (năm 791, thủ lĩnh người Việt là Đỗ Anh Hàn đã đem dân Di Lão đánh đuổi quan quân mạnh mẽ đến mức viên Đô hộ An Nam Cao Chính Bình ưu phiền mà chết, bộ máy thống trị rơi vào tình cảnh suy vi; năm 802, An Nam Đô hộ phủ còn gánh chịu những đòn tấn công mạnh mẽ của Lâm Ấp vào các vùng Hoan, Ái; tiếp theo đó là cuộc tấn công của lực lượng người Việt vào La Thành dưới sự chỉ huy của Vương Quý Nguyên, Kinh lược sứ Bùi Thái bị đuổi về nước). Năm 806, khi Trương Chu làm Đô hộ An Nam phải cho đắp lại La Thành, tích lũy tới 40 gian chứa khí giới, đóng thêm 400 chiến thuyền trong suốt ba năm và nhờ đó Trương Chu mới giành lại được Hoan Ái.
1.Hai ông hiện vẫn có đền thờ ở thôn Mậu Lực, xã Yên Cường, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Đây là thời điểm Họ Dương – trong đó có Dương Thanh, cháu nội Dương Vạn vốn là Châu mục, Tù trưởng nối đời thay nhau giữ chức Thứ sử Hoan Châu, tạo thành một thế lực lớn. Đầu năm 818, một tôn thất của nhà Đường là Lý Tượng Cổ – Thứ sử Hàng Châu, được đưa sang làm Đô hộ An Nam. Cảm nhận được sự nguy hại từ Dương Thanh, Lý Tượng Cổ lập tức triệu hồi Dương Thanh, chỉ cho làm Nha tướng, sai đem 3.000 lính đi đánh dẹp người Man ở Hoàng Động.
Nhận thấy bộ máy thống trị đã nhiều phần suy yếu, chính quyền đô hộ ngày một rệu rã, nhất là dưới thời Đô hộ Lý Tượng Cổ vì tham bạo mà mất lòng dân chúng, mùa thu, tháng tám năm Kỷ Hợi (819) từ Hoàng Động, Dương Thanh đã phát động cuộc khởi nghĩa với quy mô lớn, nhanh chóng đưa lực lượng dưới quyền về thu phục La Thành, loại ngay khỏi vòng chiến đấu Lý Tượng Cổ cùng hơn 1.000 gia thuộc, bộ khúc.
Giữa tháng mười năm Kỷ Hợi, nhà Đường nhận được bản tấu của Kinh lược sứ Quảng Tây, bèn lệnh cho Thứ sử Đường Châu là Quế Trọng Võ đeo ấn An Nam Đô hộ sang chiêu dụ nhưng bị Dương Thanh cự tuyệt.
Nhận thấy nội tình Dương Thanh chia rẽ, Quế Trọng Võ bèn mang tiền của và chức vụ mua chuộc, lôi kéo các cừ súy, tù hào. Ngày 22 tháng Hai năm Canh Tý (tức ngày 4/4/820), Quế quản Quan sát sứ Bùi Hành Lập được cử thay Quế Trọng Võ. Tuy Bùi Hành Lập chết trên đường tới An Nam nhưng những chính sách lôi kéo của viên Đô hộ này và của Quế Trọng Võ thi hành trước đây bắt đầu phát huy hiệu quả khiến cho hàng loạt cừ súy, tù hào và 7.000 thổ quân rời bỏ hàng ngũ Dương Thanh.
Do lực lượng ngày càng bị hao hụt, cùng với sự bất mãn do chính sách hà khắc mà Dương Thanh thi hành ngày một tăng nên ngày 29 tháng ba năm Canh Tý (tức ngày 10/5/820), một số cừ súy, tù hào ngầm mở cửa La Thành đón quân của Quế Trọng Võ. Trước tình thế ấy, Dương Thanh mang lực lượng còn lại chạy về Tạc Khê ở Trường Châu (nay thuộc Ninh Bình) – vùng quê của tù hào Đỗ Sĩ Giao.
Từ Tạc Khê, Dương Thanh phối hợp với Hoàng Động đánh phá La Thành vào tháng Một năm Quý Mão (tháng 12/823), hợp với binh lực của Hoàn Vương ở Chiêm Thành đánh phá Lục Châu, giết chết Thứ sử Cát Duy vào năm Bính Ngọ (826).
Kể từ đây, nhà Đường mất quyền kiểm soát ở An Nam. Mãi tới năm 936, Đường Văn Tông mới đưa được Mã Thực sang làm Đô hộ theo đúng phương thức dùng văn nhã để tô điểm, chính sự trong sạch, lặng lẽ, không phiền nhiễu. Năm 843, binh lính người Việt ở La Thành đã tiến hành một cuộc quân loạn, mở đầu bằng việc đốt phá thành lầu, cướp đoạt vũ khí, đánh đuổi viên Đô hộ Vũ Hồn phải bỏ chạy khỏi An Nam về nương nhờ ở Quảng Châu. Trước tình hình nhà Đường ngày càng lâm vào tình thế suy vi, ngoài việc đem quân chiếm châu ki mi Kim Long vào năm 832, Nam Chiếu còn liên tục đưa lực lượng tràn xuống cướp phá La Thành trong suốt hai năm 862 – 863. Nhận thấy cơ hội thuận tiện, tháng Giêng năm Quý Mùi (tháng 2/863), Dương Tự Tấn đã đem binh dõng cùng đánh phá.
Dương Tự Tấn (hoặc Tiến) được Việt sử lược mô tả là một tướng của người Man đem lực lượng của mình cùng Nam Chiếu tiến đánh phủ thành, lập công lớn trong việc tiêu diệt Ngu hầu Nam Kinh Nguyên Duy Đức cùng 15 vạn quan quân ở phủ đô hộ. Theo An Nam chí lược của Lê Tắc, trong trận này chỉ có Mạc phủ là Phàn Xước mang ấn của viên Đô hộ Sái (Thái) Tập qua sông thoát. Như vậy, đây là lần thứ nhất người Họ Dương kết hợp với Nam Chiếu chấm dứt chế độ Tiết độ sứ gián tiếp, tự mình cai quản được 3 năm. Mãi tới tháng tám năm Hàm Thông thứ 6 (tháng 8/865), Kiêu vệ Tướng quân Cao Biền mới đánh thắng quân Nam Chiếu ở Gia Bình (Bắc Ninh), sau đó vào tháng 4/866 chiếm lại được La Thành. Tháng 11/866, An Nam Đô hộ phủ đổi thành Tĩnh hải quân Tiết trấn. Bắt đầu từ đây, Cao Biền trở 48 Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc thành viên Tiết độ sứ trực tiếp và thực quyền đầu tiên ở xứ Đô hộ An Nam. Ngay lập tức, Cao Biền cho đổi gọi La Thành bằng tên Tống Bình, gia cố về quy mô và tính năng phòng thủ, lập sổ hộ tịch và hộ khẩu, đưa lưu dân và binh sĩ nhà Đường vào khai khẩn, củng cố đường sá, tiến đánh và bắt tới 17 ngàn người ở vùng đất do Dương Tự Tấn trước đây cai quản, định cương giới với Nam Chiếu, đồn trú biên ải, tung tin trấn yểm long mạch ở khắp nơi, nhất là vùng đất vây quanh Tống Bình.
3.Dương Đình Nghệ chấm dứt ách đô hộ, thiết lập chính quyền tự chủ
Vào những năm đầu của thế kỷ X, chính quyền đô hộ của nhà Đường tại Giao Châu lâm vào khủng hoảng, mất khả năng quản lý do ảnh hưởng nghiêm trọng của thời kỳ Ngũ đại thập quốc đang diễn ra tại Trung Quốc.
Đền thờ Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ thế kỷ X tại Thanh Hóa- Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia
Viên Tiết độ sứ cuối cùng là Độc Cô Tổn được cử sang Giao Châu, không được bao lâu thì bị biếm chức, đày đi Hải Nam. Khúc Thừa Dụ đã nhân cơ hội đó phát động nhân dân trong vùng nổi dậy, chiếm thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ của ngoại bang, nắm giữ chức Tiết độ sứ, mở đầu cho giai đoạn người Việt giành lại quyền tự chủ của dân tộc. Sát cánh cùng cha con họ Khúc, có lực lượng hùng mạnh của Dương Đình Nghệ ở Ái Châu (Thanh Hóa).
Theo Dương tộc Kỷ sử, Cao cao thủy tổ Dương Đình Thiện sinh quán tại vùng Long Vĩ thuộc hương Diên Uẩn, huyện Long Biên, Giao Châu (nay là vùng đất của các phường Đình Bảng, Tân Hồng, Đông Ngàn, Đồng Kỵ, Châu Khê, Trang Hạ, Đồng Nguyên của thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), lấy nghề nông làm gốc, sinh được 2 con trai là Dương Đình Tín và Dương Đình Nghệ. Khi tổ qua đời, mộ được táng tại gò đất cao Long Vĩ. Cũng theo Dương tộc Kỷ sử, Cao tổ Dương Đình Nghệ sinh ngày 16 tháng Hai năm Giáp Ngọ (tức ngày 3/3/874) tại hương Diên Uẩn, từng là Thứ sử Giao Châu, bị Chu Toàn Dực điều vào Ái Châu. Vốn xuất thân từ một dòng cự tộc ở Giao Châu, sau đó Ái Châu, lại là một Nha tướng tài ba và tin cậy của Khúc Thừa Dụ nên Dương Đình Nghệ đã kịp có mặt trong cuộc công chiếm Đại La. Sau chiến thắng, ông được họ Khúc cắt cử quản lý vùng đất Ái Châu – nơi phên dậu ở phương Nam.
Tháng Chạp năm Tân Mão (tháng 1/931), Dương Đình Nghệ đem quân từ vùng Ái Châu (Thanh Hóa) tiến ra Giao Châu đánh vào trung tâm của chính quyền đô hộ ở thành Đại La. Thứ sử Lý Tiến chống cự không 50 Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc nổi phải co lại cố thủ trong thành và cầu cứu quân tiếp viện từ Quảng Châu sang. Vua Nam Hán sai Thừa chỉ Trần Bảo đem quân sang cứu nguy cho Lý Tiến nhưng quân chưa đến nơi thì thành Đại La đã bị hạ. Lý Tiến trốn chạy về Trung Quốc. Trần Bảo tập trung lực lượng vây đánh nhưng Dương Đình Nghệ đã kịp củng cố thành trì, huy động lực lượng và nhanh chóng đánh tan đoàn quân tiếp viện, giết chết Thừa chỉ Trần Bảo. Với chiến thắng này, Dương Đình Nghệ đã chấm dứt ách đô hộ của nhà Đường, thiết lập chính quyền tự chủ của người Việt. Sau khi lập nên công trạng to lớn với đất nước và dân tộc, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, tiếp tục đóng đô ở Đại La, cắt đặt các tướng lĩnh thân tín làm Thứ sử ở các vùng trọng yếu (Ngô Quyền giữ Ái Châu, Đinh Công Trứ giữ Hoan Châu, Kiều Công Tiễn giữ Phong Châu). Tháng ba năm Đinh Dậu (4/937), Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ (Dương Chính Công) bị Thứ sử Phong Châu Kiều Công Tiễn sát hại.
Kiều Công Tiễn có con trai là Kiều Công Chuẩn lấy con gái Dương Đình Nghệ là Dương Thị Thuần Mỹ (chị vợ Ngô Quyền, chị gái Dương Tam Kha). Ngoài quan hệ thông gia, Kiều Công Tiễn còn rất được yêu quý, vì theo Dương Đình Nghệ từ hồi còn ở Ái Châu, Kiều Công Tiễn lập được công khi tiến ra Giao Châu đánh đuổi Nam Hán. Sau khi được cử về Phong Châu, viên Thứ sử này nảy sinh tham vọng nên định dựa vào triều đình phương Bắc để trở thành người đứng đầu đất nước, mặc cho con trai là Kiều Công Chuẩn và cháu nội là Kiều Công Hãn phản đối.
Hay tin Dương Đình Nghệ bị sát hại, Ngô Quyền đã cùng Dương Tam Kha và các Tù hào như Đỗ Cảnh Thạc, Phạm Bạch Hổ, Lã Minh tụ về Ái Châu đồng tâm, hiệp lực tập hợp lực lượng để trừng trị kẻ phản bội. Mẫu hậu Dương Thị Thuần Mỹ sinh hạ được ba con trai là Tam Chế Kiều Công Hãn, Lệnh Công Kiều Công Thuận và con nhỏ là Kiều Công Đĩnh. Kiều Công Hãn từng theo Ngô Quyền trấn giữ Ái Châu, Kiều Công Thuận theo ông nội trấn vùng Phong Châu. Sau sự kiện đau lòng xảy ra, Mẫu hậu cùng chồng là Kiều Công Chuẩn mang Kiều Công Đĩnh chạy về Ma Khê – Hồi Hồ lánh nạn, nương nhờ thế lực của tù trưởng Ma Xuân Trường. Khi Ngô Quyền từ Ái Châu tiến đánh Đại La, Kiều Công Hãn cùng Kiều Công Thuận bí mật mang lực lượng của mình một lần nữa cậy trông vào thế lực họ Ma. Kiều Công Thuận đã xây đắp thành lũy, tự nhận là Huyện lệnh, Cương Nghị quân quản lý vùng đất Hồ Hồi (một địa bàn phủ rộng khắp các huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Hạ Hòa, Tam Nông, Cẩm Khê của phủ Lâm Thao; Bạch Hạc của phủ Tam Đới trấn Sơn Tây và Yên Lập phủ Hưng Hóa, Thanh Xuyên phủ Gia Hưng của trấn Hưng Hóa sau này) xây đắp thành Hưng Hóa tại sách Phượng Giao (sau thuộc tổng Thanh Thủy, huyện Thanh Xuyên) và thành Trương Xá (sau thuộc tổng Trương Xá, huyện Cẩm Khê). Khi tới hạ huyện Sơn Vi, thấy vùng đất trù phú giữa Phú An và Trù Mật có thể trụ vững lâu dài, Kiều Công Thuận quyết định ở lại lập ấp dựng trại.
Năm Nhâm Dần (940), Kiều Công Thuận giao lại trại ấp cho Tù trưởng Ma Xuân Trường, gửi lại Mẫu hậu để xây dựng đại quân, lập đại đồn thủy bộ Hồi Hồ, giao cho vợ là Trương Nhi đóng giữ. 52 Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc
4.Dương Tam Kha trong và sau đại thắng Bạch Đằng
Sau khi tiêu diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền cùng em vợ là Tùng Khê Dương Tam Kha và Bộ tham mưu kéo quân về cửa biển Bạch Đằng chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. Cuối tháng 12/938, binh thuyền Hoằng Tháo rời Quảng Đông, Lưu Cung đem quân tiếp viện áp sát biên giới và đóng tại trấn Hải Môn. Khi những chiếc thuyền đi đầu của quân Nam Hán vừa tiến đến vùng cửa biển Bạch Đằng thì đội khiêu chiến của Dương Tam Kha với những chiếc thuyền nhẹ bỗng xuất hiện, chiến đấu quyết liệt dồn quân địch vào lúc nước triều lên thật cao lọt vào trận địa mai phục mà tan vỡ.
Nhà bia Bình Vương tại Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Sau đại thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền rời Đại La, đưa đại quân về cố đô Cổ Loa, “bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm Hoàng hậu, định trăm quan, đặt ra triều nghi phẩm phục”. Thời điểm đó vào khoảng mùa xuân năm Kỷ Hợi (từ tháng 2 đến tháng 4/939).
Trải 6 năm cầm giữ vương triều, Ngô Quyền đã giúp cho chính thống của nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại được như lời bình của nhà sử học Lê Văn Hưu. Tuy nhiên, khoảng thời gian còn quá ngắn ngủi, vì vậy trước khi mất ông đã di chúc cho Dương Tam Kha giúp rập các con và triều đình. Ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Thân (tức ngày 9/2/944), Ngô Quyền băng hà, Dương Tam Kha lập ra triều đại Dương Bình Vương, được tôn gọi là Bột Hải Hoàng đế.
Trong suốt thời gian nhiếp chính, tuy đất nước luôn trong tình thế bất định nhưng Dương Tam Kha đã cử Nhà bia Bình Vương tại Đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định 54 Cộng đồng Họ Dương Việt Nam trong lịch sử dân tộc Dương Tế Mỹ, Dương Thiên Hòa, Nguyễn Vị Bình chăm lo việc phân chia địa giới, cắt cử quan lại cai trị ở các địa phương (năm Ất Tỵ – 945), tổ chức đắp đê ngăn lũ lụt Trường Xà qua địa phận 355 ấp (năm Bính Ngọ – 946). Nhiếp chính chưa được bao lâu, đến năm Canh Tuất (950), Dương Bình Vương bị chính các cháu của mình phế truất.
Việt sử lược cho biết vào năm ấy, Dương Bình Vương sai Xương Văn, Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đem binh về hai thôn Đường, Nguyễn ở ấp Thái Bình (Phong Châu). Khi hành quân tới đất Từ Liêm, Xương Văn lệnh cho hai nha tướng quay trở lại Cổ Loa đánh úp, bắt được Dương Bình Vương. Nhận thấy Bình Vương vốn có ơn sâu nên giáng làm Chương Dương sứ, ăn lộc ấp ở đó.
Sau khi Dương Tam Kha bị phế truất, Ngô Xương Văn lên thay, trị vì được hơn 10 năm thì xảy ra nạn 12 sứ quân – trong đó Tam Chế Kiều Công Hãn giữ Phong Châu, Lệnh Công Kiều Công Thuận giữ Hồi Hồ. Năm Bính Dần (966), Đinh Bộ Lĩnh cử Đinh Điền và Nguyễn Bặc đem quân tiến đánh Kiều Công Thuận, chiếm thành Hưng Hóa, bao vây Trương Xá và tấn công Hồi Hồ. Ngày mồng 3 tháng Giêng năm Đinh Mão (tức ngày 9/2/967), sau khi phá được vòng vây, Kiều Công Thuận cùng mấy chục kỵ binh vượt sông sang ấp Phú An định thu thập tàn binh dựng lại nghiệp, đúng vào lúc Mẫu hậu tự nhiên không bệnh mà qua đời. Sự nghiệp của anh em họ Kiều cũng chấm dứt.
Có thể nhận thấy, Bình Vương Dương Tam Kha là một vị tướng tầm cỡ và lỗi lạc, có tài cai trị và có tư duy về kinh tế, có nhiều đóng góp trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của dân tộc, đúng như Lê Tung – Dương Bang Bản đã viết trong bài thơ Quá Bình Vương cựu tranh từ (Qua ngôi đền trên đất cũ nhà Bình Vương) như sau:
“Thực thung giang khẩu thiết kỳ mưu
Trảm Hán Hoằng Tháo tuyết phụ cừu
Khu hoạch hương trang gia khẩn thổ
Kế trì tự chủ cổ hà liêu”.
Tạm dịch:
Cửa sông đóng cọc bày mưu hạ
Chém Hán Hoằng Tháo rửa hận cha
Khẩn đất chia làng nêu pháp trị
Giữ nền tự chủ có đâu xa1
Trong khoảng nửa cuối thế kỷ X, mặc dù đất nước có nhiều biến cố, song vẫn có biết bao người con ưu tú trong dòng họ vẫn tiếp tục cống hiến trí tuệ và sức lực cho công cuộc dựng nước và giữ nước.
Tiêu biểu trong những con người ưu tú đó là Dương Vân Nga – con gái của Dương Tam Kha trở thành vợ của Thứ sử Hoan Châu Đinh Bộ Lĩnh, sau đó trở thành Hoàng hậu của nhà Đinh và Tiền Lê, một người suốt đời chăm lo việc nước. Tiếp đó vào năm Tân Hợi (951), Dương Nguyệt Nương – con gái của hào tướng Dương Đình (người Đặng Xá, nay thuộc Văn Xá, Kim Bảng, Hà Nam) được gả cho Sứ quân Đinh Bộ Lĩnh. Năm Bính Dần (966), Thứ sử châu Vũ Ninh là Dương Huy – con trai của Dương Cát Lợi cùng Thứ sử Phong Châu Ngô Trì Hộ, Nha tướng Đỗ Cảnh Thạc tranh nhau tự lập, kéo về Cổ Loa gây loạn. Năm Canh Thìn (980), Đinh Điền được mẫu thân là Dương Thị Liễu khuyên dạy xóa bỏ hận thù. Năm Kỷ Sửu (989), lực lượng ly khai Dương Tiến Lộc bị Lê Đại Hành tiêu diệt. Năm Giáp Ngọ (994), Dương Thượng Mạn – người Cổ Pháp (nay là phường Tân Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) được Lê Đại Hành cử đi trị nhậm tại huyện Vĩnh Khang.
1.Trần Mạnh Thường: Các tác giả văn chương Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2015, t.1.
Tượng hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga tại Đền vua Lê ở Hoa Lư
Dựng lại khuôn diện lịch sử suốt mấy ngàn năm, kể từ thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, trải qua nhiều thế kỷ bị phong kiến phương Bắc thống trị, người Họ Dương đã hy sinh xương máu vùng lên quật khởi, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành lại độc lập, chủ quyền cho dòng giống Lạc Hồng. Dù quá khứ đã lùi xa, công tích của người xưa chỉ còn là khung nền nhưng lớp lớp con cháu trong dòng họ vẫn luôn biết noi theo những tấm gương mà các bậc tiên liệt để lại. Một thời vẻ vang và rực rỡ vào bậc nhất trong những trang sử vàng của dân tộc, của dòng họ, vì thế mà mãi mãi chói ngời.
(Còn tiếp….)