Xem thơ Đào Sư Tích – Hiểu thêm nguồn gốc Họ Dương của Quan Trạng

 

Tập “Thơ Văn Đào Sư Tích” do ông Dương Văn Vượng sưu tầm và dịch năm 2008, được lưu hành khá rộng rãi ở Nam Định, có 36 bài thơ chữ Hán của Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Đào Sư Tích, chứa đựng nhiều tâm tư của Cụ. Dưới đây là bài “Lão ngữ chư tử”, nghĩa là “Lời của người già nói với các con”, là lời Cụ dặn dò con cháu.

 

Chữ hán:

 

 

 

 

 

Phiên âm:

 

Lão ngữ chư tử

 

Dương Xá thiên thu trí Tổ phần

 

Gia cư sinh tụ khởi phi chân;

 

Cố nhân ngự tặc nhưng tồn miếu

 

Quán chỉ hồi chiêm lại hữu thần.

 

Kim trạch Tùng Khê thời dĩ cải

 

Diệc ưu thủy lạo khí canh tân

 

Tồn tâm bồi trúc duy miêu duệ

 

Dã đắc an toàn vạn cổ lân.

 

Dịch nghĩa:

 

Gìa rồi nói với các con

 

Tại đất Dương Xá (1) từ ngàn thu vẫn là nơi có phần mộ Tổ Tiên

 

Tụ hội dựng nhà ăn ở cũng đều từ đấy;

 

Người xưa chống giặc vẫn có miếu thờ,

 

Khi trở lại chiêm ngưỡng nơi quê, nhờ cậy có thần linh.

 

Tùng Khê (2) chỗ trú ngụ hiện nay thời đã đổi khác

 

Chỉ lo nỗi nước lụt làm cho khí mạch chuyển dời

 

Vậy phải lưu tâm bồi đắp, là điều mà con cháu phải làm

 

Thì mới hòng an toàn nơi xóm thôn vạn cổ.

 

(1) Dương Xá tức làng Dàng – Thiệu Hóa – Thanh Hóa.

 

(2) Tùng Khê, nay là Cổ Lễ – Trực Ninh – Nam Định.

 

Dịch thơ:

 

Dương Xá ngàn thu đó Tổ phần

 

Dựng nhà ăn ở, chớ phân vân,

 

Người xưa chống giặc còn thờ tự

 

Quê cũ thường trông có Thánh Thần.

 

Đất mới Tùng Khê thời đổi khác

 

Bởi vì nước lụt khí canh tân

 

Hậu lai bồi đắp đừng quên lãng

 

Cầu được an lành mãi vạn xuân.

 

Câu mở đầu bài thơ, Cụ căn dặn con cháu phải nhớ rằng: Mộ Tổ – chỉ mộ Dương Tam Kha, ở làng Dương Xá (tức làng Dàng) do cụ tổ trên là Dương Đình Nghệ lập nên năm 894, khi di cư từ Cổ Pháp – Vũ Ninh, về Châu Ái (Thanh Hóa). Mộ Tổ Dương Tam Kha nay ở đất làng Thành Đạt – xã Thiệu Long – Thiệu Hóa – Thanh Hóa. Đào Sư Tích viết bài thơ này sau hơn 400 năm kể từ khi Dương Tam Kha qua đời (năm 980).

 

Quan Trạng sống ở Tùng Khê (Nam Định), mỗi khi trở lại quê làng Dàng luôn tìm thấy chỗ dựa vững vàng – “Khi trở lại chiêm ngưỡng nơi quê, như cậy có thần linh”. Tùng Khê là đất do Tổ khai phá, tạo dựng từ xa xưa.

 

Cả bài thơ như bài “Chúc Thư”, Cụ Đào dặn dò con cháu luôn giữ đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên, xây dựng cuộc sống bình an.

 

Người đời sau cũng hay nhắc đến tổ tiên Họ Dương của Cụ Đào. Năm Tự Đức nguyên niên (1848), Trạng nguyên Lương Thế Vinh có bài thơ “Qúa Đào Công cựu ấp”, nghĩa là “Đến thăm làng cũ của ông Đào”, cảm khái mà viết rằng:

 

“Dương Tổ tiền niên hà bất thức

 

Chân tông mạc hứa nhất nhân tao”

 

Nghĩa:

 

Việc Dương Tổ xưa kia sao không học

 

Đừng cho một ai hay thân phận đang tại chốn nào.

 

Ở đây, tác giả nghĩ tới Dương Tam Kha: Khi bị Ngô Xương Văn cướp ngôi, ông ung dung đến vùng đất Chương Dương lập làng, khai phá đất hoang, trị thủy, hướng dẫn dân làm ăn sinh sống. Xong lại về Tùng Khê lấn biển, quai đê, chắn nước, lập năm trang Tùng Khê trù phú cho dân cùng con cháu làm ăn, được người đời ca tụng “lập công, lập đức”; và chỉ lo việc “cày bừa” mà cũng giàu có.

 

Ông “tiếc” cho Quan Trạng theo đường “Khoa hoạn, công danh”, mà chẳng học theo cách sống bình an của Tổ Dương Tam Kha! Âu đây chỉ là bài thơ cảm khái của Trạng Lương đến thăm Tùng Khê, nhớ tới đoạn đời lao lung của Quan Trạng Họ Đào!

 

Dương Văn Đảm – PCT HĐHDVN

Ban Thông tin truyền thông
Ban Thông tin truyền thônghttp://hoduongvietnam.com.vn/

Bản tin điện tử Họ Dương Việt Nam. Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Dương Văn Mão - Phó Ban Thông tin truyền thông Hội đồng Họ Dương Việt Nam.

BẢN TIN ĐIỆN TỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
© 2005-2018 Họ Dương Việt Nam. All rights reserved

Biên tập: Văn phòng Họ Dương Việt Nam - Địa chỉ: Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Long Biên,
Khu Trung Đoàn 918, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243.526.5678 - Fax: 0243.699.3366 - Email: thongtinsukienhdvn@gmail.com