Thông báo mời đăng ký viết sách lịch sử Họ Dương Việt Nam

 

HỘI ĐỒNG HỌ DƯƠNG VIỆT NAM

BCĐ SƯU TẦM & BIÊN SOẠN SÁCH

LỊCH SỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 19/TB-HĐHDVN  

“V/v Mời đăng ký viết sách

Lịch sử Họ Dương Việt Nam”

Bắc Ninh, ngày 17 tháng 06 năm 2016

 

 

THÔNG BÁO­­

 

MỜI ĐĂNG KÝ VIẾT SÁCH LỊCH SỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM

 

Kính gửi toàn thể bà con Họ Dương Việt Nam !

 

Viết sách lịch sử Dòng tộc lưu lại cho muôn đời sau là nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, nhưng lại là vinh dự lớn đối với thế hệ Họ Dương ngày nay, đòi hỏi sự hướng tâm lớn của bà con Dòng tộc, đặc biệt là những thành viên trực tiếp tham gia biên soạn bộ sách.

 

Để bộ sách “Lịch sử Họ Dương Việt Nam” kịp ra đời theo Kế hoạch số 12 ngày 03 tháng 9 năm 2015 về việc sưu tầm và biên soạn bộ sách “Lịch sử Họ Dương Việt Nam”, Hội đồng Họ Dương Việt Nam gửi thông báo này đến bà con mong thu hút được những thành viên Họ Dương giàu tâm huyết, kiến thức lịch sử phong phú tham gia vào việc biên soạn bộ sách.

 

Để có thể tham gia biên soạn, đề nghị bà con viết đề cương chi tiết cho tập sách mình dự định biên soạn, gửi về Hội đồng Họ Dương Việt nam để đăng ký, theo mẫu gợi ý sau:

 

ĐĂNG KÝ BIÊN SOẠN SÁCH LỊCH SỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM

 

ĐỀ CƯƠNG BIÊN SOẠN

 

A. Thông tin chung

 

1. Người đăng ký:

 

Họ và tên:……………………………………………Tuổi

 

Nghề nghiệp:

 

Nơi ở hiện nay:

 

Số điện thoại:

 

2. Tên sách: Nêu tên tập sách đăng ký biên soạn (chọn 1 trong 5 tập có khả năng soạn tốt nhất).

 

3. Tóm tắt nội dung sách

 

4. Thời gian hoàn thành bản thảo tính từ sau khi đề cương được thông qua (là mấy tháng, mấy năm ?)

 

B. Giới thiệu chi tiết các phần của cuốn sách (tạm gọi là mục lục)

 

1. Các phần, chương, mục và tiểu mục – đặt tên cụ thể, dự định nêu trong cuốn sách.

 

2. Tóm tắt nội dung từng phần, chương, mục và tiểu mục. Nêu tên nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử dự định nêu ở mỗi trường hợp, kể cả nội dung của phụ chú, phụ lục (nếu có).

 

Đề nghị tham khảo “Đề cương tổng quát bộ sách Lịch sử Họ Dương Việt Nam” gửi kèm theo Thông báo này khi tiến hành biên soạn đề cương chi tiết.

 

Bản đăng ký biên soạn gửi về Văn phòng HĐHDVN trước ngày 31/10/2016 theo địa chỉ:

 

Ban nghiên cứu lịch sử Họ Dương Việt Nam, Văn phòng Họ Dương Việt Nam Số 22, Lý Thái Tổ, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

 

Email: hoduongvn@gmail.com

 

Dưới đây là "Đề cương tổng quát bộ sách Lịch sử Họ Dương Việt Nam" để tham khảo:

 

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

 

BỘ SÁCH LỊCH SỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM

 

A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

 

1. Tên gọi bộ sách:

 

Bộ sách “Lịch sử Họ Dương Việt Nam” gồm 5 tập:

 

Tập 1 – Lịch sử Họ Dương Việt Nam

 

Tập 2 – Phả hệ Họ Dương Việt Nam

 

Tập 3 – Danh nhân Họ Dương Việt Nam

 

Tập 4 – Cổ tích Họ Dương Việt Nam

 

Tập 5 – Văn học Họ Dương Việt Nam

 

2. Biên soạn:

 

Tác giả là những người Họ Dương có khả năng viết sách lịch sử. Một tập sách có thể do một hay nhiều tác giả viết.

 

3. Cố vấn khoa học:

 

Nhà sử học Dương Trung Quốc

 

4. Trưởng Ban Chỉ đạo nghiên cứu và biên soạn:

 

Ông Dương Đình Chiến – Chủ tịch Hội đồng Họ Dương Việt Nam

 

5. Tài trợ biên soạn và xuất bản:

 

Ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Him Lam và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

 

6. Phương pháp viết:

 

Kết hợp lối viết sử ký, sử bình và sử biên niên. Có phụ chú (nếu cần) dưới mỗi trang viết. Phụ lục giới thiệu bảng biểu, hình ảnh cần thiết.

 

7. Thời hạn hoàn thành: Năm 2019

 

B. NỘI DUNG BỘ SÁCH LỊCH SỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM

 

Tập 1: Lịch sử Họ Dương Việt Nam. Vai trò Họ Dương trong diễn trình lịch sử dân tộc

 

* Nội dung:   

 

+ Kinh Dương Vương – Văn Lang – Âu Lạc

 

+ Bắc thuộc (Thế kỷ I – Thế kỷ X)

 

+ Bảo vệ và xây dựng nền tự chủ của dân tộc

 

+ Thời kỳ Pháp thuộc và thời đại Hồ Chí Minh

 

+ Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

 

*Dự định: Sách 500 trang, khổ 16×24 cm, in 1500 bản.

 

Chú ýỞ tập này cần kết hợp nhuần nhuyễn lối viết sử ký, sử bình và sử biên niên để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của sự kiện hay nhân vật lịch sử Họ Dương. Coi trọng phần phụ chú để làm sáng tỏ thêm sự kiện hay nhân vật qua lời chú gọn, chắc lấy từ Thần phả, Sắc phong, Bia ký hay Truyền thuyết.

 

Tập 2: Phả hệ Họ Dương Việt Nam

 

* Nội dung:

 

+ Thứ tự các đời Họ Dương, từ thủy tổ qua các đời, theo ngành, dòng, cành, chi …

 

+ Các chi họ kết nối với các đời tổ:

 

– Dương Minh Tiết

 

– Dương Minh Thắng

 

– Dương Thái Bình

 

– Dương Thanh

 

– Dương Đình Thiện

 

– Dương Đình Nghệ

 

+ Các chi họ chưa kết nối được với các cao tổ thì giới thiệu theo tỉnh, thành phố.

 

* Dự định: Sách 500 – 700 trang, khổ 16×24 cm, in 1500 bản.

 

Tập 3: Danh nhân Họ Dương Việt Nam (hay Nhân vật tiêu biểu Họ Dương Việt Nam)

 

* Nội dung:

 

a) Nhân vật tiêu biểu các lĩnh vực thời xưa:

 

– Bậc đế vương các đời

 

– Các nhà khoa bảng

 

– Danh thần, võ tướng

 

– Hậu, phi

 

– Nghĩa sỹ, nghĩa môn

 

– Thầy thuốc, thầy giáo có tiếng

 

– Con hiếu, cháu thuận, vợ chồng chung thủy

 

b) Nhân vật tiêu biểu các lĩnh vực thời nay:

 

Sỹ quan, tướng lĩnh; Nhà khoa học; Nhà hoạt động chính trị – xã hội; Doanh nhân kinh doanh giỏi, giàu tâm đức … trong các giai đoạn: Thời Pháp đô hộ; kháng chiến chống Pháp; kháng chiến chống Mỹ; xây dựng đất nước; hội nhập quốc tế.

 

* Dự định: Sách 500 trang, khổ 16 – 24 cm, in 1500 bản.

 

Chú ýVới mỗi nhân vật cần nêu rõ: Thân thế, sự nghiệp, thành tích nổi bật, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa lịch sử.

 

Tập 4: Cổ tích Họ Dương Việt Nam

 

* Nội dung:

 

– Đền miếu, Nhà thờ, Lăng tẩm …

 

– Bia đá, Thần phả, Sắc phong, Hoành phi, Câu đối.

 

– Các cổ vật khác

 

* Dự định: Sách 500 trang, khổ 16 – 24 cm, in 1500 bản.

 

Chú ýVới di tích cần nêu rõ niên đại xây dựng hay trùng tu, quy mô công trình. Với nhân vật đã hiển thần cần nêu Sắc phong tôn thần của các triều đại. Cần nhấn mạnh công với nước, phúc với dân.

 

Tập 5: Văn học Họ Dương Việt Nam

 

* Nội dung:

 

– Các tác phẩm văn học – nghệ thuật nổi tiếng của các tác giả người Họ Dương từ xưa đến nay.

 

– Những bài văn thi Đình hay của các đại khoa Họ Dương các thời trước.

 

* Dự định: Sách 500 trang, khổ 16 – 24 cm, in 1500 bản.

 

C. KẾ HOẠCH BIÊN SOẠN VÀ XUẤT BẢN

 

1. Họp Ban Biên soạn, phân công Chủ biên cho mỗi tập. Chủ biên xây dựng đề cương chi tiết cho tập sách mình phụ trách; thông qua Ban Chỉ đạo và Ban Biên soạn, rồi tiến hành viết.

 

2. Biên tập bản thảo:

 

Ban Biên tập sẽ được thành lập khi đã tập hợp được bản thảo của các tác giả, chịu trách nhiệm biên tập. Bản thảo phải được Hội đồng Họ Dương Việt Nam thông qua mới đưa in.

 

3. Xuất bản:

 

Sách in ở Nhà xuất bản lớn của Việt Nam như: Nhà xuất bản Văn học, Giáo dục, Thời đại, Bách khoa thư, Văn hóa thông tin. Số lượng in mỗi tập lần đầu là 1500 bản bìa cứng, giấy đẹp.

 

4. Kinh phí:

 

Ban Chỉ đạo và Ban Biên soạn căn cứ nội dung công việc và mức hỗ trợ tài chính của Nhà tài trợ, có kế hoạch phân bổ chi tiêu, trả nhuận bút cho tác giả kịp thời.

 

 

 

 

 

ĐẠI DIỆN BAN NGHIÊN CỨU

 

LỊCH SỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM

 

 

(Đã ký)

 

 

 

 

Dương Văn Đảm

Ban Thông tin truyền thông
Ban Thông tin truyền thônghttp://hoduongvietnam.com.vn/

Bản tin điện tử Họ Dương Việt Nam. Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Dương Văn Mão - Phó Ban Thông tin truyền thông Hội đồng Họ Dương Việt Nam.

BẢN TIN ĐIỆN TỬ HỌ DƯƠNG VIỆT NAM
© 2005-2018 Họ Dương Việt Nam. All rights reserved

Biên tập: Văn phòng Họ Dương Việt Nam - Địa chỉ: Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Long Biên,
Khu Trung Đoàn 918, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0243.526.5678 - Fax: 0243.699.3366 - Email: thongtinsukienhdvn@gmail.com